Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát chương trình học kì 1. Gồm 4 mức độ khác nhau.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Hòa tan 20 gam sodium chloride (NaCl) vào 60 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là

    Khối lượng dung dịch là

    mdd = mct + m nước = 20 + 60 = 80 gam

    Nồng độ phần trăm của dung dịch là

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%=\frac{20}{80}.100\%=25\%

  • Câu 2: Thông hiểu

    Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng hết 19,2 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    m hỗn hợp X + mO2 = mCO2 + mSO2 

    ⇒ mCO2 + mSO2 = 11,2 + 19,2 = 30,4 gam

  • Câu 3: Nhận biết

    Tên gọi đúng với công thức của oxide?

    CO: carbon oxide.

    CuO: copper (II) oxide

    FeO: iron (II) oxide.

    CaO: calcium oxide.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 100 gam sulfuric acid (H2SO4) loãng 14,7% phản ứng với thanh aluminium (nhôm) thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó

     Áp dụng công thức 

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}\;=\frac{\mathrm C\%.{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}{100\%}=\frac{14,7\%.100}{100\%}=14,7\;\mathrm{gam}

    ⇒ nH2SO4 = 14,7:98 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng:

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Theo tỉ lệ phương trình phản ứng ta có

    nH2 = nH2SO4 = 0,15 mol

    Thể tích khí H2 là:

    VH2 = nH2 .24,79 = 0,15.24,79 = 3,7185 lít

  • Câu 5: Nhận biết

    Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

    Ứng dụng của đòn bẩy cái kéo

  • Câu 6: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxide kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxide trên.

     Công thức tổng quát của oxide kim loại có hóa trị II là: MO

    {\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm M}_{\mathrm{HCl}}}=\frac{\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}.\mathrm C\%}{100\%}}{{\mathrm M}_{\mathrm{HCl}}}=\frac{\frac{10.21,9}{100}}{36,5}=0,06\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    MO + 2HCl → MCl2 + H2O

    Theo tỉ lệ phương trình phản ứng hóa học ta có:

    nMO =\frac12 nHCl= \frac12.0,06 = 0,03 mol

    Khối lượng mol của oxide là:

    MMO = 2,4: 0,03 = 80 gam/mol

    ⇒ M + 16 = 80 ⇒ M = 64 ⇒ M là Cu

    Công thức hóa học của oxide là CuO

  • Câu 7: Nhận biết

    Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường:

    Nếu pH < 7: dung dịch có môi trường acid

    Nếu pH = 7: dung dịch có môi trường trung tính.

    Nếu pH > 7: dung dịch có môi trường base, pH càng lớn, độ base của dung dịch càng lớn.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Oxide khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là

    Oxide khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là P2O5

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

  • Câu 9: Nhận biết

    Hợp chất oxide nào sau đây không phải là oxide base?

     Hợp chất CO2 không phải là oxide base mà là oxide acid

  • Câu 10: Thông hiểu

    Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với dung dịch muối FeCl2:

    Kim loại có thể tác dụng với dung dịch FeCl2 là Zn (vì kim loại Zn mạnh có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối)

    Phương trình phản ứng:

    FeCl2 + Zn → Fe + ZnCl2

  • Câu 11: Thông hiểu

    Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

     Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật. 

  • Câu 12: Nhận biết

    Chất nào sau đây là muối tan

    NaCl là muối tan

  • Câu 13: Vận dụng

    Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

    Hòn đá có khối lượng 60 kg, nên nó có trọng lượng P = 10.60 = 600N.

    Sử dụng đòn bẩy để bẩy hòn đá lên, áp dụng công thức đòn bẩy ta có:

    F.OA = P.OB ⇔ 150.OA = 600.20 ⇔ OA = 80 cm

    Vậy chiều dài đòn AB = OA + OB = 20 + 80 = 100 cm.

  • Câu 14: Nhận biết

    Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

    Diện tích tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ xảy ra ⇒ khi Al dạng bột là có diện tích tiếp xúc lớn nhất nên tốc độ phản ứng lớn nhất

  • Câu 15: Nhận biết

    Acid tương ứng của CO2

     Acid tương ứng của COlà H2CO3.

  • Câu 16: Nhận biết

    Cặp dung dịch nào nào sau đây có pH > 7?

     Dung dịch KOH và NaOH có môi trường base nên pH > 7.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng: 

    FexOy + 3H2SO4 → Fex(SO4)y + 3H2O. Với x và y thì giá trị thích hợp lần lượt là:

    Sơ đồ phản ứng:

    FexOy + 3H2SO4 → Fex(SO4)y + 3H2O

    Bên vế trái có 3 nguyên tử S do đó vế phải S trong nhóm SO4 cũng phải có 3 vậy y = 3 ⇒ x = 2 ta được hợp chất phù hợp là Fe2O3

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, KClO3, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại muối là:

     Dãy chất thuộc loại muối là: NaCl, CuSO4, KClO3

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho m gam K2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí ở điều kiện chuẩn 25oC, 1atm.  Tính giá trị của m là

    Phương trình hóa học:

    K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 ↑ + H2O

    0,15                             ← 0,15

    nCO2 = 3,7185 : 22,4 = 0,15 mol

    Theo phương trình hóa học:

    nK2CO3 = nCO2= 0,15 mol

    → m = mK2CO3= 0,15.138 = 20,7 gam

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 0,5. Khối lượng mol của khí A là:

    Ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm B/{\mathrm O}_2}\;=\;\frac{{\mathrm M}_{\mathrm B}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=0,5\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm B}={\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}.0,5=32.0,5=16\;(\mathrm g/\mathrm{mol}) {\mathrm d}_{\mathrm A/\mathrm B}\;=\;\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{\mathrm B}}=2,125\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A}={\mathrm M}_{\mathrm B}.2,125=16.2,125=34\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

  • Câu 21: Thông hiểu

    NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

    Cho kim loại Na tác dụng với H2O.

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    Cho oxide kim loại Na2O tác dụng với H2O.

    Na2O + H2O → 2NaOH

    Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl.

    Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

    Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2.

    Ba(OH)2 + Na2SO4 → 2NaOH + BaSO4

  • Câu 22: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây đều là oxide acid?

    Dãy chất nào sau đây đều là oxide acid:

    SO2, P2O5, CO2, N2O5

  • Câu 23: Nhận biết

    Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là?

     Hai chất dầu ăn và nước không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch

  • Câu 24: Thông hiểu

    Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH?

    Al2O3 là oxide lưỡng tính có thể phản ứng được với cả dung dịch acid HCl và dung dịch base NaOH

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  • Câu 25: Nhận biết

    Tính chất hóa học nào sau đây không phải của muối là

     Muối không làm đổi màu quỳ tím thành hồng

  • Câu 26: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 7 gam một kim loại R hóa trị II cần vừa đủ 96 gam dung dịch HCl 9,5%. Xác định tên kim loại R.

     Khối lượng HCl trong 96 gam dung dịch HCl 9,5% là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}\;=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}.\mathrm C\%}{100\%}=\frac{96.9,5}{100}=9,12(\mathrm{gam})

    Số mol HCl bằng:

    {\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm M}_{\mathrm{HCl}}}=\frac{9,12}{36,5}=0,25\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng hóa học

    R + HCl → RCl2 + H2

    0,125 ← 0,25 (mol)

    Khối lượng mol kim loại R bằng:

    MR = mR : nR = 7 : 0,125 = 56 gam/mol

    Kim loại R là Fe

  • Câu 27: Nhận biết

    Cho sơ đồ phản ứng sau

    Fe + HCl --ightarrow FeCl2 + H2

    Xác định tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau:

    Fe + HCl --ightarrow FeCl2 + H2

    Trước phản ứng có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong phân tử HCl; sau phản ứng có 2 nguyên tử Cl trong FeCl2; 2 nguyên tử H trong phân tử H2, do đó ta chỉ cần đặt hệ số 2 trước HCl

    Phương trình hoá học của phản ứng được hoàn thiện như sau:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình là 1:2:1:1

  • Câu 28: Thông hiểu

    Quá trình nào sau đây là quá trình tỏa nhiệt

    Quá trình tỏa nhiệt: Xăng cháy trong không khí

    Quá trình thu nhiệt:

    + Nước bay hơi.

    + Đá viên tan chảy.

    + Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn.

  • Câu 29: Vận dụng

    Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

    Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

    M = F.d = 10.0,2 = 2N.m 

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

    Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là chúng có xảy ra phản ứng với nhau

    Vậy cặp chất K2SO4 và BaClphản ứng với nhau tạo ra muối

    Phương trình phản ứng

    BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo