Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 1. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Hydrochloric acid có công thức hóa học là

     Hydrochloric acid có công thức hóa học là HCl

  • Câu 2: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

     Dãy chất gồm các base không tan là: Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2

  • Câu 3: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây không phải muối

     Calcium hydroxide là base không phải muối

  • Câu 4: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch muối Fe(NO3)2

     Zn với dung dịch muối Fe(NO3)2 (Zn là kim loại mạnh hơn Fe nên đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó)

    Zn +  Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trộn hai dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa

    Cặp dung dịch KCl và Na2SO4 không phản ứng với nhau

    Các cặp còn lại phản ứng với nhau tạo ra kết tủa

    Phương trình phản ứng minh họa

    BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

    Ba(OH)2 + K2CO3 → 2KOH + BaCO3

    3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3

  • Câu 6: Nhận biết

    Công thức hóa học của muối potassium sulfate là:

     Công thức hóa học của muối Potassium sulfate là K2SO4

  • Câu 7: Vận dụng

    Trong công thức oxide kim loại R ứng với hóa trị cao nhất, tỉ lệ về khối lượng giữa kim loại với oxygen là 9:8. Công thức của oxide kim loại đó là:

    Gọi công thức hóa học của oxide có dạng R2On (n là hóa trị của kim loại R).

    Xét tỉ lệ khối lượng:

    \frac{{\mathrm m}_{\mathrm R}}{{\mathrm m}_{\mathrm O}}=\frac{2.{\mathrm M}_{\mathrm R}}{16\mathrm n}=\frac98

    ⇒ MR = 9n

    Lập bảng biện luận ta có:

    n 1 2 3
    MR  9 (Loại) 18 (Loại) 27 (Al)

    Vậy công thức của oxide kim loại là Al2O3

  • Câu 8: Thông hiểu

    Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của máu. Khí X là: 

    Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của máu. Khí X là CO.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Oxide nào khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch pH >7?

     pH > 7 ⇒ Dung dịch có môi trường base 

    Oxide base tan BaO tác dụng với nước tạo ra dung dịch base 

    Phương trình phản ứng

    BaO + H2O → Ba(OH)2

  • Câu 10: Nhận biết

    Oxide nào dưới đây không phải oxide acid?

    FeO là oxide base không phải oxide acid

  • Câu 11: Vận dụng cao

    Cho 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 150 mL dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:

    Áp dung công thức tính nồng độ mol CM = n/V 

    Số mol của chất là:

    nBa(OH)2= 0,1 . 0,5 = 0,05 mol

    nH2SO4 = 0,15 . 0,3 = 0,045 mol

    Phương trình hóa học

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

    1                  1                  1

    0,04             0,045           x mol

    Từ phương trình ta có tỉ lệ

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ba}{(\mathrm{OH})}_2}\;}1>\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}}1 (0,05 > 0,045)

    Vậy sau phản ứng Ba(OH)2 dư, H2SO4 phản ứng hết. Số mol của BaSO4 theo lượng chất hết.

    ⇒ nBaSO4 = nH2SO4 = 0,045 mol

    ⇒ mBaSO4 = nBaSO4.MBaSO4 = 0,045.(137 + 32 + 64) = 10,485 gam

  • Câu 12: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

     pH > 7 ⇒ Dung dịch có môi trường base 

    Vậy dung dịch NaOH có pH > 7

  • Câu 13: Thông hiểu

    Hoàn thành phương trình phản ứng sau:

    KOH + K2SO4 → X + H2O. Xác định công thức của X

    Phương trình phản ứng:

    2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

    Vậy hợp chất X là: K2SO4

  • Câu 14: Thông hiểu

    Không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO2, NO2, ... Các khí này có thể hòa tan vào nước và gây ra hiện tượng:

    Không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO2, NO2, ... Các khí này có thể hòa tan vào nước tạo ra dung dịch acid gây ra hiện tượng mưa acid

    SO2 + H2O → H2SO3

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

  • Câu 15: Thông hiểu

    Chất nào sau đây không phản ứng với Iron?

    Iron (Fe) không phản ứng với KCl

    CH3COOH, H2SO4, HCl đều phản ứng với Fe

    Phương trình phản ứng minh họa

    2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

    H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

    2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Dãy dung dịch, chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

    Dung dịch, chất lỏng có môi trường acid làm quỳ tím hóa đỏ:

    Dãy acid CH3COOH, HCl, HNOlàm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 17: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,958 lít O2 (đkc) thu được 2,479 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị của m là:

    Sơ đồ X + O2 → CO2 + H2O ( 1 )

    nO2 = 4,958 : 24,79 = 0,2 mol 

    ⇒ mO2 = 0,2.32 = 6,4 gam.

    nCO2 = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol

    ⇒ mCO2 = 0,1.44 = 4,4 gam.

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ (1), ta có :

    mX + mO2 = mCO2 + mH2O

    ⇒ mX = mCO2 + mH2O - mO2

    mX = 4,4 + 3,6 - 6,4 = 1,6 gam

  • Câu 18: Nhận biết

    Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?

    Quá trình thanh sắt được nghiền thành bột là sự thay đổi trạng thái hình dạng ⇒ xảy ra biến đổi vật lí

  • Câu 19: Nhận biết

    Muối không tan trong nước là:

    Dựa vào bảng tính tan

    Muối không tan trong nước là: BaSO4

  • Câu 20: Thông hiểu
     

    Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau:

    Al + H2SO4  --ightarrow Al2(SO4)3 + H2

    Al + H2SO4 --ightarrow Al2(SO4)3 + H2

    Trước tiên ta cân bằng nhóm (SO4) bằng cách đặt hệ số 3 vào trước H2SO4:

    Al + 3H2SO4 --ightarrow Al2(SO4)3 + H2

    Số nguyên tử Al 2 vế không bằng nhau

    ⇒ Thêm hệ số 2 vào trước NaOH.

    2Al + 3H2SO4 --ightarrow Al2(SO4)3 + H2

    Số nguyên tử H vế trái là 6 do đó để đảm bảo số nguyên tử H cân bằng 2 bằng thêm 3 vào trước H2O.

    Khi đó phương trình hoá học được thiết lập:

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình trên là:

    2:3:1:3 

  • Câu 21: Vận dụng

    Cho 5,9496 L khí CO2 (ở 25oC, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

    Số mol CO2 bằng:

    nCO2 = 5,9496 : 24,79 = 0, 24 mol

    Phương trình hoá học:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    1         1                  1                1

    Theo tỉ lệ phương trình hoá học ta có:

    nBaCO3 = nCO2 = 0,24 mol

    Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là:

    mBaCO3 = 0,24.197 = 47,28 gam

  • Câu 22: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur (S) trong khí oxygen (O2) dư, sau phản ứng thu được V lít khí sulfur dioxide (SO2) ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là

    Số mol của S là: 

    nS = 6,4 : 32 = 0,2 mol

    Phương trình hoá học:

    S + O2 → SO2

    Theo tỉ lệ phương trình hoá học là:

    nS = nSO2 = 0,2 mol

    Thể tích khí sulfur dioxide (SO2) ở điều kiện chuẩn là:

    VSO2 = n.24,79 = 0,2.24,79 = 4,958 L.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Trong 200 mL dung dịch có hòa tan 8,5 gam NaNO3. Nồng độ mol của dung dịch là:

    Số mol của NaNO3 là:

    nNaNO3 = mNaNO3 : MNaNO3 = 8,5 : 85 = 0,1 mol

    200 mL = 0,2 lít

    Nồng độ mol của dung dịch là:

    CM = n : V = 0,1 : 0,2 = 0,5M

  • Câu 24: Vận dụng

    Hòa tan 20 gam KNO3 vào 180 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ dung dịch KNO3 thu được.

    Khối lượng dung dịch 

    mdd = mct + mH2O = 20 + 180 = 200 gam

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm ta có:

    \mathrm C\%\hspace{0.278em}=\frac{{\mathrm m}_\text{ct}.100\%}{{\mathrm m}_\text{dd}}=\frac{20.100\%}{200}=10\%

  • Câu 25: Thông hiểu

    Tỉ khối hơi của khí sulfur dioxide (SO2) so với khí Chlorine (Cl2) là:

     Áp dụng công thức tỉ khối ta có:

    {\mathrm d}_{{\mathrm{SO}}_2/{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm{SO}}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{Cl}}_2}}=\frac{32+16.2}{35,5.2}=\frac{64}{71}=0,901

  • Câu 26: Nhận biết

    Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

    SO2 và CO2 là oxide acid 

    CaO là oxide base

    Oxide trung tính là CO

  • Câu 27: Nhận biết

    Base là phân tử khi tan trong nước phân li ra

    Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

  • Câu 28: Vận dụng

    Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25oC, 1 Bar). Người ta cho zinc (Zn) tác dụng với dung dịch sulfuric acid H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%). Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là:

    Số mol của khí H2 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{\mathrm V}{24,79}=\frac{4,958}{24,79}=0,2\;\mathrm{mol}

    Số mol H2 cần điều chế:

    Phương trình hóa học:         Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Theo phương trình hóa học: 1                                 1 mol

    Phản ứng:                           0,2                           ← 0,2 mol

    Vậy khối lượng H2SO4 có trong dung dịch:

    mH2SO4 = 0,2.98 =19,6 gam.

    Khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% cần dùng là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}.100\%}{\mathrm C\%}=\frac{19,6.100}{9,8}=200\;\mathrm{gam}.

  • Câu 29: Nhận biết

    Đốt cháy củi trong không khí là phản ứng hóa học vì:

    Đốt cháy củi trong không khí là phản ứng hóa học vì nó tạo ra chất mới; toả nhiệt ra môi trường đồng thời phát sáng. 

  • Câu 30: Nhận biết

    Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?

    Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa, ...

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo