Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi HK2 Hóa 12 được biên soạn giúp bạn học có thêm tài liệu ôn thi, củng cố nội dung kiến thức môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 24,375 gam FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    nFeCl3 = 0,15 mol => mFe tối đa sinh ra= 0,15 . 56 = 8,4 gam > 3,92 gam

    => chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết.

    Phương trình phản ứng:

    Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2 (1)

    Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe (2)

    nFe = ncr = 3,92 : 56 = 0,07 mol

    FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe và FeCl2

    nFeCl2 = 0,15 – 0,07 = 0,08 mol

    Bảo toàn electron:

    2nZn = 3nFe+ nFeCl2 => nZn = 0,145 mol

    => m =  0,145. 65 = 9,425 gam.

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Điện phân a mol Al2O3 nóng cháy với điện cực bằng than chì. Hiệu suất điện phản là h %. Sau điện phân, tại anot thoát ra V lit khí (đktc) gồm khí (O2 và CO, trong đó phần trăm CO2 là b % về thể tích. Biểu thức liên hệ giữa a, b, V và h là:

                         Al2O3 ightarrow 2Al + 3/2O2

    mol:                a              \frac{3\mathrm a}2.\frac{\mathrm h}{100}

                       O2   +    C  ightarrow        CO

    mol:     \frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{\mathrm b}{100}                \frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{\mathrm b}{100}

                      1/2O2    +     C       ightarrow        CO

    mol:     \frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{100-\mathrm b}{100}.\frac12          \frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{100-\mathrm b}{100}.\frac12

    Ta có:

    \frac32\mathrm a.\frac{\mathrm h}{100}=\frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{\mathrm b}{100}+\frac{\mathrm V}{22,4}.\frac{100-\mathrm b}{100}.\frac12

    \Rightarrow\frac{\mathrm V}{2,4}.(100\;+\;\mathrm b)\;=\;3\mathrm{ab}

  • Câu 3: Vận dụng

    Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu:

     2NaHCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Na2CO3 + H2O + CO2

    Gọi số mol NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là y, x:

    Theo bài ra ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}106\mathrm x\;+\;8\mathrm y\;=\;\\106\mathrm x\;+\;106\frac{\mathrm y}2=\;69\end{array}ight.    \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=\frac8{53}\;\\\mathrm y\;=\;1\end{array}ight.

     Giải hệ ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm m}_{{\mathrm{NaHCO}}_3}\;=\;1.84\;=84\;\mathrm{gam}\\{\mathrm m}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{CO}}_3\;}\;=\;100\;-84\;=26\;\mathrm{gam}\end{array}ight.

    Thành phần % theo khối lượng các chất là:

    \%{\mathrm m}_{{\mathrm{NaHCO}}_3}\;=\;\frac{84}{100}.100\%=\;84\%

    \Rightarrow %mNa2CO3 = 100% - 84% = 16% 

  • Câu 4: Vận dụng

    Có hỗn hợp 2 chất rắn Mg, Al, Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu cũng cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Số gam Al2O3 trong hỗn hợp là:

    - Hỗn hợp tác dụng với NaOH chỉ có Al tạo khí:

    nH2 = 0,15 mol

    2Al + 2NaOH + 2H2O ightarrow 2NaAlO2 + 3H2

    0,1                       \leftarrow                          0,15

    - Hỗn hợp tác dụng với HCl có Mg, Al tạo khí:

    nH2 = 0,35 mol

    2Al + 6HCl ightarrow AlCl3 + 3H2

    0,1            ightarrow              0,15

    Mg + 2HCl ightarrow MgCl2 + H2

    0,2 (0,35 – 0,15)

    \Rightarrow mAl2O3 = 9 – mAl – mMg = 9 – 27.0,1 – 24.0,2 = 1,5 gam

  • Câu 5: Thông hiểu

    Có 4 lọ đựng các dung dịch không màu HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Thuốc thử nào cần dùng để nhận biết các dung dịch trên?

    - Qùi tím nhận biết tách được 4 lọ hóa chất thành hai nhóm:

    Nhóm 1: làm quỳ hóa đỏ là HCl, H2SO4.

    Nhóm 2: quỳ không đổi màu là NaCl, Na2SO4.

    - Cho BaCl2 vào lần lượt mỗi nhóm để nhận biết:

    • Nhóm 1: Dung dịch tạo kết tủa trắng, không tan với dung dịch BaCl2 là H2SO4, còn lại dung dịch không hiện tượng là HCl.

    BaCl2 + H2SO4 ightarrow BaSO4\downarrow + 2HCl

    • Nhóm 2: 
    • Dung dịch tạo kết tủa trắng, không tan với dung dịch BaCl2 là Na2SO4, còn lại không hiện tượng là NaCl:

    BaCl2 + Na2SO4  ightarrow BaSO4\downarrow + 2NaCl

  • Câu 6: Thông hiểu

    Crom(II) oxit là oxit

  • Câu 7: Nhận biết

     Ứng dụng nào của nhôm và hợp kim của nhôm không đúng? 

    Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.

  • Câu 8: Nhận biết

    Hóa học đã giúp ngành chế biến thực phẩm như thế nào?

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, đolomit. Số quặng chứa nhôm là

    Pirit: FeS2

    Thạch cao: CaSO4.nH2O

    Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O

    Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2

    Criolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF

    Boxit: Al2O3.nH2O

    Đolomit: CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân)

    \Rightarrow Quặng mica, criolit, boxit chứa nhôm

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho phát biểu sau: Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là:

    1. nạn cháy rừng.

    2. khí thải công nghiệp từ các nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải.

    3. thử vũ khí hạt nhân.

    4. quá trình phân hủy xác động vật, thực vật.

    Những phát biểu đúng

  • Câu 11: Vận dụng

    Trong môi trường axit, ion đicromat Cr2O72– oxi hóa được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M trong môi trường axit H2SO4 loãng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là

    nK2Cr2O7 = 0,0012 mol

    Phương trình ion:

     14H+ + Cr2O72- + 6Fe2+ ightarrow 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O

    Ta có:

    nFeSO4 = nFe2+ = 6.nCr2O72- = 6.nK2Cr2O7 = 6.0,0012 =  0,0072 mol

    \Rightarrow CM FeSO4 = 0,0072/0,01 = 0,72M.

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 3,36 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 108,9 gam muối khan. Giá trị của m là

     

    X \: gồm \left\{\begin{matrix} FeO \\ Fe_{2} O_{3} \\ Fe_{3}O_{4}\end{matrix}ight. + HNO_{3}→ Fe(NO_{3})_{3} + NO + H_{2}O

    Muối thu được chỉ chứa Fe(NO3)3.

    nFe(NO3)3 =108,9 : 242 = 0,45 mol

    Quy đổi hỗn hợp gồm Fe: 0,45 mol và O: x mol

    Bảo toàn electron ta có:

    0,45.3 = 2x + 0,15.3

    x = 0,45 mol

    m = mFe + mO = 0,45.56 + 0,45.16 = 32,4 gam.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên?

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí CO2 là tác nhân gây ra hiện tượng trên:

    CO2 + CaO → CaCO3

  • Câu 14: Nhận biết

    Dãy gồm các kim loại không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội là

  • Câu 15: Nhận biết

    Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

  • Câu 16: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

     Zn, Al không phải chất lưỡng tính. 

  • Câu 17: Nhận biết

    Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Cho m gam oxit sắt tác dụng với CO (t°). Chỉ có phản ứng CO khử oxit sắt, thu được 5,76 gam hỗn hợp các chất rắn và hỗn hợp hai khí gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp hai khí trên hấp thụ vào lượng nước vôi trong có dư thì thu được 4 gam kết tủa. Đem hòa tan hết 5,76 gam các chất rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng thì có khí NO thoát ra và thu được 19,36 gam một muối duy nhất. Giá trị của m và công thức của oxit sắt là

    nCO2 = nkết tủa = 0,04 mol = nCO pư

    Áp dụng định luật BTKL:

    moxit + mCO pư = mhh + mCO2

    \Rightarrow moxit = 5,76 + 44.0,04- 28.0,04 = 6,4 gam = m

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}(\mathrm{NO}3)3}\;=\;\frac{19,36}{242}\;=\;0,08\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nFe(oxit) = 0,08 mol

    \Rightarrow mO(oxit) = moxit - mFe(oxit) = 6,4 - 0,08.56 = 1,92 gam

    \Rightarrow nO(oxit) = 0,12 mol

    \Rightarrow nFe : nO = 0,08:0,12 = 2:3

    Vậy oxit sắt là Fe2O3

  • Câu 19: Nhận biết

    Đồng thau là hợp kim

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

    Giá trị của x và y lần lượt là

     Dựa vào đồ thị ta có:

    - Khi V = 150 ml thì NaOH bị trung hòa hết 

    \Rightarrow nH+ = nOH

    \Rightarrow x = 0,15 mol

    - Khi V = 750 ml thì Al(OH)3 bị hòa tan một phần:

    nH+ = nOH- + nAlO2- + 3.(nAlO2- − nAl(OH)3

    \Rightarrow nH+ = nOH- + 4nAlO2- − 3nAl(OH)3

    \Rightarrow 0,75 = 0,15 + 4y - 3.0,2 

    \Rightarrow y = 0,3 mol

  • Câu 21: Nhận biết

    Cách nhận biết khí amoniac là:

     Khí amoniac làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

  • Câu 22: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Phát biểu không đúng là kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

    Al bị thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nguội \Rightarrow Al không phản ứng và không tan.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với 0,039 mol Cl2. Giá trị của m là

    Phương trình phản ứng

    2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

    0,026  ← 0,039 (mol)

    mAl = 0,026.27 = 0,702 gam

  • Câu 24: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,

    (1) bán kính nguyên tử tăng dần.

    (2) tính kim loại tăng dần.

    (3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

    (4) nhiệt độ sôi giảm dần.

    (5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

     Các phát biểu đúng là: (1); (2); (5)

    (3) sai vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ tuy cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp.

    (4) sai vì nhiệt độ sôi các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo quy luật.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là

    X là Fe, Y là Fe3O4, Z chứa FeCl2, FeCl3:

    3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} Fe3O4

    Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

  • Câu 26: Nhận biết

    Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dung dịch FeCl3 tác dụng với kim loại nào sau đây?

     Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dung dịch FeCl3 tác dụng với Fe hoặc Cu:

    Fe + 2FeCl3 ightarrow 3FeCl2

    Cu + 2FeCl3 ightarrow 2FeCl2 + CuCl2

  • Câu 27: Nhận biết

    Ion nào sau đây tác dụng với ion Fe2+ tạo thành Fe3+ ?

     on tác dụng với ion Fe2+ tạo thành Fe3+ là Ag+

    Phương trình ion:

    Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

  • Câu 28: Vận dụng

    Đổ dung dịch chứa 6 mol KI vào dung dịch K2Cr2O7 trong axit H2SO4 đặc, dư thu được đơn chất X. Số mol của X là

    Phương trình phản ứng hóa học

    6KI + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → Cr2 (SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 +7H2O

    Đơn chất X là I2.

    nI_{2} =\frac{3.n_{KI} }{6} = 3\:  mol 

  • Câu 29: Nhận biết

    Quặng sắt nào dưới đây có thể dùng để điều chế axit sunfuric?

  • Câu 30: Vận dụng

    Hòa tan 9,14 hợp kim Cu, Mg và Al bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 gam chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là

    mrắn Y = mCu = 2,54 gam

    \Rightarrow mMg + mAl = 9,14 – 2,54 = 6,6 gam                 (1)

    Lại có mAl = 4,5.mMg                                             (2)

    Từ (1) và (2)

    \Rightarrow mAl = 5,4 gam; mMg = 1,2 gam

    \Rightarrow nAl = 0,2 mol; nMg = 0,05 mol

    Bảo toàn eletron:

    3.nAl + 2.nMg = 2.nH2

    \Rightarrow 3.0,2 + 2.0,05 = 2.nH2

    \Rightarrow nH2 = 0,35 mol

    \Rightarrow VX = 0,35.22,4 = 7,84 lít

  • Câu 31: Vận dụng

    Hoà tan hoàn toàn m gam bột Cu trong dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 20 gam chất rắn. Tính khối lượng Cu ban đầu.

    nNO = 2,24:22,4 = 0,1 mol;

    nNaOH = 0,3.0,2 = 0,06 mol

    Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được kết tủa R chỉ chứa Cu(OH)2.

    Chất rắn thu được khi nung là CuO

    ⇒ nCuO = 20:80 = 0,25 mol

    ⇒ nCu(OH)2 = nCuO = 0,25 mol.

    Theo định luật bảo toàn nguyên tố:

    nCu (ban đầu) = nCu (trong CuO) = 0,25 mol

    ⇒ mCu = 0,25.64 = 16 g

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

    AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

    Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

    Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

    Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

    Ta có dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

    Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.

  • Câu 33: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch KOH, sau phản ứng thu được V lít thoát ra. Giá trị của V ở điều kiện tiêu chuẩn là:

    nAl = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

    0,15 mol                           → 0,225 mol

    VH2 = 0,225.22,4 = 5,04 lít.

  • Câu 34: Nhận biết

    Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

     Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao (3410oC), cao nhất trong các kim loại.

  • Câu 35: Nhận biết

    Nhận xét nào sau đây không đúng

  • Câu 36: Nhận biết

    Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của khí X là

    Phương trình phản ứng nhiệt phân:

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

    X là chất khí nên là CO2.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Dung dịch để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb?

    Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch Hg(NO3)2:

    Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg↓

    Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg↓

    Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg↓

  • Câu 38: Thông hiểu

    Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

    Cu, Fe, Ag tác dụng với dung dịch B thì sau phản ứng Fe, Cu tan còn lượng Ag không đổi thì B phản ứng được với Fe và Cu nhưng không sinh thêm Ag.

    Vậy chất B là Fe(NO3)3

  • Câu 39: Thông hiểu

    Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dung dịch HNO3 loãng

     Phương trình hóa học xảy ra

    Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

    → Hiện tượng: khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng thì dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2 và khí màu nâu đỏ NO2.

  • Câu 40: Nhận biết

    Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước?

    Phèn chua làm trong nước vì trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3. Khi vào trong nước thì có phản ứng thuận nghịch:

                      Al3+ + 3H2O \leftrightharpoons Al(OH)3 + 3H+

    Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 48 lượt xem
Sắp xếp theo