Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 1. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt?

    Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên là quá trình tỏa nhiệt.

    Quá trình chạy của con người là quá trình tỏa nhiệt.

    Sự tiêu hóa thức ăn là quá trình thu nhiệt.

    Nước hóa rắn là quá trình tỏa nhiệt.

  • Câu 2: Vận dụng

    Một bình hình trụ cao 2,5 m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là

    Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

    p = d.h = D.10.h = 2,5.1000.10 = 25000 N/m2 = 25000 Pa

  • Câu 3: Nhận biết

    Trong các oxide: CaO, SO2, FeO, CO, CO2, MgO, Na2O; số lượng oxide base là

    Oxide base là oxide phản ứng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.

    ⇒ Các oxide base là: CaO, FeO, MgO, Na2O

  • Câu 4: Vận dụng

    Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là

    Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là: 

    {\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}=\frac{300.2\%}{100\%}=6\;(\mathrm{gam})

    Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là: 

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}}=\frac{100.{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{\mathrm C\%}=\frac{100.6}{12}=50\;\mathrm{gam}

  • Câu 5: Nhận biết

    Loại phân bón nào sau đây cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng: nitrogen, phosphorus và potassium?

    Phân bón NPK cung cấp cho cây trồng cả ba thành phần dinh dưỡng.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho một lượng mạt sắt (iron) dư vào 50 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 0,3719 lít khí ở đkc. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

    Khí thu được là H2:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{0,3719}{24,79}\approx0,015\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

              Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    mol:            0,03     ←        0,015

    Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{0,03}{0,05}=0,6\;\mathrm M

  • Câu 7: Thông hiểu

    Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất?

    Ở cùng một nồng độ, nhiệt độ càng cao tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực?

     Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    ⇒ Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường gây ra một áp lực.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

    Khi người đó cầm quả tạ thì áp lực do người đó tác dụng lên sàn sẽ bằng tổng trọng lượng của người đó và quả tạ.

    Vì vậy trong trường hợp này áp lực tác dụng lên sàn là lớn nhất.

  • Câu 10: Nhận biết

    Để đánh giá chất lượng đạm, người ta dựa vào chỉ số

    Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số % khối lượng N có trong phân bón.

    Ví dụ:

    - UreaCO(NH2)2 chứa 46% N.

    - Ammonium nitrate NH4NO3 chứa 35% N.

    - Ammonium sunfate (NH4)2SO4 chứa 21% N.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên?

    Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch Na2SOthì có khí bay lên:

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

  • Câu 12: Vận dụng

    Kim loại M có hoá trị II. Trong muối sulfate của M, kim loại chiếm 20% về khối lượng. Công thức của muối đó là

    M có hoá trị II nên muối sulfate có công thức MSO4.

    Phần trăm khối lượng của M là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm M}{\mathrm M+96}.100=20\%\Rightarrow\mathrm M=24

     Vậy M là Mg, muối là MgSO4

  • Câu 13: Thông hiểu

    Hoạt động nào sau đây không xuất hiện moment lực?

    Dùng tay mở ngăn kéo hộp bàn chỉ làm cho ngăn kéo di chuyển theo đường thẳng, không có tác dụng làm vật quay nên không xuất hiện moment lực.

  • Câu 14: Nhận biết

    Dãy dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

    Dãy dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là dãy base: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

    Miếng gỗ thả vào nước nổi vì khối lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

  • Câu 16: Vận dụng

    Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,45 N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu = 8000 N/m3, dđồng = 89000 N/m3.

    Khi quả cầu ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu:

    P = 4,45N                  (1)

    Ta có:

    \mathrm P=\mathrm{dV}\Rightarrow\mathrm V=\frac{\mathrm P}{\mathrm d}=\frac{4,45}{89000}=5.10^{-5}\;\mathrm m^3

    Khi nhúng chìm quả cầu vào rượu thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet và trọng lực.

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu:

    FA = druou.V = 8000.5.10−3 = 0,4 N

    Số chỉ của lực kế là:

    F = P − FA = 4,45 − 0,4 = 4,05 N

  • Câu 17: Thông hiểu

    Khi quấn dây điện quanh đũa thủy tinh, dây điện từ thẳng đã biến thành hình lò xo. Tuy nhiên, đoạn dây điện vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Điều này chứng tỏ

    Khi quấn dây điện quanh đũa thủy tinh, dây điện từ thẳng đã biến thành hình lò xo. Tuy nhiên, đoạn dây điện vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

    ⇒ Chỉ xảy ra biến đổi vật lí.

  • Câu 18: Nhận biết

    Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?

    Áp suất được xác định bởi công thức: \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

    Vì vậy nếu giảm áp lực, tăng diện tích bị ép thì áp suất sẽ giảm.

  • Câu 19: Nhận biết

    Phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Al là

    Phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Al là:

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Câu 20: Nhận biết

    Đòn bẩy là

    Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

  • Câu 21: Vận dụng

    Xác định khối lượng mol của khí A biết tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol khí B là 30.

    Theo bài ra ta có: tỉ khối của khí A so với khí B là 1,8 và khối lượng mol khí B là 30.

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm A/\mathrm B}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{\mathrm B}}=1,8\;\Rightarrow\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{30}=1,8\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A}=54\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

  • Câu 22: Thông hiểu

    Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước mạnh, có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH rắn để làm khô khí nào trong số các khí sau đây? 

    Không dùng NaOH rắn để làm khô khí SO2 bị lẫn hơi nước. Do SO2 có phản ứng với NaOH.

  • Câu 23: Vận dụng cao

    Một hỗn hợp khí O2 và CO2 có tỉ khối so với hydrogen là 19. Phần trăm khối lượng của O2 trong hỗn hợp là?

    Hỗn hợp khí O2 và CO2 có tỉ khối so với hydrogen là 19

    ⇒ mhỗn hợp = 19.2 = 38 gam/mol

    Gọi x, y lần lượt là số mol của của CO2 và O2 trong 1 mol hỗn hợp 

    x + y = 1 (1) ⇒ x = 1 - y 

    Khối lượng mol của hỗn hợp khí là:

    Mhỗn hợp = mhỗn hợp : nhỗn hợp = 44x + 32y = 38 (2)

    Thay x = 1 - y vào (2) ta được:

    44(1 - y) + 32y = 38

    44 - 44y + 32y = 38

    ⇒ y = 0,5 ⇒ x = 0,5 mol

    Phần trăm khối lượng của O2 là:

    %mO2 = (0,5.32): 3.100% = 42,1%.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Có sơ đồ phản ứng sau: Al + Fe3O4 → Fe + Al2O3. Tổng hệ số các chất sản phẩm là

     Lập phương trình hóa học:

    Al + Fe3O4 --ightarrow Fe + Al2O3

    Ta thấy số nguyên tử oxygen hai bên chưa bằng nhau, bội chung nhỏ nhất của số nguyên tử hai bên là 12 ⇒ đặt hệ số 3 trước Fe3O4 và hệ số 4 trước Al2O3.

    Al + 3Fe3O4 --ightarrow Fe + 4Al2O3

    Cân bằng số nguyên tử Fe và Al hai bên ta có:

    8Al + 3Fe3O4 → 9Fe + 4Al2O3

    Như vậy tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình là: 9 + 4 = 13

  • Câu 25: Vận dụng

    Xác định độ tan của Na2SO4 trong 180 gam nước ở 20oC, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng Na2SO4 hòa tan trong nước là 90 gam thì thu được dung dịch bão hòa.

    Ở nhiệt độ 20oC, 180 gam nước hòa tan 90 gam Na2SO4 để tạo dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ 20oC, 100 g nước hòa tan S gam Na2SO4 tạo dung dịch bão hòa.

    \mathrm S=\frac{90.100}{180}=50\;(\mathrm g/100\;\mathrm g\;{\mathrm H}_2\mathrm O)

    Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2SO4 là 50 gam.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Một bạn nhỏ cần mở một chiếc cổng gỗ rất nặng bằng cách đẩy nó quay quanh bản lề. Để có thể mở cổng dễ dàng nhất, bạn này cần tác dụng lực vào những điểm ở trên hình?

    Để có thể mở cổng dễ dàng, bạn này cần tác dụng lực vào điểm A hoặc điểm B nhưng điểm A sẽ dễ mở cửa nhất vì nơi xa bản lề nhất thì lực tác dụng vào cửa để mở cửa là nhỏ nhất. Còn ở điểm C thì nằm gần sát bản lề để cửa quay được thì cần tác dụng một lực rất lớn.

  • Câu 27: Vận dụng

    Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành KNO2 và O2. Biết hiệu suất phản ứng H = 80%. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế 0,64 g O2.

    Số mol O2 cần điều chế là: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{64}{32}=0,02\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

            2KNO3 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} 2KNO2 + O2

    mol:  0,04       ←             0,02

    Khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế 0,64 g O2 là:

    mKNO3 = 0,04.101 = 4,04 (g)

    Theo bài ra ta có: hiệu suất phản ứng H = 80%

    \Rightarrow{\mathrm m}_{{\mathrm{KNO}}_3\;\mathrm{tt}}=\frac{4,04}{80\%}=5,05\;(\mathrm g)

  • Câu 28: Nhận biết

    Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ 

    Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh chậm của một phản ứng hóa học.

  • Câu 29: Nhận biết

    Một loại nước thải có pH lớn hơn 7. Có thể dùng chất nào sau đây để đưa nước thải về môi trường trung tính?

    Nước thải có pH lớn hơn 7 ⇒ Có môi trường base.

    Để đưa nước thải về môi trường trung tính cần dùng chất có môi trường acid.

    ⇒ Chất thỏa mãn là: H2SO4

  • Câu 30: Nhận biết

    Công thức tính khối lượng mol là

     Công thức tính khối lượng mol là:

    \mathrm M=\frac{\mathrm m}{\mathrm n}\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo