Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là:

    Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là:

    \%N=\frac{2.M_{N} }{M_{(NH2)2CO} } .100\%=\frac{2.14}{60} .100\%=46,67\%

  • Câu 2: Nhận biết

    Công thức của muối potassium phosphate là:

    Công thức của muối potassium phosphate là K3PO4.

  • Câu 3: Nhận biết

    Đâu là cách gọi tên đúng của oxide N2O?

    Tên đúng của oxide N2O là dinitrogen oxide.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Dầu hỏa dễ cháy hơn củi nên dầu hỏa cháy làm ngọn lửa to hơn.

  • Câu 5: Vận dụng

    Rót 300 ml nước vào bình có chứa sẵn 200 ml sodium chloride 0,5 M và lắc đều, thu được dung dịch sodium chloride mới. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

    Ta có số mol NaCl ban đầu là:

    nNaCl = 0,5.0,2 = 0,1 mol

    Thể tích dung dịch thu được sau khi pha là:

    V = 300 + 200 = 500 ml = 0,5 (l)

    Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}=\frac{0,1}{0,5}=0,2\;\mathrm M

  • Câu 6: Nhận biết

    Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

    Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

    Ví dụ: Al2O3, ZnO,...

  • Câu 7: Vận dụng

    Người ta đo được khối lượng của 200 ml nước là 200 g. Khối lượng riêng của nước tính theo đơn vị g/l là

    Đổi 200 ml = 0,2 l

    Khối lượng riêng của nước là:

    {\mathrm d}_{\mathrm{nước}}\;=\;\frac{200}{0,2}=1000\;(\mathrm{g}/\mathrm l)

  • Câu 8: Nhận biết

    Chất nào sau đây là oxide base?

    Oxide base là những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

    ⇒ Oxide base là Fe2O3.

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

     Dãy dung dịch/chất lỏng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ khi là acid.

    ⇒ Dãy dunng dịch thỏa mãn: CH3COOH, HCl, HNO3.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

    Dung dịch X có pH = 3,0 > 7,0 nên là dung dịch acid; dung dịch Y có pH = 9,0 < 7,0 nên là dung dịch base. 

  • Câu 11: Thông hiểu

    Số mol của nguyên tử O có trong 12,25 gam potassium chlorate (KClO3).

    {\mathrm n}_{{\mathrm{KClO}}_3}=\frac{12,25}{122,5}=0,1\;\mathrm{mol}

    Trong phân tử KClO3 có 3 nguyên tử O nên:

    nO = 0,1.3 = 0,3 (mol)

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho các ứng dụng dưới đây:

    (a) Sản xuất chất dẻo.

    (b) Sản xuất ắc quy.

    (c) Sản xuất dược phẩm.

    (d) Sản xuất giấy, tơ.

    (e) Tẩy rửa kim loại.

    Số ứng dụng của HCl là

    Ứng dụng của HCl: sản xuất chất dẻo, sản xuất dược phẩm, tẩy rửa kim loại.

    ⟹ Có 3 ứng dụng.

  • Câu 13: Vận dụng

    Khi đốt cháy 3,25 gam một mẫu sulfur không tinh khiết trong khí oxygen dư, người ta thu được 2,479 lít khí sulfur dioxide SO2 (đkc). Độ tinh khiết của mẫu sulfur đã dùng là

    \;{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}\;=\;\frac{2,479}{24,79}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

            S + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SO2

    mol: 0,1    ←      0,1

    Khối lượng sulfur đã phản ứng là:

    mS = 0,1.32 = 3,2 (g)

    Độ tinh khiết của mẫu sulfur đã dùng là:

    \frac{3,2}{3,25}.100\%=98,5\%

  • Câu 14: Thông hiểu

    Hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimet?

    Lực đẩy Acsimet có hướng thẳng đứng lên trên.

    Hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimet là: Ô tô bị sa lầy khi đi vào chỗ đất mềm.

  • Câu 15: Vận dụng

    Ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là

    Độ tan của KNO3 ở 25oC là

    \mathrm S=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm H2\mathrm O}}.100=\frac{80}{250}.100=32\;\mathrm g

  • Câu 16: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

    NaOH, KOH, Ba(OH)2,... đều là các base tan trong nước hay còn gọi là kiềm

    Dãy các base không tan là: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

  • Câu 17: Nhận biết

    Để kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật thì cần bón phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng:

    Để kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật thì cần bón phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng N.

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho phương trình phản ứng: Al2(SO4)3 + 6NaOH ightarrow 2Al(OH)3\downarrow + 3Na2SO4. Xác định tỉ lệ hệ số của các chất phản ứng:

    Các chất tham gia phản ứng là: Al2(SO4)3 và NaOH. 

    Vậy tỉ lệ hệ số của Al2(SO4)3 : NaOH là 1 : 6.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Có ba ống nghiệm bị mất nhãn đựng ba hóa chất riêng biệt gồm Ba(OH)2, H2SO4 và K2SO4. Cần sử dụng thuốc thử nào để nhận biết hóa chất đựng trong mỗi ống nghiệm?

     Để nhận biết các hóa chất trên ta dùng quỳ tím:

    - Dung dịch Ba(OH)làm quỳ tím hóa đỏ.

    - Dung dịch H2SO4 làm quỳ tím hóa xanh.

    - Dung dịch K2SOkhông làm quỳ tím đổi màu.

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 5,62 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Fe2O3 vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,2 M. Cô cạn dung dịch thì khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

    Số mol của dung dịch H2SO4 là 

    nH2SO4 = 0,5.0,2 = 0,1 mol

    ⇒ mH2SO4 = 0,1.98 = 9,8 gam

    Gọi phương số mol của MgO, ZnO, Fe2O3 lần lượt là x, y, z ta có:

            MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

    mol:  x   →      x        →                x

          ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

    mol: y   →     y             →           y

          Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    mol: z   →     3z        →                          3z

    Từ phương trình ta có:

    Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là: nH2SO4 = x + y + 3z = 0,1 mol

    Số mol nước sinh ra là: nH2O = x + y + 3z = 0,1 mol

    ⇒ mH2O = 0,1.18 = 1,8 (g)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mhh + mH2SO4 = mmuối + mH2O

    ⇒ mmuối = 5,62 + 9,8 – 1,8 = 13,62 (g)

  • Câu 21: Thông hiểu

    Tỉ khối của khí He so với khí O2 là:

    Tỉ khối của khí He so với khí O2 là:

    {\mathrm d}_{\mathrm{He}/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm{He}}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=\frac4{32}=0,125

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cách thực hiện nào sau đây không làm tăng mômen lực?

    Công thức tính moment lực đối với một trục quay là:

    M = F×d

    M là moment lực, có đơn vị N.m

    F là lực, có đơn vị N

    d là cánh tay đòn của lực (là khoảng cách từ giá của lực đến trục quay), có đơn vị m.

    Moment lực phụ thuộc lực và cánh tay đòn.

    Do đó tăng thời gian tác dụng lực lên vật không làm tăng moment lực

  • Câu 23: Vận dụng

    Một ô tô có trọng lượng 50000 N đỗ trên mặt đường nằm ngang, diện tích tiếp xúc của các bánh xe với mặt đường nằm ngang là 500 cm2. Tính áp suất của ô tô tác dụng lên mặt đường nằm ngang.

    Đổi 500 cm2 = 0,05 m2

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{\mathrm P}{\mathrm S}=\frac{50000}{0,05}=1000000\;(\mathrm N/\mathrm m^2)

  • Câu 24: Thông hiểu

    Trong số những quá trình dưới đây, cho biết những quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?

    (a) Thanh sắt bị nam châm hút.

    (b) Đốt cháy cây nến thấy cây nén chảy lỏng và cháy.

    (c) Hiện tượng băng tan.

    (d) Thức ăn bị ôi thiu.

    Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo thành chất khác.

    ⇒ Các quá trình có sự biến đổi hóa học là: (b) và (d).

  • Câu 25: Nhận biết

    Phản ứng hóa học xảy ra khi nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 là gì?

    Phản ứng hóa học xảy ra khi nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 là:

    Fe + CuSO4 ⟶ FeSO4 + Cu

  • Câu 26: Vận dụng

    Cho 24 gam NaOH vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đkc là

    Số mol NaOH là:

    nNaOH = 24 : 40 = 0,6 mol

    Phương trình phản ứng:

      NaOH +  NH4NO3  NaNO3 + NH3 + H2O
    Tỉ lệ mol 1 1 1 1 1

    Khí thoát ra chính là NH3

    Theo tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có

    nNH3 = nNaOH = 0,6 mol

    Thể tích của NH3 là:

    VNH3= 0,6 . 24,79 = 14,874 lít.

  • Câu 27: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây về áp suất khí quyển là đúng?

    Càng lên cao áp suất càng giảm.

  • Câu 28: Vận dụng

    Khi đốt nóng, kim loại R phản ứng với oxygen tạo ra oxide, biết kim loại R có hóa trị II và phần trăm khối lượng của kim loại R trong oxide là 80%. Công thức của oxide là

    Đặt công thức của oxide là RO.

    Theo đề bài ta có phần trăm khối lượng của kim loại R trong oxide là 80%

    \%{\mathrm m}_{\mathrm R}=80\%=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm R}}{{\mathrm M}_{\mathrm R}+16}.100\%=80\%\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm R}=64

    Vậy kim loại R là copper, Cu.

    Công thức oxide là CuO.

  • Câu 29: Nhận biết

    Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt.

    Vậy tỉ trọng của chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?

    Trường hợp: đi giày cao gót và đứng co một chân có áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất vì có diện tích bị ép là nhỏ nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo