Đề thi HK2 Hóa 11 Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi Hóa 11 học kì 2 được biên soạn giúp bạn học có thêm tài liệu ôn thi, củng cố nội dung kiến thức môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 aldehyde X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đkc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5 M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. Công thức phân tử của Y là

    Gọi CTPT chung của aldehyde X và Y no, mạch hở, 2 chức là CaH2a-2O2

    \Rightarrow Đốt cháy hỗn hợp A thu được: nCO2 – nH2O = nA

    nCa(OH)2 = 0,125 mol; nCaCO3 = 0,09 mol

    TH1: Chỉ thu được 1 kết tủa CaCO3

    \Rightarrow nCO2 = nCaCO3 = 0,09 mol

    mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 \Rightarrow nH2O = 0,296 > nCO2 \Rightarrow loại

    TH2: Thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

    Bảo toàn Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,125 – 0,09 = 0,035 mol

    Bảo toàn C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = 2.0,035 + 0,09 = 0,16 mol

    mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 \Rightarrow mH2O = 2,25 gam \Rightarrow nH2O = 0,125 mol

    \Rightarrow nA = nCO2 – nH2O = 0,16 – 0,125 = 0,035 mol

    \Rightarrow số C trung bình = \frac{\;0,16\;}{0,035} = 4,57

    \Rightarrow X và Y lần lượt là C4H6O2 và C5H8O2.

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch bromine (dư) thì khối lượng bình bromine tăng 16,2 gam và thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

    Gọi số mol C2H2 và số mol H2 ban đầu là x:

    Bảo toàn khối lượng: mX = mY = mbình brom tăng + m khí thoát ra

    ⇒ 26a + 2a = 16,2 + 0,3.8.2

    ⇒ a = 0,75 mol

    Đốt X và Y tiêu tốn lượng O2 bằng nhau nên:

    C2H2 + 5/2O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CO2 + H2O

    H2 + 1/2O2 \xrightarrow{t^\circ} H2O

    ⇒ nO2 = 2,5a + 0,5a = 2,25 mol

    ⇒ V = 50,4 lít

  • Câu 3: Vận dụng

    Hỗn hợp khí X gồm propane, propene và propyne có tỉ khối so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là

    Gọi công thức chung của X có dạng C3Hx

    Khối lượng mol trung bình 

    MX = 21,2.2 = 42,4

    ⇒ 12.3 + x = 42,4 ⇒ 12.3 + x = 42,4 ⇒ x = 6,4 gam.

    Đốt cháy 0,2 mol X thu được:

    nCO2= 3.nC3H6,4 = 3.0,2 = 0,6 mol

    nH2O = 3,2.nH = 0,64 mol

    Tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là

    mCO2 + mH2O = 0,6.44 + 0,64.18 = 37,92 gam

  • Câu 4: Nhận biết

    Chất nào sau đây là ethyl alcohol?

    Ethyl alcohol là C2H5OH.

  • Câu 5: Nhận biết

    Phích nước nóng lâu ngày thường có một lớp cặn đục bám vào phía trong ruột phích. Để làm sạch có thể dùng

    Cặn ruột phích là CaCO3 và MgCO3 nên để làm sạch cần đun nóng với dung dịch giấm. 

  • Câu 6: Thông hiểu

    Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzene, styrene, toluene và hex – 1 – yne.

    Dùng dung dịch AgNO3/NH3 thấy có kết tủa vàng xuất hiện là hex – 1 – yne.

    Dùng dung dịch KMnO4 thấy mất màu ở nhiệt độ thường là styrene, mất màu khi đun nóng là toluene, không hiện tượng là benzene.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, Cu(OH)2, nước bromine. Số chất tác dụng được với ethyl alcohol (trong những điều kiện thích hợp) là 

    2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

    CH3CH2OH + CuO \xrightarrow{t^\circ} CH3CHO + Cu + H2O

    CH3CH2OH + CH3COOH \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} CH3COOC2H5 + H2O

  • Câu 8: Thông hiểu

    Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về styrene?

    Khẳng định không đúng là: "Styrene là đồng đẳng của benzene"

    Vì styrene có công thức là C8H8 mà đồng đẳng của benzene có công thức chung là CnH2n−6.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Số liên kết σ trong mỗi phân tử propene; acetylene; isoprene lần lượt là

    Propene: CH2=CH-CH3 gồm 1 liên kết π và 8 liên kết σ.

    Acetylene: CH\equivCH gồm 2 liên kết π và 3 liên kết σ.

    Isoprene: CH2=C(CH3)-CH=CH2 gồm 2 liên kết π và 12 liên kết σ.

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?

    nX = 13,8 : 92 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng:

    C7H8 + nAgNO3 + nNH3 →  C7H8-nAgn ↓ + nNH4NO3 

    0,15                    →  0,15 (mol)

    Ta có: (12.7 + 8 - n + 108n).0,15 = 45,9 

    ⇒ n = 2 (1)

    Mặt khác độ bất bão hòa của

    C_7H_8\;=\frac{2.7-8+2}2=(2)

    Từ (1) và (2) suy ra C7H8 có hai nối ba ở đầu mạch, các đồng phân thỏa mãn là:

    CH≡C-CH2-CH2-CH2-C≡CH; CH≡C-CH2-CH(CH3)-C≡CH; CH≡C-CH(CH3)2-C≡CH; CH≡C-CH(C2H5)-C≡CH

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho biết có bao nhiêu đồng phân của alcohol no, đơn chức, mạch hở từ C3 đến C5 khi tách nước chỉ tạo thành 1 alkene?

    Các đồng phân alcohol thõa mãn là:

    - C3H7OH: CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3

    - C4H9OH: CH3CH2CH2CH2OH; CH3C(OH)(CH3)CH3 và CH3CH(CH3)CH2OH.

    - C5H11OH: CH3[CH2]3CH2OH; (CH3)2CHCH2CH2OH; CH2OHCH(CH3)CH2CH3.

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử carbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxygen dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là: 

    Ta có:

    nAg:nhh = 2,6 mà hỗn hợp đều có dạng là hợp chất no, đơn chức (vì nH2O = nCO2)

    \Rightarrow 1 chất tráng gương tỉ lệ 1:2 và 1 chất tráng gương tỉ lệ 1:4

    Vậy hai chất là HCHO và HCOOH.

    Gọi số mol của HCHO và HCOOH lần lượt là x, y:

    nhh = x + y = 0,1 mol                   (1)

    nAg = 4x + 2y = 0,26 mol             (2)

    Từ (1) và (2) ta được: x = 0,03 mol; y = 0,07 mol

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm X}\;=\;\frac{0,03.30}{0,03.30\;+\;0,07.46}.100\%\;=\;21,84\%

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho 28 gam hỗn hợp A gồm phenol và ethanol tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi chất tương ứng trong A là

    Gọi số mol C2H5OH và C6H5OH lần lượt là x, y:

    ⇒ mA = 46x + 94y = 28 gam                   (1)

    C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2

    x → ½ x

    C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½ H2

    nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,2 mol                      (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = y = 0,2 mol

    \%{\mathrm m}_{\mathrm C2\mathrm H5\mathrm{OH}}\;=\;\frac{0,2.46}{28}.100\%\;=\;32,85\%

    ⇒ %mC6H5OH = 67,15%

  • Câu 14: Vận dụng

    Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp vào bình đựng nước bromine dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức phân tử của 2 alkene là:

    nalkene = 0,15 (mol)

    mbình tăng = 7,7 gam.

    Gọi công thức chung của hai alkene là CnH2n:

    mbình tăng = malkene = 7,7 gam

    \Rightarrow MCnH2n = 14n = 7,7/0,15 = 51,33

     Vì là đồng đẳng kế tiếp nên 2 alkene là C3H6 (M = 42) và C4H8 (M = 56).

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm methyl alcohol, ethyl alcohol và glycerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 17,353 lít khí CO2 (đkc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Thành phần phần trăm khối lượng của ethyl alcohol trong X là

    nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 1 mol; nCu(OH)2 = 0,3 (mol)

    Do các alcohol đều no nên khi đốt cháy ta có:

    nalcohol = nH2O – nCO2 = 1 – 0,7 = 0,3 (mol)

    Số C trung bình của các alcohol là:

    \overline{\mathrm C}=\frac{0,7}{0,3}=\frac73

    Gọi x, y, z là số mol CH3OH, C2H5OH và C3H5(OH)3, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}32\mathrm x\;+\;46\mathrm y\;+\;92\mathrm z\;=\;80\\\frac{\mathrm z}2=0,3\\\frac{\mathrm x+2\mathrm y+3\mathrm z}{\mathrm x\;+\;\mathrm y\;+\;\mathrm z\;}=\frac73\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,2\\\mathrm y\;=\;0,4\\\mathrm z\;=\;0,6\end{array}ight.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}}=\frac{0,4.46}{80}.100\%=23\%

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho 4 chất: methane, ethane, propane và n-butane. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monohalogen duy nhất là:

    Chỉ có methane, ethane cho 1 sản phẩm thế monohalogen duy nhất, 2 chất còn lại đều cho 2 sản phẩm

  • Câu 17: Vận dụng

    Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là

    X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là acid.

    Lại có MX = 60. Vậy X là acetic acid (CH3COOH).

  • Câu 18: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai aldehyde là đồng đẳng kế tiếp thu dược 8,925 lít CO2 (đkc) và 4,68 g H2O. Công thức cấu tạo của 2 aldehyde là:

    nCO­2 = 0,36 mol, nH2O = 0,26 mol.

    nCO2 > nH2O \Rightarrow X, Y là aldehyde không no có 1 liên kết đôi hoặc aldehyde đa chức.

    {\mathrm n}_\overline{\mathrm C}=\frac{0,36}{0,1}=3,6

    \mathrm n\overline{{}_{\mathrm H}}=\frac{0,26.2}{0,1}=5,2\;

    \Rightarrow C2H3CHO, C3H5CHO thỏa mãn.

  • Câu 19: Nhận biết

    Trong phòng thí nghiệm acetylene có thể được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?

    Trong phòng thí nghiệm acetylene có thể được điều chế trực tiếp từ CaC2:

    CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

  • Câu 20: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng:

    Phương trình phản ứng lần lượt là

    C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

    stiren

    C6H5CH3+ 2KMnO4 \overset{t^{o} }{ightarrow} C6H5COOK + KOH + 2MnO2+ H2O

    Toluen

    Cumen có làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng

    Benzen không phản ứng với dung dịch brom (chỉ phản ứng với brom khan khi có xúc tác bột sắt).

  • Câu 21: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm hai alkene kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một thể tích hỗn hợp X với một lượng vừa đủ khí oxygen để được một hỗn hợp Y rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được sản phẩm khí và hơi Z. Tỉ khối của Y so với Z là 744:713. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của 2 alkene là:

    Gọi công thức phân tử chung cho 2 alkene là CnH2n 

    CnH2n + 1,5nO­2 → nCO2 + nH2O

    Ta có hệ thức sau:

    \frac{n+n}{1+1,5n} =\frac{744}{713} \Leftrightarrow 1426n=744+1116n\Rightarrow n =2,4

    Vậy công thức 2 alkene là C2H4 và C3H6.

  • Câu 22: Nhận biết

    Câu nào sau đây là không đúng?

    Công thức cấu tạo thu gọn của aldehyde no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CHO 

    Trong phân tử aldehyde trên có chứa các liên kết đơn là các liên kết σ và một liên kết \mathrm\pi (-CH=O) gồm 1 liên kết σ và một liên kết \mathrm\pi.

  • Câu 23: Nhận biết

    Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức?

    Chất khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức là hợp chất phân tử có một nhánh liên kết với vòng benzene. 

    ⇒ Hợp chất thỏa mãn là: C6H5CH3.

  • Câu 24: Nhận biết

    Chọn định nghĩa đúng về alkene.

    Ứng với công thức phân tử CnH2n còn có xicloalkane.

    Có thể có mạch vòng không no, chỉ chứa 1 nối đôi trong phân tử.

    Ứng với công thức phân tử CnH2n có thể là alkene (không no) hoặc xicloalkane (no).

    Alkene là những hydrocarbon không no có công thức CnH2n (n≥2).

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho sơ đồ:

    Các chất X, Y lần lượt là :

    C3H6 tác dụng với clo xúc tác ánh sáng, 500oC thu được X, nên đây là phản ứng thế.

    Từ Y  \xrightarrow{KOH,\;H_2O,\;t^\circ} Glixerol nên đây là phản ứng thế, Y có dạng CH2Cl-CHCl-CH2Cl.

    X + Cl2 → Y nên X có dạng CH2=CH-CH2Cl.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Trong 200 ml rượu vang 12o có bao nhiêu ml ethanol nguyên chất?

    Theo bài ra ta có:

         Trong 100 ml rượu vang có 12 ml ethanol nguyên chất.

    ⇒ Trong 200 ml rượu vang có 12.2 = 24 ml ethanol nguyên chất.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho các chất có cùng công thức phân tử C7H8O sau:

    Số chất vừa phản ứng được với Na, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:

     Số chất vừa phản ứng được với Na, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là 3

  • Câu 28: Nhận biết

    Trùng hợp đivinyl được cao su buna có cấu tạo là:

    Trùng hợp đivinyl tạo ra cao buna:

    CH2=CH-CH=CH2 \xrightarrow{\mathrm{TH}} (-CH2-CH=CH-CH2-)n

  • Câu 29: Thông hiểu

    X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. Cho X tác dụng với CaCO3 thấy có bọt khí thoát ra, còn Y có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là:

    X phản ứng được với CaCO3 thì công thức cấu tạo là Carboxylic acid

    2CH2=CHCOOH + CaCO3 ightarrow (CH2CHCOO)2Ca + CO2 + H2O

    HOC-CH2-CHO + 2Ag2O \overset{t^{o} }{ightarrow} HOOCCH2COOH + 4Ag

  • Câu 30: Nhận biết

    Cả phenol và ethyl alcohol đều phản ứng được với:

  • Câu 31: Nhận biết

    Hợp chất 2,3-dimethylbutane có công thức cấu tạo là:

     

    2,3-dimethylbutane

  • Câu 32: Vận dụng

    Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 alkane là đồng đẳng kế tiếp thu được 8,6765 lít khí CO2 (đkc) và 9 gam H2O. Công thức phân tử của 2 alkane là:

    nCO2 = 8,6765:24,79 =  0,35 mol;

    nH2O = 0,5 mol

    Khi đốt cháy ankan ta có: nankan = nH2O – nCO2 = 9 : 18 = 0,15 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố C:

    nC = nCO2 = 0,35 mol

    ⇒ Số C trung bình = nC : nankan = 0,35 : 0,15 = 2,33

    Do 2 alkane là đồng đẳng kế tiếp ⇒ C2H6 và C3H8

  • Câu 33: Nhận biết

    Ethylene là hormon sinh trưởng của thực vật, có tác dụng làm cây mau già và quả mau chín. Ethylene có tên gọi khác là

    Ethylene (CH2=CH2) có tên gọi khác là ethene.

  • Câu 34: Nhận biết

    Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là

    Biogas hay khí sinh học là một hỗn hợp khí (chủ yếu là methane, chiếm hơn 60%) được sinh ra từ quá trình phân huỷ kị khí của các phụ phẩm nông nghiệp (chất thải của gia súc, gia cầm, rơm, rạ,...), rác thải hữu cơ,...

  • Câu 35: Vận dụng

    Cho 5,184 gam acid hữu cơ X đơn chức tác dụng hết với Na2CO3, thu được 6,768 gam muối của acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của X.

    Gọi công thức tổng quát của X là RCOOH.

    2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + CO2 + H2O

    x                                           → x

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

    (R + 44 + 23).x – (R + 45).x = 6,768 – 5,184

    Rx + 67x – Rx – 45x = 1,584

    ⇒ 22x = 1,584 ⇒ x = 0,072

    ⇒ MRCOOH = 5,184 : 0,072 = 72 ⇒ R = 72 – 45 = 27 (C2H3-)

    Công thức cấu tạo của X là C2H3COOH hay CH2=CH-COOH

  • Câu 36: Thông hiểu

    Khi cho propene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Markovnikov sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

     Quy tắc Markovnikov: Trong phản ứng cộng HX vào hydrocarbon không no, nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi có nhiều hydrogen hơn (bậc thấp hơn) còn nguyên tử X cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi chứa ít hydrogen hơn (bậc cao hơn).

    Vậy sản phẩm chính của phản ứng là CH3 – CHBr– CH3

  • Câu 37: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4835 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

    nH2O = 0,0195 mol; nCO2 = 0,0195 mol

    \Rightarrow nCO2 = nH2O

    Lại có X tạo kết tủa đỏ gạch khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng

    \Rightarrow X là aldehyde no, mạch hở, đơn chức.

    Vậy X là C2H5CHO

  • Câu 38: Nhận biết

    Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

    Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon

    Vậy C6H5-CH2-Cl là dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

  • Câu 39: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam ankađien X, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Br2, số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là:

    nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,2 mol

    nAnkađien = nCO2 – nH2O = 0,1 mol

    \Rightarrow nBr2 = 2.nankađien = 2.0,1 = 0,2 mol

  • Câu 40: Thông hiểu

    Trong phân tử toluene C7H8, có bao nhiêu liên kết đôi C=C?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Trong phân tử toluene C7H8, có bao nhiêu liên kết đôi C=C?

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    Công thức cấu tạo của toluene:

    Trong phân tử toluene C7H8, có 3 liên kết đôi C=C.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi HK2 Hóa 11 Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo