Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 1. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Vật nào sau đây không thể dùng tạo ra đòn bẩy?

    Quả bóng không thể dùng để tạo ra đòn bẩy.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là

    Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là tay phanh

  • Câu 3: Thông hiểu

    Áp lực của nước có áp suất 2,3.105 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m2

    Áp lực của nước là

    F = p .S = 2,3.105.0,0042 = 9,7.102(N)

  • Câu 4: Nhận biết

    Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở dưới đáy biển được tính theo đơn vị

    Đơn vị của áp lực là niu tơn (N).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Khối lượng riêng của một miếng gỗ có khối lượng 9,7 g, biết thể tích của nó là 10,0 cm3.

    Khối lượng riêng của gỗ là:

    Dgỗ = m/V= 9,7/10 = 0,97 (g/cm3)

  • Câu 6: Nhận biết

    Trong các hóa chất dưới đây số hóa chất được dùng làm phân bón hóa học: KOH, FeCO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, (NH4)2SO4?

     Các chất được dùng làm phân bón hoá học là: KCl, K2SO4, (NH4)2SO4 

  • Câu 7: Vận dụng

    Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm2. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sân trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế. 

    Lực của ghế và người tác dụng lên sàn là:

    F = (5,0 + 50).10 = 5,5.102 (N).

    Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là:

    S = 4.3,0 = 12 (cm2) = 1,2.10-3 (m2).

    Áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn là:

    \mathrm p{=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}\hspace{0.278em}=\frac{\hspace{0.278em}5,5.10^2}{1,2.10^{-3}}\approx4,6.10^5\hspace{0.278em}(\text{Pa}).}

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 300 mL dung dịch CuSO4 nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 1,2 g. Giá trị của a là:

    Phương trình phản ứng hóa học 

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    nFe phản ứng = nCuSO4 = 0,3a mol = nCu tạo thành.

    ⇒ mtăng thêm = mCu - mFe.

    = 64.0,3a – 56.0,3a = 1,2 ⇒ a = 0,5 gam

    Vậy a = 0,5.

  • Câu 9: Nhận biết

    Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

    Công thức tính áp suất là

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

    Trong đó:

    p là áp suất (N/m2; Pa )

    F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép

    S là diện tích bị ép (m2)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

    Vật sẽ bị quay trong trường hợp dùng tay vặn tay ga để tăng hoặc giảm tốc độ xe máy, xe đạp điện.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Áp suất tăng khi

    Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

    Công thức tính áp suất:

    \mathrm P=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

    Vậy áp suất tăng khi diện tích bị ép S không đổi, áp lực (F)  tác dụng lên diện tích bị ép S tăng. 

  • Câu 12: Nhận biết

    Phương pháp nào dưới đây không dùng để điều chế muối?

    Cho dung dịch acid tác dụng với base

    Ví dụ: 

    H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2

    Cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau.

    Ví dụ: 

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl 

    Cho dung dịch acid tác dụng với muối.

    Ví dụ: 

    2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 ↑ + H2

    Phương pháp không dùng để điều chế muối là: "Cho dung dịch acid tác dụng với oxide acid" vì dung dịch acid không tác dụng oxide acid.

  • Câu 13: Nhận biết

    Tên gọi đúng của muối ứng với công thức K2CO3 là:

     Tên gọi đúng của muối ứng với công thức K2CO3 là Potassium carbonate

  • Câu 14: Thông hiểu

    Oxide nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7?

    Ta có pH > 7: Dung dịch có tính base

    Oxide base tan trong nước tạo thành dung dịch base 

    Vậy Na2O là oxide base tan tạo thành dung dịch base NaOH có môi trường base pH > 7

    Phương trình phản ứng:

    Na2O + H2O → 2NaOH

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 25,2 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư, thu được khí SO2 (đkc) có thể tích là

    Số mol của Na2SO3 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{CO}}_3}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{CO}}_3}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{CO}}_3}}=\frac{25,2}{126}=\;0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

    Na2SO3+ H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nSO2 = nNa2SO3 = 0,2 mol

    Vậy thể tích của SO2 là:

    VSO2 = nSO2.24,79 = 0,2.24,79 = 4,958 lít.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3

    Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3 là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm N}\;=\;\frac{2.14}{2.14+4+16.3}.100\;\%=35\%

  • Câu 17: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Tất cả các muối carbonate đều tan sai vì muối carbonate của kim loại kiềm thổ Ca, Ba không tan.

    Tất cả các muối của kim loại Cu, Ag đều tan sai vì muối chloride của Ag không tan

    Tất cả các muối sulfate đều không tan sai vì muối sulfate của kim loại Ba không tan

  • Câu 18: Nhận biết

    Chất nào dưới đây là muối?​

    Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

    K2SO4 là muối

  • Câu 19: Nhận biết

    Muối của hydrochloric acid có tên gọi là:

     Muối của hydrochloric acid có tên gọi là muối chloride 

  • Câu 20: Nhận biết

    Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

     Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 21: Nhận biết

    Trong phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?

    Trong phản ứng hoá học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.

  • Câu 22: Nhận biết

    Trong các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ sắt kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

    Có 3 loại phản ứng cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng là: phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy.

  • Câu 23: Nhận biết

    Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

    Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để tránh nứt vỡ cốc.

  • Câu 24: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?

     Dãy chất chỉ gồm các base là NaOH, Ba(OH)2, KOH, Cu(OH)2

  • Câu 25: Nhận biết

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

    CuO + H2SO4 → X + H2O

    Xác định hợp chất X là công thức nào sau đây?

    Phương trình phản ứng

     CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2

    Vậy hợp chất X là CuSO4

  • Câu 26: Nhận biết

    Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

    nNa2O = mNa2O : MNa2O = 6,2 : (23.2 + 16) = 0,1 mol

    Phương trình hóa học

    Na2O + H2O → 2NaOH

    0,1                →    0,2

    Theo phương trình phản ứng 

    nNaOH = 2.nNa2O = 2.0,1 = 0,2 mol

    Nồng độ mol của dung dịch thu được

    CM = n : V = 0,2 : 2 = 0,1M

  • Câu 27: Vận dụng

    Một thanh nhôm có khối lượng 2 kg được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên thanh nhôm, biết khối lượng riêng của nhôm và nước lần lượt là 2700kg/m3, 1000 kg/m3

    Thể tích thanh nhôm chìm trong nước là:

    \mathrm V=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}}{{\mathrm D}_{\mathrm{Al}}}=\frac2{2700}=\frac1{1350}(\mathrm m^3)

     lực đẩy Archimedes tác dụng lên thanh nhôm là:

    F = dnước.V =10.D nước .V = 10.1000.\frac1{1350} = 7,4N

  • Câu 28: Vận dụng cao

    Cho 3,68 gam hỗn hợp 2 muối XCO3 và YCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 1,487 lít CO2 ở đkc và dung dịch Z. Khối lượng muối trong dung dịch Z là: 

    Số mol khí CO2 bằng

    nCO2 = VCO2: 24,79 = 1,487 : 22,4 = 0,06 mol

    ⇒ mCO2 = 0,06.44 = 2,64 gam

    Gọi số mol của XCO3 và YCO3 lần lượt là x và y

    Phương trình phản ứng 

    XCO3 + 2HCl → XCl2 + CO2 + H2O (1) 

    x     →    2x          x          x           x

    YCO3 + 2HCl → YCl2 + CO2 + H2O (2)

    y      →    2y            y            y         y

    Từ phương trình phản ứng (1) và (2) ta có:

    Số mol của H2O bằng

    nH2O (1) + nH2O (2) = nCO2 (1) + nCO2 (2) = x + y = nCO2 = 0,06 mol

    ⇒ Khối lượng H2O là:

    mH2O = 0,06.18 = 1,08 gam

    Số mol của HCl bằng

    nHCl (1) + nHCl (2) = 2nCO2 (1) + 2nCO2 (2) = 2(x + y) = 2nCO2 = 0,12 mol

    ⇒ Khối lượng HCl là:

    mHCl = 0,12.36,5 = 4,38 gam

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

    mXCO3 + mXCO3 + mHCl = mXCl2 + mXCl2 + mH2O + mCO2

    ⇒ mXCl2 + mYCl2 = mXCO3 + mYCO3 + mHCl – (mH2O + mCO2)

    = 3,68 + 4,38 – (1,08 + 2,64) = 4,34 gam

  • Câu 29: Vận dụng

    Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch potassium sulfate (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

    Dung dịch có pH > 7 phải có môi trường base

    Có 2 đáp án thỏa mãn: NaOH và Ba(OH)2

    Đề bài lại cho tác dụng với dung dịch potassium sulfate (K2SO4) tạo ra kết tủa

    Vậy dung dịch X chỉ có thể là Ba(OH)2 tác dụng K2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4 

    Phương trình phản ứng minh họa

    K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4(↓)

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau tạo ra chất kết màu trắng?

     Phương trình phản ứng minh họa đáp án:

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl

    Cặp chất KCl, Na2SO4 Không phản ứng với nhau

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ (trắng) + 2HCl

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo