Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi HK2 Hóa 12 được biên soạn giúp bạn học có thêm tài liệu ôn thi, củng cố nội dung kiến thức môn Hóa học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Cho 20 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 700 ml HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn. Tính m?

    nH2 = 0,15 mol,

    nHCl = 0,7 mol

    Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Fe và O

    Theo định luật bảo toàn nguyên tố H ta có:

    nH(HCl)= nH(H2) + nH(H2O)

    => nH(H2O) = 0,7- 0,15.2 = 0,4 mol

    => nH2O = 0,4:2 = 0,2 mol

    => nO(H2O) = nH2O = 0,2 mol

    Bảo toàn nguyên tố Fe và O ta có

    nO (X) = nO (H2O) = 0,2 mol

    => mO = 0,2. 16 = 3,2 gam

    mFe = mM - mO(H2O) = 20 - 16.0,2 = 16,8 gam

    => nFe = 0,3 mol

    Chất rắn B thu được là Fe2O3

    => nFe2O3 = 1/2nFe = 0,3 : 2 = 0,15 mol

    => mrắn =160.0,15 = 24 gam

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với 250 ml dung dịch HNO3 a mol/lít (loãng), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của a là

    Quy hỗn hợp X gồm Fe (x mol) và O (y mol)

    ⇒ 56x + 16y = 8,16 (1)

    Vì dung dịch Z hòa tan Fe sinh ra khí NO ⇒ phản ứng đầu HNO3 còn dư ⇒ thu được muối Fe (III)

    Bảo toàn electron ta có:

    3.nFe = 2.nO + 3.nNO ⇒ 3x = 2y + 3.0,06 (2)

    Từ (1), (2) giải hệ phương trình ta được

    x = 0,12; y = 0,09

    Phương trình phản ứng

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

    Bảo toàn electron:

    2.nFe = 3.nNO + nFe3+

    ⇒ 0,18 = (3.nHNO3 dư) : 4 + 0,12

    ⇒ nHNO3 dư = 0,08 mol

    nHNO3 phản ứng ban đầu = 4.nNO + 2.nO + nHNO3 dư = 0,5 mol

    CM HNO3 = 0,5 : 0,25 = 2M

  • Câu 3: Thông hiểu

    Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ

    Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng thỏa mãn các điều điện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

    • Có 2 điện cực khác nhau bản chất hóa học (Cu-Fe).
    • Tiếp xúc trực tiếp với nhau.
    • Nhúng cùng trong dung dịch chất điện ly (trong nước giếng có hòa tan chất điện ly.)

    Vậy sau một thời gian chiếc chìa khóa sẽ bị ăn mòn điện hóa.

  • Câu 4: Vận dụng

    Một loại quặng boxit có chứa 60% Al2O3 về khối lượng, được dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp. Khối lượng (tấn) nhôm sản xuất được từ 2,5 tấn quặng trên là (Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 70%)

    Khối lượng Al2O3 trong 2,5 tấn quặng là:

    mAl2O3 = 2,5.60% = 1,5 (tấn)

    Sơ đồ điều chế:

          2Al2O3 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 4Al + 3O2

    KL:  2.102          4.27

    KL:  1,5      →      m

    Do hiệu suất là 70% nên:

    \mathrm m=\frac{1,5.4.27}{2.102}.70\%\;=\;0,556\;(\mathrm{tấn})

  • Câu 5: Vận dụng

    Hòa tan Fe2(SO4)3 vào nước, thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 dư, thu được 27,96 gam kết tủa trắng. Dung dịch A có chứa

     nBaSO4 = 0,12 mol

    Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ightarrow 3BaSO4\downarrow + 2Fe(NO3)3

       0,04           \leftarrow                       0,12    ightarrow      0,08

    \Rightarrow nFe2(SO4)3 = 0,04 mol

    Vậy ta có:

    nFe3+ = 0,04.2 = 0,08 mol

    nSO42- = 0,04.3 = 0,12 mol

    mFe2(SO4)3 = 0,04.400 = 16 gam

  • Câu 6: Thông hiểu

    Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:

     Khối lượng Fe3O4 có trong 1 tấn quặng là: 

    \frac{1.81,2}{100}=0,812\;\mathrm{tấn}

    Có: nFe = 3.nFe3O4

    \;{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}\;(\mathrm{quặng})}\;=3.\;\frac{0,812}{232}.56\;=\;0,588\;\mathrm{tấn}

                                                       = 588 kg

  • Câu 7: Thông hiểu

    Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?

    - Để xử lí nước thải có chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... người ta sử dụng dung dịch kiềm, khi đó phản ứng sẽ xảy ra và hình thành các kết tủa hiđroxit của kim loại nặng, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi.

    - Lý do sử dụng Ca(OH)2 mà không sử dụng KOH hoặc NaOH vì Ca(OH)2 giá thành rẻ (mua CaO ngoài thị trường sau đó cho tác dụng với H2O thu được Ca(OH)­2), dễ sử dụng và phổ biến hơn so với KOH (NaOH).

  • Câu 8: Vận dụng

    Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M và FeSO4 0,3M với điện cực trơ và dòng điện I = 5A. Sau 60 phút, khối lượng catot tăng lên là:

    nCuSO4 = 0,1 mol, nFeSO4 = 0,06 mol

    Thứ tự điện phân: CuSO4 bị điện phân trước rồi đến FeSO4

    {\mathrm n}_{\mathrm e\;\mathrm{trao}\;\mathrm{đổi}}=\hspace{0.278em}\frac{\text{It}}{\mathrm F}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{5.3600}{96500}=0,19\hspace{0.278em}\text{mol}

    \Rightarrow ne trao đổi < 2.nCu2+

    \Rightarrow CuSO4 chưa bị  điện phân hết.

    Phản ứng điện phân:

    Cu2+ + 2e → Cu

    Lượng kim loại thoát ra ở catot là:

     \mathrm m\;=\;\frac{\mathrm{AIt}}{\mathrm{nF}}\;=\;\frac{64.5.3600}{2.96500}\;=\;5,97\;\mathrm{gam}

  • Câu 9: Nhận biết

    Phát biểu nào không đúng?

    Phương trình minh họa cho các nội dung

    3Cu + 8HNO3→ 3Cu(NO3)2+ 4H2O + 2NO

    CuO + CO \overset{t^{o} }{ightarrow}Cu + CO2

    2Cu + 2HCl + O2→ 2CuCl2+ 2H2O

    CuCl2+ H2S → CuS + 2HCl.

    Vậy phát biểu: "Đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng khí nitơ". không đúng đồng phản ứng với HNO3 sau phản ứng giải phóng khí nito oxit

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Theo quy tắc α, Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+:

    2Fe3+ + Cu ightarrow 2Fe2+ + Cu2+

  • Câu 11: Thông hiểu

    Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

    Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

  • Câu 12: Nhận biết

    Cho khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa?

    Cho khí CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 sẽ tạo kết tủa

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

  • Câu 13: Vận dụng

    Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra
    hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

    Phương trình phản ứng 

    3NaOH + AlCl3 → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H­2O

    nAlCl3 = 0,2.1 = 0,2 mol và

    nAl(OH)3 = 7,8 : 78 = 0,1 mol

    Vì nAl(OH)3 < nAlCl3 nên xảy ra 2 trường hợp kết tủa chưa tạo thành tối đa hoặc kết tủa tối đa rồi tan một phần

    Để NaOH lớn nhất thì kết tủa tạo thành tối đa rồi tan một phần

    → nNaOH = 3nAlCl3 + nAl(OH)3 bị hòa tan = 3.0,2 + (0,2 – 0,1 ) = 0,5 mol

    → VNaOH = 0,5: 2 = 0,25 lít = 250 ml

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85% Fe2O3) biết hiệu suất của quá trình là 80%.

    Phương trình hóa học 

    Fe2O3 + 3CO \overset{t^{o} }{ightarrow}2Fe + 3CO2 

    Khối lượng Fe2O3 có trong 1,2 tấn quặng hematit là:

    \frac{1,2.85}{100} = 1,02 \: (tấn)

    Theo phương trình ta có:

    Khối lượng sắt thu được (theo lý thuyết) là:

     \frac{1,02.112}{160} = 0,714 \: (tấn)

    Vì hiệu suất là 80% nên khối lượng Fe thu được thực tế là:

    \frac{0,714.80}{100} = 0,5712 \: (tấn)

    Khối lượng gang thu được là: 

    \frac{0,5712.100}{95} = 0,6 \: (tấn)

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

    Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

    3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

    Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

  • Câu 16: Nhận biết

     Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

    Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là Ca.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Hiện tượng nào sau đây đúng?

     Do có cân bằng: Cr2O72- + H2O ⇄ 2CrO42- + 2H+

                           (màu da cam)        (màu vàng)

    Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam (Cr2O72-) chuyển sang màu vàng (CrO42-). Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng (CrO42-) chuyển sang màu da cam (Cr2O72-).

  • Câu 18: Nhận biết

    Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

     Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại Sn (thiếc)

  • Câu 19: Vận dụng

    Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khôi lượng cađimi tách ra

    Phản ứng:

    Zn + CdCl2 → ZnCl2 + Cd

    Theo phương trình phản ưng:

    Cứ 1 mol Zn ( 65 gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng 47 gam

    Vậy x mol Zn → x mol Cd khối lượng tăng 3,29 gam

    ⇒ x = 3,29/47 = 0,07 mol

    mcadimi tách ra = 0,07.112 = 7,84 gam

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được biểu diễn theo đồ thị sau: 

    Thêm NaOH 1 thời gian thì mới có kết tủa nên ta có H+

    Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 0,8 mol                        (1)

    mhh =  mMg + mAl = 7,98 gam                                           (2)

    \Rightarrow nMg = 0,13; nAl = 0,18 mol

    Tại thời điểm nkết tủa = 0,24 mol thì kết tủa đang tan dần

    \Rightarrow nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2)]

    \Rightarrow 0,24 = 0,13 + [4.0,18 - (1,03 - nH+ - 2.0,13)]

    \Rightarrow nH+ = 0,16 mol

    \Rightarrow\mathrm a\;=\;\frac12.0,16+{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;0,48\;\mathrm{mol}

  • Câu 21: Thông hiểu

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên?

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí CO2 là tác nhân gây ra hiện tượng trên:

    CO2 + CaO → CaCO3

  • Câu 22: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2?

  • Câu 23: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và a mol H2. Hấp thụ từ từ 3,6a mol CO2 vào 500 ml dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

    Giá trị của m là 

    Ta có hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol nên:

    nH2 = nBa = nBaO = nBa(OH)2 ⇒ nBa(OH)2 sau p/ư = 3a mol

    Quan sát trên đồ thị ta thấy: tại thời điểm nCO2 = 3,6a mol thì nBaCO3 = 0,192 mol.

    ⇒ nBa(HCO3)2: 3a – 0,192 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nC = nCO2 = 0,192 + 2.(3a – 0,192) = 3,6a ⇒ a = 0,08 mol

    ⇒ m = mBa + mBaO + mBa(OH)2

            = 0,08.137 + 0,08.153 + 0,08.171

            = 36,88 gam

  • Câu 24: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây phản ứng được NaOH?

    Chất phản ứng được với NaOH là: Al(NO3)3, HCl, CO2

    Phương trình phản ứng liên quan

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O.

  • Câu 25: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3. Để hoà tan hết hỗn hợp X thì thể tích dung dịch HCl 2M phản ứng tối thiểu là:

    nFe = 0,2 mol; nFe2O3 = 0,03 mol

    \Rightarrow nFe2+ = 0,26 mol

    Do cần dùng tối thiểu HCl nên tạo thành Fe2+

    Bảo toàn điện tích: nCl- = 2nFe2+ = 0,52 mol

    \Rightarrow V = 0,52/2 = 0,26 lít = 260ml 

  • Câu 26: Nhận biết

    Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?

    Dãy điện hóa các kim loại

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu 

    Fe đẩy được Cu2+ không tác dụng với Mg2+, Fe2+ và K+

  • Câu 27: Vận dụng

    Tiến hành thí nghiệm cho 2,74 gam Ba vào 2 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

     nBa(OH)2 = 0,02 mol; nCuSO4 = 0,02 mol

    => nCu(OH)2 = nCu = 0,02 mol;

    nBaSO4 = nBa(OH)2 = nCuSO4 = 0,02 mol

    => mkết tủa = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 0,02.98 + 0,02.233 = 6,62 gam

  • Câu 28: Thông hiểu

    Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít hơi nước và khí hiđroclorua. Để có CO2 tinh khiết nên cho hỗn hợp khí này lần lượt qua các bình chứa:

    Cho hỗn hợp khí và hơi qua bình đựng dung dịch NaHCO3 dư, hiđroclorua bị giữ lại.

    HCl(k) + NaHCO3 (dd) ightarrow NaCl(dd) + CO2\uparrow + H2O(l)

    Tiếp tục cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc, hơi nước bị hấp thụ. Ta thu được CO2 tinh khiết.

  • Câu 29: Vận dụng

    Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

    AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

      a     →    3a    →      a

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

       a      →      a

    Nếu nNaOH = 4a thì kết tủa sẽ tan hết \Rightarrow để có kết tủa thì:

    nNaOH < 4a \Rightarrow b < 4a

    \Rightarrow a:b > 1:4

  • Câu 30: Vận dụng

    Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

    nCr2O3 = 0,1 mol

    Bảo toàn khối lượng ta có: 

    mAl = mX - mCr2O3 = 23,3 - 15,2 = 8,1 gam

    \Rightarrow nAl = 0,3 mol

    2Al + Cr2O3 ightarrow Al2O3 + 2Cr

    0,2 \leftarrow 0,1     ightarrow             0,2  

    Bảo toàn số mol electron:

    3nAl (dư) + 2nCr = 2nH2

    \Rightarrow nH2 = 0,35 mol 

    \Rightarrow V = 7,84 lít

  • Câu 31: Nhận biết

    Trong công nghiệp, gang và thép được sử dụng nhiều vì có ưu điểm là

    Trong công nghiệp, gang và thép được sử dụng nhiều vì có ưu điểm là cứng, dẻo, ít bị ăn mòn.

  • Câu 32: Vận dụng

    Hòa tan 3 gam hợp kim Cu-Ag trong dung dịch HNO3 loãng, dư tạo ra được 7,34 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Phần trăm Cu và Ag trong hợp kim lần lượt là:

    Gọi số mol của Cu và Ag là a và b (mol):

    Ta có:

    mhh = 64a + 108b = 3                  (1)

    mmuối = mCu(NO3)2 + mAgNO3

    = 188a + 170b = 7,34                   (2)

    Từ (1) và (2) ta có a = 0,03; b = 0,01

    \Rightarrow\;\%{\mathrm m}_{\mathrm{Cu}}\;=\;\frac{64.0,03}3.100\%\;=\;64\%

    \Rightarrow %mFe = 100% - 64% = 36%

  • Câu 33: Nhận biết

    Trong các axit: (1) HNO3; (2) H2SO4; (3) H2CrO4; (4) HI thì axit có tính khử mạnh nhất là

  • Câu 34: Nhận biết

    Dãy các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

     Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

  • Câu 35: Vận dụng

    Thêm 0,06 mol KOH vào dung dịch chứa 0,03 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là bao nhiêu gam?

    nKOH = 0,06 mol

    nCrCl2 = 0,03 mol

    Phương trình phản ứng

    2KOH + CrCl2 → Cr(OH)2 + 2KCl

    0,06      0,03       →   0,03

    => Phản ứng vừa đủ

    Theo phương trình phản ứng

    nCr(OH)2 = nCrCl2 = 0,03 mol

    Khi để ngoài không khí thì:

    4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

    0,03                              → 0,03

    => mkết tủa = 0,03.103 = 3,09 gam

  • Câu 36: Vận dụng cao

    Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần II phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Thành phần phần trăm về khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:

    Cr2O3 + 2Al ightarrow Al2O3 + 2Cr

       x         2x         x           2x

    3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe

        3y       2y        y           3y

    Vậy hỗn hợp sau phản ứng gồm: 

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm{Cr}}_2{\mathrm O}_3\;\mathrm{dư}:\;0,03\;-\;\mathrm x\\\mathrm{FeO}\;\mathrm{dư}:\;0,04\;-\;3\mathrm y\;\;\\\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}:\;\mathrm a\;-\;2\mathrm x\;-\;2\mathrm y\;\;\\{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3:\;\mathrm x\;+\;\mathrm y\;\\\mathrm{Cr}:\;2\mathrm x\\\;\mathrm{Fe}:\;3\mathrm y\end{array}ight.

    Vì chia Y thành 2 phần bằng nhau nên ta nhân đôi được 0,08 mol NaOH và 0,1 mol H2.

    - Tác dụng với NaOH: Vì Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc, còn NaOH loãng không được nên chỉ có Al và Al2O3 phản ứng:

    nNaOH = nAl + 2nAl2O3

    \Rightarrow a - 2x - 2y + 2(x + y) = 0,08

    \Rightarrow a = 0,08

    - Tác dụng với HCl:

    Bảo toàn e:

    3nAl + 2nFe + 2nCr = 2nH2

    \Rightarrow 3(a - 2x - 2y) + 2.2x + 2.3y = 0,2

    \Rightarrow 3a - 2x = 0,2

    Thay a = 0,08 vào được x = 0,02

    \%{m_{Cr_2O_3}}_{\;pư}\;=\frac{\;0,02}{0,03}.100\%\;=\;66,67\%

  • Câu 37: Thông hiểu

    Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt cao nhất:

    Hàm lượng %Fe trong các quặng:

    Manhetit (Fe3O4):

    \%Fe=\frac{56.3}{56.3+16.4}.100\%=72,41\%

    Hemantit đỏ (Fe2O3):

    \%Fe=\frac{56.2}{56.2+16.3}.100\%=70\%

    Pirit sắt (FeS2): 

    \%Fe=\frac{56}{56+32.2}.100\%=46,67\%

    Xederit (FeCO3)

    \%Fe=\frac{56}{56+\;12+16.3}.100\%=48,27\%

  • Câu 38: Vận dụng

    Chuẩn độ CH3COOH bằng dung dịch NaOH 0,1M. Kết quả thu được bảng sau đây:

    Lần 1Lần 2Lần 3
    VCH3COOH (ml)101010
    VNaOH (ml)12,412,212,6

    Vậy khối lượng CH3COOH có trong 1 lít dung dịch là: 

     {\overline{\mathrm V}}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;\frac{12,4\;+\;12,2\;+\;12,6}3\;12,4\;\mathrm{ml}

    Ta có: nCH3COOH = nNaOH 

    \Rightarrow 12,4.10-3 .0,1 = 1,24.10-3 mol

    mCH3COOH (1 lít) = 1,24.10-3 .60.100 = 7,44 gam

  • Câu 39: Nhận biết

    Khi nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu gì?

    Khi nhỏ vài giọt quì tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu hồng:

    (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2NH4++ 2Al3++ 4SO42- + 24H2O

  • Câu 40: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

    • Dung dịch HCl là dung dịch axit, pH < 7 \Rightarrow làm quỳ tím hóa đỏ.
    • Dung dịch kiềm NaOH có pH > 7, môi trường bazơ  \Rightarrow làm quỳ tím hóa xanh
    • Dung dịch Na2SO4, KCl có pH = 7, môi trường trung tính \Rightarrow không làm quỳ tím đổi màu.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi HK2 Hóa 12 Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo