Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?

    Phân đạm là những phân chuyên cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng.

    ⇒ Phân đạm là: (NH2)2CO.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Vào năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện ra xác ướp Otzi - xác ướp tự nhiên được tìm thấy trong tuyết lạnh (có niên đại cách đây 5300 năm) trên dãy núi Alps gần biên giới giữa Áo và Italy. Việc bảo quản xác ướp này dựa trên ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phân hủy xác?

    Yếu tố ảnh hưởng là: Nhiệt độ

    Tuyết lạnh có nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ này gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật phân hủy xác ướp. Vì vậy quá trình phân huỷ xác cũng bị ức chế nên xác ướp không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

     Vật rơi từ trên cao xuống do lực hút của Trái Đất, không do áp suất khí quyển gây ra.

  • Câu 4: Nhận biết

    Ứng dụng nào sau đây không phải của của acetic acid?

    Ứng dụng không phải của của acetic acid là sản xuất phân bón.

  • Câu 5: Nhận biết

    Quá trình biến đổi hóa học là

    Quá trình biến đổi hóa học là quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 6: Vận dụng

    Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất?

    Áp dụng công thức tính số mol: \mathrm n=\frac{\mathrm m}{\mathrm M}

      O2 SO2 CuSO4 Fe2O3
    Khối lượng (m) 8 4 8 16
    Khối lượng mol (M) 32 64  160 160
    Số mol tính được (n) 0,25 0,0625 0,05 0,1

    Vậy 8 gam O2 chứa số mol nhiều nhất.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Muốn đo khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước ta cần những dụng cụ gì?

    - Dùng cân để xác định khối lượng của vật rắn không thấm nước.

    - Dùng bình chia độ để đo thể tích của vật rắn.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho hai quá trình sau:

    (1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.

    (2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.

    Kết luận đúng là:

    Quá trình (1) là quá trình biến đổi vật lí do nước chỉ biến đổi trạng thái mà không tạo thành chất mới.

    Quá trình (2) là biến đổi hóa học do thuốc tím ban đầu bị biến đổi và có tạo ra chất mới (bột màu đen và khí thoát ra).

  • Câu 9: Vận dụng

    Một khối hình hộp chữ nhật có thể tích 60 cm3, khối lượng 48 g. Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là

    Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là:

    \mathrm D=\frac{\mathrm m}{\mathrm V}=\frac{48}{60}=0,8\;(\mathrm g/\mathrm{cm}^3)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho phương trình phản ứng sau: Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O. Hệ số cân bằng của phương trình là:

    Sơ đồ phản ứng:

    Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

    Số nhóm (SO4) ở vế phải và vế trái chưa bằng nhau, ta đặt hệ số 3 trước H2SO4.

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

    Số nguyên tử H ở vế phải và vế trai chưa bằng nhau ta thêm 3 ở trước phân tử H2O

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    Phương trình phản ứng hoàn chỉnh

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

    → Hệ số cân bằng của phương trình là 1:3:1:3.

  • Câu 11: Nhận biết

    Cặp base nào sau đây không tan trong nước.

     Cặp base Cu(OH)2 và Fe(OH)3 không tan trong nước

  • Câu 12: Vận dụng

    Gió gây ra áp suất lên bất kì một bề mặt nào mà gió thổi vào. Nếu gió gây ra một áp suất 2000 Pa lên một cánh cửa có diện tích là 3,5 m2 thì áp lực tác dụng lên cánh cửa bằng bao nhiêu?

    Áp lực tác dụng lên cánh cửa là F = p.S = 2000.3,5 = 7000 N.

  • Câu 13: Nhận biết

    Điểm nào trong hình dưới đây là điểm tựa của đòn bẩy?

     Điểm tựa của đòn bẩy là điểm N.

  • Câu 14: Vận dụng

    Biết tỉ khối của khí B so với oxygen là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A.

    Tỉ khối của khí B so với oxygen là 0,5

    \Rightarrow {\mathrm d}_{\mathrm B/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm B}}{32}=0,5\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm B}=\;16

    Lại có tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm A/\mathrm B}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{\mathrm A}}=2,125\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A}=34\;

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng, thu được m gam kim loại Cu. Tính giá trị của m.

    Số mol Zn đem phản ứng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}=\frac{3,25}{65}=0,05\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

              Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    mol:  0,05        →                0,05

    Khí thu được là H2, dẫn khí H2 qua CuO:

             H2 + CuO \overset{t^{\circ} }{ightarrow} Cu + H2O

    mol: 0,05  →          0,05

    mCu = 0,05.64 = 3,2 (g)

  • Câu 16: Thông hiểu

    Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:

    Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SOxuất hiện kết tủa trắng.

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2

  • Câu 17: Nhận biết

    Thang pH thường dùng có giá trị:

    Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Tình huống nào sau đây xuất hiện mômen lực?

     Moomen lực xuất hiện khi lực làm vật quay tại một điểm cố định.

    ⇒ Cánh cửa quay quanh bản lề xuất hiện moomen lực.

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho oxide của kim loại R có hóa trị III, trong đó R chiếm 70% về khối lượng. Công thức của oxide là

    Kim loại R có hóa trị III ⇒ Gọi công thức chung của oxide là: R2O3

    R chiếm 70% về khối lượng của oxide:

    \Rightarrow\%m_R\;=\;\frac{2.\mathrm R}{2\mathrm R+16.3}.100\%=70\%

    ⇒ R = 56

    Vậy công thức oxide sắt là Fe2O3.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Có hai vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

    Ta thấy, thể tích của vật bằng nhôm lớn hơn.

    ⇒ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn ⇒ Phía đầu D được lực đẩy nâng lên nhiều hơn dẫn đến thanh CD nghiêng về phía bên trái.

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Cho dung dịch chứa 32,5 gam muối chloride của một kim loại M tác dụng với 300 mL dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức muối chloride là:

    Gọi hóa trị của kim loại M là n,

    ⇒ Muối có công thức MCln; số mol muối là a mol.

    MCln + nNaOH → M(OH)n + nNaCl

    a      →  na             a               na mol

    Ta có theo đầu bài

    Khối lượng muối là 32,5 gam nên:

    a(M + 35,5n) = 32,5 

    \Leftrightarrow\;\mathrm a\;=\;\frac{32,5}{\mathrm M\;+\;35,5\mathrm n} (1)

    Khối lượng kết tủa là 21,4 gam nên: a(M + 17n) = 21,4 (2)

    \Leftrightarrow\mathrm a\hspace{0.278em}=\frac{\;21,4}{\mathrm M\;+\;17\mathrm n} (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \hspace{0.278em}\frac{32,5}{\hspace{0.278em}\mathrm M+\hspace{0.278em}35,5\mathrm n}=\frac{21,4}{\mathrm M+17\mathrm n}

    ⇔ 32,5.(M + 17n) = 21,4(M + 35,5n)

    ⇔ 11,1M = 207,2n

    \Leftrightarrow\frac{\mathrm M}{\mathrm n}=\frac{56}3

    Vậy n = 3; M = 56 thoả mãn.

    Kim loại M là Fe, muối là FeCl3.

  • Câu 22: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của áp suất chất lỏng?

    Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.

  • Câu 23: Vận dụng

    Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol của dung dịch C.

    Trong dung dịch A:

    nurea 1 = 0,02.2 = 0,04 (mol)

    Trong dung dịch B:

    nurea 2 = 0,1.3 = 0,3 (mol)

    Số mol ure sau khi trộn là:

    nurea = 0,34 (mol)

    \Rightarrow{\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{urea}}}{\mathrm V}=\frac{0,34}{\mathrm V}=0,068 \mathrm M

  • Câu 24: Nhận biết

    Công thức hóa học của Magnesium carbonate là:

    Công thức hóa học của Magnesium carbonate là MgCO3

    MgSO4: magnesium sulfate 

    Mg(NO3)2: magnesium nitrate. 

    MgCl2: Magnesium chloride 

  • Câu 25: Thông hiểu

    Chất nào sau đây không phản ứng với zinc?

    Chất không phản ứng với zinc là NaNO3.

    2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

    H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

    2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

  • Câu 26: Thông hiểu

    Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O như dưới hình lần lượt tác dụng lực F (phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn không đổi) vào các vị trí A, B, C, O. Tác dụng làm quay của lực F tại vị trí nào là lớn nhất?

    Vị trí A xa trục quay nhất nên tác dụng làm quay của lực F tại vị trí A là lớn nhất.

  • Câu 27: Vận dụng

    Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là

    {\mathrm n}_{{({\mathrm{NH}}_2)}_2\mathrm{CO}}=\frac{100}{60}=\frac53\;(\mathrm{mol})

    Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là:

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm N}=\frac53.2.14=46,67\;(\mathrm g)

  • Câu 28: Nhận biết

    Sản phẩm tạo khi cho dung dịch KOH dư tác dụng với khí sulfur dioxide là

    Phương trình phản ứng:

    NaOH (dư) + SO2 → Na2SO3 + H2O

    Sản phẩm tạo khi cho dung dịch KOH dư tác dụng với khí sulfur dioxide là K2SO3 và H2O.

  • Câu 29: Nhận biết

    Muối nào sau đây là không tan?

    BaSO4 là muối khan không tan.

    BaCl2 và Ba(NO3)2 là muối tan.

    Al(OH)3 là base.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế là 10 N. Nhúng quả nặng đó vào nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

    Do khi nhúng vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet hướng lên trên ⇒ số chỉ của lực kế sẽ giảm đi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo