Đề thi học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo giúp bạn học tự ôn tập, đánh giá kiến thức năng lực thông qua 40 câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Để đạt được cấu hình bền vững, nguyên tử aluminium (Z = 13) có xu hướng nhường 3 electron. Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn đúng quá trình trên?

     Sơ đồ biểu diễn đúng quá trình là Al → Al3+ + 3e.

  • Câu 2: Nhận biết

    Một nguyên tử phosphorus có 15 proton, 15 electron và 16 neutron. Điện tích hạt nhân nguyên tử này là

    Điện tích hạt nhân = + Z 

    Điện tích hạt nhân nguyên tử phosphorus là +15.

  • Câu 3: Nhận biết

    Nguyên tử nào sau đây có bán kính lớn nhất?

    Nguyên tử của các nguyên tố dều thuộc chu kì 3.

    Mà trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

    ⇒ Na có bán kính nguyên tử lớn nhất.

  • Câu 4: Nhận biết

     Tổng số orbital trong lớp M là

    Trong lớp M (n = 3), tổng số orbital là: 32 = 9 AO 

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trong tự nhiên nguyên tố hydrogen có 3 đồng vị: {}_1^1\mathrm H, {}_1^2\mathrm H, {}_1^3\mathrm H. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2 có thể được tạo thành từ các loại đồng vị trên?

    Các phân tử H2 tương ứng có thể tạo thành là:

    {}_1^1\mathrm H{}_1^1\mathrm H {}_1^2\mathrm H{}_1^2\mathrm H{}_1^3\mathrm H{}_1^3\mathrm H
    {}_1^2\mathrm H{}_1^2\mathrm H{}_1^1\mathrm H{}_1^3\mathrm H{}_1^2\mathrm H{}_1^3\mathrm H

     

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho độ âm điện các chất: Be (1,57), Al (1,61), Mg (1,31), Cl (3,16), N (3,04), H (2,2), S (2,58), O (3,44). Chất có liên kết ion là

    Hợp chất có liên kết ion là hợp chất có hiệu độ âm điện ∆\chi ≥ 1,7

    - H2S, NH3: loại vì H2S có ∆\chi = 2,58 – 2,2 = 0,38

    - BeCl2, BeS: loại vì BeCl2 có ∆\chi = 3,16 – 1,57 = 1,59 < 1,7

    - MgO, Al2O3: MgO có ∆\chi = 3,44 – 1,31 = 2,13 > 1,7 và Al2O3 có ∆\chi = 3,44 – 1,61 = 1,83 > 1,7

    - MgCl2, AlCl3 loại vì AlCl3 có ∆\chi = 3,16 – 1,61 = 1,55 < 1,7

  • Câu 7: Vận dụng

    Hình dưới đây biểu diễn vị trí tương đối thuộc chu kì nhỏ X, Y, Z, T trong bảng tuần hoàn:

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    - Từ hình ảnh ta thấy: Z thuộc chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần.

    Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.

    Như vậy:

    -  Độ âm điện Z < T < X < Y.

    - Bán kính nguyên tử: Z > T > X > Y.

    Cấu hình electron:

    Y: 1s22s22p4 ⇒ Y2-: 1s22s22p6

    Z: 1s22s22p63s23p1 ⇒ Z3+: 1s22s22p6

    ⇒ Các ion Y2- và Z3+ có cùng số electron ở lớp vỏ.

  • Câu 8: Thông hiểu

    X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của X là

    Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 4 electron

    ⇒ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p2

    ⇒ Số hiệu nguyên tử của X là: Z = P = E = 14

  • Câu 9: Thông hiểu

    Hydroxide của nguyên tố X (thuộc nhóm A) có tính base mạnh. 1 mol hydroxide này tác dụng vừa đủ với 3 mol HCl. Phương án nào sau đây dự đoán về vị trí nhóm của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là đúng?

    1 mol hydroxide này tác dụng vừa đủ với 3 mol HCl ⇒ X có hóa trị III.

  • Câu 10: Nhận biết

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?

    Oxygen (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4⇒ là phi kim với 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Neon (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6⇒ là khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

    Carbon (Z = 6) có cấu hình electron: 1s22s22p2⇒ là phi kim với 4 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhận 4 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2⇒ là kim loại với 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

  • Câu 11: Nhận biết

    Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là

    Bảng tuần hoàn hiện nay có 8 nhóm A, 8 nhóm B, trong đó nhóm VIIIB có 8 cột, nên tổng có 18 cột

  • Câu 12: Thông hiểu

    Để hình thành phân tử phosphorus trichloride (PCl3) thì mỗi nguyên tử chlorine và phosphorus đã góp chung lần lượt bao nhiêu electron hóa trị? 

    Trong phân tử phosphorus trichloride gồm 2 nguyên tố: P và Cl

    - Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrow 3 nguyên tử Cl, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron độc thân để hình thành 3 liên kết cộng hóa trị với P.

    - Nguyên tử P có 5 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrow Góp chung 3 electron độc thân để hình thành 3 liên kết cộng hóa trị

    \Rightarrow Khi đó, quanh P và Cl đều có 8 electron như khí hiếm argon.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), S (Z = 16). Dãy các oxide được sắp xếp theo chiều tăng dần tính base từ trái sang phải là 

    Nhận thấy các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), S (Z = 16) đều thuộc cùng chu kì 3.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.

    ⇒ Dãy các oxide được sắp xếp theo chiều tăng dần tính base từ trái sang phải là:

    Na2O, MgO, Al2O3, SO2.

  • Câu 14: Nhận biết

    Điện tích của proton là

    Điện tích của proton là +1,602.10-19 C.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thoát ra 0,0,7437 lít khí H2 (đkc). Phần trăm khối lượng kim loại có khối lượng mol nhỏ hơn trong hỗn hợp trên là:

    nH2 = 0,03 mol

    Gọi kí hiệu hóa học trung bình của 2 kim loại là X. Ta có phương trình hóa học:

      X + 2HCl → XCl2 + H2

    0,03       ←            0,03 mol

    \Rightarrow\;{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}\;=\frac{1,67}{0,03}=\;55,67

    2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp ⇒ hai kim loại là Ca và Sr.

    Gọi số mol của Ca, Sr lần lượt là x, y mol

    ⇒ x + y = 0,03                    (1)

    mhh = 40x + 87y = 1,67      (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,02; y = 0,01

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Ca}}=\;\frac{0,02\;.\;40}{1,67}.\;100\%\;=\;47,9\%

  • Câu 16: Nhận biết

    Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

    Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

    - Trong một chu kì; độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường tăng dần, năng lượng ion hóa tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

    - Trong một nhóm; độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần, năng lượng ion hóa giảm dần, bán kính nguyên tử tăng.

    \Rightarrow Tính chất không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là số khối.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Các nguyên tố fluorine, chlorine và iodine được xếp vào cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn vì

    Các nguyên tố fluorine, chlorine và iodine được xếp vào cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn vì chúng có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 18: Nhận biết

    Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là

     \triangle\mathrm\chi = \left|3,44-2,2ight|=1,24

    Ta có 0,1< 1,24 < 1,7

    \Rightarrow Liên kết cộng hóa trị phân cực.

  • Câu 19: Vận dụng

    Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tố X, Y lần lượt là

    - Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s
    \Rightarrow Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p64s1 \Rightarrow Y là kim loại.

    - X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p theo bài ra thì X kém Y 3 electron
    \Rightarrow Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p5 \Rightarrow X là phi kim.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?

    Ta có:

    Cl2: Liên kết giữa Cl với Cl là liên kết cộng hóa trị không cực.

    HCl: liên kết giữa H với Cl là liên kết cộng hóa trị có cực.

    NaCl: liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.

    \Rightarrow Độ phân cực của các liên kết trong phân tử: Cl2 < HCl < NaCl

  • Câu 21: Nhận biết

    Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là

    Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là orbital nguyên tử.

  • Câu 22: Vận dụng

    Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • Xét nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s1

    ⇒ Cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s1.

    Số thứ tự nguyên tố = số electron = 11.

    A có 3 lớp electron ⇒ A thuộc chu kì 3.

    A có 1 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3s ⇒ A thuộc nhóm IA ⇒ A là kim loại.

    • Xét nguyên tố M có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p1

    ⇒ Cấu hình electron của M là 1s12s22p63s23p1

    ⇒ Số thự tự nguyên tố = số electron = 13.

    M có 3 lớp electron ⇒ M thuộc chu kì 3.

    M có 3 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p ⇒ M thuộc nhóm IIIA ⇒ M là kim loại.

    • Xét nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5

    Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p5

    Số thứ tự nguyên tố = số electron = 17.

    X có 3 lớp electron ⇒ X thuộc chu kì 3.

    X có 7 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p ⇒ X thuộc nhóm VIIA ⇒ X là phi kim. 

  • Câu 23: Vận dụng

    Cation R2+ có tổng số hạt electron, neutron và proton bằng 80. Trong nguyên tử R có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của R là

    Theo bài ra ta có:

    Cation R2+ có tổng số hạt electron, neutron và proton bằng 80:

    ⇒ p + n + e – 2 = 80 ⇒ 2p + n = 82 (do số p = số e)                 (1)

    Trong nguyên tử R hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt:

    ⇒ p + e – n = 22 ⇒ 2p – n = 22                                                 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có:  

    p = 26, n = 30

    ⇒ Số khối của R là A = 26 + 30 = 56.

  • Câu 24: Vận dụng

    Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị của X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Hỏi nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu? 

    Các loại hạt trong X1 bằng nhau:

    ⇒ pX1 = eX1 = nX1 = \frac{18}3 = 6

    Vì X1 và X2 là đồng vị.

    ⇒ pX1 = pX2 = 6

    Tổng số hạt trong X2 là 20

    ⇒ 2pX2 + nX2 = 20 ⇒ nX2 = 8

    ⇒ Số khối của X1 là 12, số khối của X2 là 14

    Nguyên tử khối trung bình của X là:

    \overline{\mathrm X}=\frac{12.50+14.50}{100}=13

  • Câu 25: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây là không đúng với hạt electron?

    Điện tích của electron được quy ước là −1.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

    - X thuộc chu kì 3 nên có 3 lớp electron.

    - X thuộc nhóm IIIA nên có 3 electron hóa trị.

    ⇒ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

    Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?

    Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton, cùng số hiệu nguyên tử nhưng khác số neutron.

    ⇒ (1) và (2) là đồng vị của nhau; (3) và (4) là đồng vị của nhau.

  • Câu 28: Nhận biết

    Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?

    Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu hóa học là: Giải pháp giảm thiểu tác hại của mưa acid.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Dãy gồm các nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài có cùng dạng ...ns2np5

    Dãy gồm các nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài có cùng dạng ...ns2np5 là các nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm VIIA.

    ⇒ Nguyên tử thỏa mãn: F, Br.

  • Câu 30: Vận dụng

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 4 hạt. Nhận định nào sau đây về nguyên tố Y không đúng?

    X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7 ⇒ Cấu hình electron của X là:

    1s22s22p63s23p1 ⇒ pX = eX = 13

    Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 4 hạt:

    ⇒ pY + eY = pX + eX + 4 = 13 + 13 + 4 = 30

    ⇒ pY = eY = 15

    Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p3

    Y có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ Y thuộc nhóm VA và là phi kim.

    Y có 3 lớp electron ⇒ Y thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

    Công thức hợp chất khí với hydrogen của Y là H3Y.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Ion R3+ có 10 electron. Số hiệu của R là

    Ion R3+ có 10 electron ⇒ R có 13 electron

    ⇒ Số hiệu của R là 13.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?

    Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung ⇒ Mỗi nguyên tử I đều đạt 8 electron lớp ngoài cùng.

    Nguyên tử I có 5 lớp electron.

    ⇒ Giống cấu hình khí hiếm Xe.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1; Cr: [Ar]3d54s1; Br: [Ar]3d104s24p5; F: 1s22s22p5; Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s trong các nguyên tố trên là

    Nguyên tố s là nguyên tố nhóm A mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1÷2.

    ⇒ Nguyên tố thuộc khối s: Na: [Ne]3s1

  • Câu 34: Thông hiểu

    Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?

    Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron và proton trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất. 

  • Câu 35: Thông hiểu

    Phân tử Cl2 được hình thành từ sự xen phủ nào?

    Trong phân tử Cl2: nguyên tử Cl chứa electron độc thân tại phân lớp p, liên kết được tạo thành do sự xen phủ trục giữa hai orbitan p.

  • Câu 36: Vận dụng cao

    Hợp chất M được tạo bởi cation X+ và anion Y2-. Trong đó X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6 và Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp. Xác định công thức phân tử của M.

    X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6

    \Rightarrow Cấu hình e của X: 1s22s22p63s1 (Z = 11)

    \Rightarrow X là sodium (Na)

    Gọi Y2-: AxBy2-

    Ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;5\\\mathrm x.{\mathrm Z}_{\mathrm A\;}+\;\mathrm y.{\mathrm Z}_{\mathrm B}=50-2=48\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm Z}_{\mathrm{TB}}=\frac{48}5=9,6

    \Rightarrow A, B thuộc chu kì 2 và 3 trong bảng tuần hoàn.

    \Rightarrow ZB - ZA = 8 \Rightarrow ZB = 8 + ZA.

    Suy ra:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;5\\\mathrm x.{\mathrm Z}_{\mathrm A\;}+\;\mathrm y.(8+{\mathrm Z}_{\mathrm A})=50-2=48\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm Z}_{\mathrm A}=\frac{48-8\mathrm y}5

    Lập bảng, y = 1, 2, 3, 4 \Rightarrow Nghiệm hợp lí khi y = 1; ZA = 8

    Với:

    ZA = 8 \Rightarrow A là oxygen

    ZB = 16 \Rightarrow B là sulfur

    y = 1\Rightarrow x = 4 \Rightarrow Y2- là SO42-

    Vậy M là Na2SO4.

  • Câu 37: Nhận biết

    Cho các phát biểu sau phát biểu nào là đúng khi nói về các loại liên kết?

    a, Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

    b, Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

    c, Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.

    d, Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.

     Các phát biểu đúng là: a và c.

  • Câu 38: Nhận biết

    Mô hình cấu tạo ở hình sau thuộc về nguyên tử nguyên tố nào?

    Từ mô hình nguyên tử ta thấy, nguyên tử có 11 electron ở lớp vỏ ⇒ Z = 11

    Vậy nguyên tử là sodium (Z = 11).

  • Câu 39: Vận dụng

    X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 16. Công thức và liên kết hợp chất tạo thành từ X và Y là

    Cấu hình electron nguyên tử X: [He]2s22p2

    \Rightarrow X thuộc nhóm IVA

    Cấu hình electron nguyên tử Y: [Ne] 3s23p4

    \Rightarrow X thuộc nhóm VIA

    :\mathrm X:\;+\;2\;:\overset.{\underset.{\mathrm Y}}:\;ightarrow:\overset{.\;.\;}{\mathrm Y\;}::\;\mathrm X\;::\overset{.\;.}{\mathrm Y}:

    \Rightarrow Hợp chất cộng hóa trị tạo thành từ X và Y là XY2

  • Câu 40: Thông hiểu

    Trong các hợp chất sau: CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, MgSO4, NH4Cl, số hợp chất chứa cation đa nguyên tử là

    Hợp chất chứa cation đa nguyên tử là NH4Cl (NH4+).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo