Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Hóa 12 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gồm 4 mức độ giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học một cách chính xác nhất.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử:

  • Câu 2: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 α-amino axit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y cần dùng số mol O2

     Giả sử amino axit thu được là H2NRCOOH

    X + 2HCl + H2O → 2ClH3NRCOOH

    Đặt nH2O = x mol ⇒ nHCl = 2x mol

    BTKL: mX + mHCl + mH2O = mClH3NRCOOH

    ⇒ 19,8 + 2x.36,5 + x.18 = 33,45 ⇒ x = 0,15 mol

    ⇒ nR = 0,15.2 = 0,3 mol

    ⇒ MClH3NRCOOH = 111,5⇒ R = 14 ⇒ R là -CH2-

    ⇒ A là C2H5O2N

    Y + 3H2O → 4C3H7O2N

    → Y có dạng [(C2H5O2N)4-3H2O] hay C8H14O5N4

    C8H14O5N4 + 9O2 → 8CO2 + 7H2O + 2N2

    nY = 0,1 mol → nO2 = 1,35 mol

  • Câu 4: Nhận biết

    Số nguyên tử oxi trong phân tử tyroxyl là

     CTCT tyrosin : p-HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • Câu 5: Vận dụng

    Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng?

     Tính dẻo: Al< Ag <Au

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho các tính chất sau:

    (1) Là chất rắn tinh thể không màu, vị hơi ngọt.

    (2) Nhiệt độ nóng chảy cao.

    (3) Nhiệt độ nóng chảy thấp.

    (4) Luôn luôn có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

    (5) Luôn luôn có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.

    (6) Có khả năng tham gia phản ứng este hóa.

    (7) Là hợp chất lưỡng tính.

    Có bao nhiêu tính chất của amino axit?

    - Tính chất vật lí: Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vi hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng từ 220 đến 300oC).

    - Tính chất hóa học:

    • Phân tử amino axit có nhóm COOH thể hiện tính axit và NH2 thể hiện tính bazơ nên có tính chất lưỡng tính và luôn luôn có phản ứng trùng ngưng.
    • Trong phân tử có nhóm COOH nên amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hóa.

    Vậy các tính chất của amino axit là: (1); (2); (5); (6); (7)

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho m gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 14,55 gam muối. Giá trị của m là:

     nmuối = 14,55/97 = 0,15 mol

    H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.

    nH2NCH2COOH = nmuối

    → mH2NCH2COOH = 0,15.75 = 11,25 gam.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Trung hoà dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2m gam muối sunfat. Công thức của hai amin là:

     2CnH2n+3N + H2SO4 → (CnH2n+4)2SO4

    2x mol             x mol             x mol

    Ta có: mH2SO4 = mmuối – mamin = m gam

    ⇒ 98x = m ⇒ x = m/98 ⇒ M = m : 2m/98 = 49

    ⇒ n = 2,5

    ⇒ 2 amin là: C2H7N và C3H9N.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Để khử nitrobenzen thành anilin, ta có thể dùng chất nào trong các chất sau đây?

  • Câu 10: Nhận biết

    Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.

    (b) Đipeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.

    (c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 3 liên kết peptit.

    (d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    • Đúng.
    • Sai vì từ tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
    • Sai vì trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 2 liên kết peptit.
    • Sai vì peptit phải được tạo từ α-amino axit.
  • Câu 12: Nhận biết

    Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

    Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. Vì là các polisaccarit và đisaccarit 

    => Cả 4 chất đều có phản ứng thủy phân

  • Câu 13: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc vì glucozơ có nhóm CH=O trong phân tử còn fructozơ trong môi trường kiềm nó chuyển thành glucozơ nên có phản ứng.

    \Rightarrow Không  thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

  • Câu 14: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức no, đồng phân. Khi trộn 0,2 mol hỗn hợp X với O2 vừa đủ rồi đốt cháy thu được 1,2 mol sản phẩm gồm CO2 và hơi nước. Công thức phân tử 2 este là:

    Vì hỗn hợp X gồm 2este đơn chức no, mạch hở nên ta gọi Công thức tổng quát của hỗn hợp A là CnH2nO2

    Phương trình phản ứng đốt cháy:

    CnH2nO2 + O2 → nCO2 + nH2O

    Ta có: nCO2 = nH2O = 1,2 : 2 = 0,6 mol

    → Số C = 0,6 : 0,2 = 3; số H = 0,6 . 2 : 0,2 = 6

    → Công thức của 2 este là C3H6O2.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao xảy ra phản ứng oxi hóa nhóm CH=O của glucozơ.

    C6H12O6 + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2(CHOH)4COONa + Cu2O\downarrow + H2O

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho dãy biến hóa sau: Xenlulozơ → X → Y → Z → cao su buna. X, Y, Z lần lượt là những chất nào dưới đây?

    Dãy biến hóa:

    Xenlulozo \xrightarrow{(1)} C12H22O11 (glucozo) \xrightarrow{(2)} C2H5OH \xrightarrow{(3)} CH2=CH-CH=CH2 \xrightarrow{(4)} cao su buna

    (1) (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4,\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6

    (2) C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{enzim},\;30-35^\circ\mathrm C} 2C2H5OH + CO2

    (3) 2C2H5OH \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{xt}} CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O

    (4) nCH2=CH-CH=CH2  \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{xt}}  -(-CH2-CH=CH-CH2-)n

  • Câu 17: Thông hiểu

    Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với:

     Phương trình phản ứng của anilin và phenol với Br2:

    C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2trắng + 3HBr.

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr.

  • Câu 18: Nhận biết

    Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?

  • Câu 19: Vận dụng

    Chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỷ lệ mol 1:1. X làm mất màu dung dịch brom. Vậy công thức của X là:

     Gọi CTPT của X là: CxHyOzNt

    \Rightarrow\mathrm x:\mathrm y:\mathrm z\;=\;\frac9{12}:\frac{1,75}1:\frac8{16}:\frac{3,5}{14}=\;3:7:2:1

    \Rightarrow Công thức phân tử của X là C3H7O2N

    X tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1: và X làm mất màu dung dịch nước brom

    \Rightarrow Công thức X là CH2=CH-COONH4

     

  • Câu 20: Nhận biết

    Khi nhỏ dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch abumin, hiện tượng xảy ra và giải thích đúng là:

  • Câu 21: Thông hiểu

    Chất nào sau đây không có tính khử là :

     Chất không có tính khử là Saccarozơ.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

     Độ bất bão hòa: 

    \mathrm\pi\;+\mathrmu\;=\;\frac{10.2+2-14}2\;=\;4

    Tổng C trong mạch C của 3 axit là 10 - 3 = 7

    Như vậy, sẽ có 1 axit có 1C, 1 axit có 3C và 1 axit có 3C kèm theo nối đôi trong mạch C

    Công thức 3 muối sẽ là: HCOONa, CH3CH2COONa, CH2=CHCOONa

  • Câu 23: Vận dụng

    Cho một đipeptit X có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit X (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là:

    Các đồng phân của X chỉ chứa α-amino axit nên:

    NH2–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)COOH ( ala – Ala )

    NH2–CH2–CO–NH–CH(C2H5 )COOH

    NH2–CH2–CO–NH–C(CH3)2–COOH

    NH2–CH(C2H5 )–CO–NH–CH2COOH

    NH2 – C(CH3)2–CO–NH–CH2COOH.

  • Câu 24: Vận dụng

    Cho các phản ứng sau:

    (a) X + O2 \xrightarrow{\mathrm{xt}}Y

    (b) Z + H2O \xrightarrow{\mathrm{xt}} G

    (c) Z + Y \xrightarrow{\mathrm{xt}} T

    (d) T + H2O \xrightarrow{\mathrm H^+} Y + G

    Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa; G có 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của oxi trong T là?

     Dựa vào (d) ta có thể suy đoán T là este có dạng HCOOCH=CHR
    G có 2 C ⇒ G chỉ có thể là CH3CHO và Y là HCOOH ⇒ T là HCOOCH=CH2
    ⇒ Z là C2H2 ⇒ Hoàn toàn phù hợp với (c), X là HCHO thỏa mãn
    ⇒ %m O(T) = 44,44% 

  • Câu 25: Vận dụng

    Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    {\mathrm n}_{\mathrm{gly}-\mathrm{ala}}\;=\;\frac{14,6}{15+89-18}\;=\;0,1\;\mathrm{mol}

    Gly−Ala + H2O + 2HCl → ClH3NCH2COOH + ClH3NCH(CH3)COOH

    nGly−Ala = 0,1 mol \Rightarrow nH2O = 0,1 mol, nHCl = 0,2 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = mGly – Ala + mHCl + mH2O

    = 14,6 + 18.0,1 + 0,2.36,5 = 23,7 gam

  • Câu 26: Nhận biết

    Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

    Triolein:  (C17H33COO)3C3H5

    tristearin:(C17H35COO)3C3H5

    tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

    stearic: C17​H35​COOH 

  • Câu 27: Nhận biết

    Thủy phân hỗn hợp etyl axetat và etyl fomat trong dung dich NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được

  • Câu 28: Nhận biết

    Cho các loại polime sau: tơ capron, tơ xenlulozo triaxetat, tơ nilon-6,6, tơ visco, tơ enang, tơ colirin. Số polime thuộc poliamit là

    Polime thuộc poliamit là: tơ nilon-6 (tơ capron); tơ nilon-6,6; tơ nilon-7 (tơ enang).

  • Câu 29: Thông hiểu

    Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Ala-Gly-Val có khối lượng phân tử là

  • Câu 30: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

    Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
    + R đẩy e → làm tăng mật độ electron trên N → tăng tính bazơ.
    + R hút e → làm giảm tính bazơ.
    Khả năng đẩy e của gốc C6​H5​-​< H < -CH3 nên tính bazơ của các chất tương ứng sẽ là: C6​H5​NH2​ < NH3 < CH3​NH2​.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Polime được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ tối thiểu bao nhiêu phân tử etilen?

     {\mathrm n}_{\mathrm{etilen}}\;=\;\frac{280}{28}=\;10\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow số phân tử etilen = 10.6,023.1023 = 6,023.1024

  • Câu 32: Nhận biết

    Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

     CTCT của phenylamin hay còn gọi là anilin:

  • Câu 33: Vận dụng

    Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

  • Câu 34: Nhận biết

    Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là

     Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là:

    CH2=C(CH3)-COOCH3: poli(metyl metacrylat)
  • Câu 35: Nhận biết

    α-amino axit là amino axit mà có nhóm amino gắn ở cacbon có vị trí thứ mấy?

  • Câu 36: Vận dụng

    Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?

    Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo

    (C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl

    Ta có:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Cl}}\;=\;\frac{35,5.(\mathrm n+\mathrm x)}{62,5\mathrm n\;-\;34,5\mathrm x}.100\%\;=\;66,18\%

    \Rightarrow n = 2,16x

    Vậy với x = 1 ⇒ n = 2,16 ≈ 2

  • Câu 37: Thông hiểu

    Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

    Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

    Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền.

    \Rightarrow Các chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là: (1), (3), (5)

  • Câu 38: Nhận biết

    Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:

    Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).

     Vậy tên của X là Glyxylalanin.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là

    Nhiệt độ tăng theo thứ tự Anđehit < Este < Ancol < Axit 

    Vậy đáp án đúng là: CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.

  • Câu 40: Nhận biết

    Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi:

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo