Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí oxygen bằng cách nhiệt phân potassium chlorate theo sơ đồ sau:

    2KClO3 → 2KCl + 3O2

    Muốn điều chế 7,437 lít khí oxygen (đkc) cần dùng khối lượng KClO3

    Số mol khí oxygen cần điều chế là: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{7,437}{24,79}=0,3\;(\mathrm{mol})

            2KClO3 → 2KCl + 3O2

    mol:   0,2         ←           0,3

    Khối lượng KClO3 cần dùng là

    mKClO3 = 0,2.122,5 = 24,5 (g)

  • Câu 2: Nhận biết

    Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần tránh điều gì?

    Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần tránh vác nặng một bên thường xuyên.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?

     Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo thành chất khác.

    ⇒ Quá trình xảy ra biến đổi hóa học là: Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.

  • Câu 4: Vận dụng

    Một dung dịch sulfuric acid có nồng độ 14%. Khối lượng của sulfuric acid có trong 50 gam dung dịch là

    Khối lượng của sulfuric acid có trong 50 gam dung dịch là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}=\frac{\mathrm C\%.{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}{100}=\frac{14.50}{100}=7(\mathrm g)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là

    Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là: SO2 (M = 64), Cl2 (M = 71), H2S (M = 34). 

  • Câu 6: Thông hiểu

    a mol khí chlorine có chứa 12,04.1023 phân tử Cl2. Giá trị của a là:

    1 mol khí chlorine có chứa 6,022.1023 phân tử Cl2.

    a mol khí chlorine có chứa 12,04.1023 phân tử Cl2.

    \Rightarrow\mathrm a\;=\;\frac{1.12,04.10^{23}}{6,022.10^{23}}=2\;(\mathrm{mol})

  • Câu 7: Nhận biết

    Máu di chuyển chậm nhất trong:

    Vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạnh và thấp nhất ở mao mạch.

    → Máu di chuyển chậm nhất trong mao mạch.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Quá trình hô hấp bao gồm:

    Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

    - Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.

    - Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.

    - Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Một cái dầm sắt có thể tích là 40 dm3, biết khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3. Tính khối lượng của dầm sắt này.

    Đổi 40 dm3 = 40.1000 = 40000 cm3

    Khối lượng của dầm sắt là

    m = D.V = 7,8.40000 = 312000 gam = 312 kg.

  • Câu 10: Vận dụng

    Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm. Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mm Hg. Áp suất khí quyển ở độ cao 504 m là (biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg)

    Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mm Hg.

    ⇒ Tại độ cao 504 m giảm đi:

    \frac{504}{12}=42\;\mathrm{mmHg}

    ⇒ Áp suất khí quyển ở độ cao 504 m là = 760 – 42 = 718 mmHg.

  • Câu 11: Nhận biết

    Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh

    Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa. 

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nội dung nào sau đây nói về áp suất khí quyển là không đúng?

    Con người và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi phương.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Dùng cờ-lê cán dài để tháo những chiếc đai ốc rất chặt để

    Dùng cờ-lê cán dài để tháo những chiếc đai ốc rất chặt để làm cho tay đỡ bị đau khi vặn đai ốc

  • Câu 14: Nhận biết

    Đâu không phải là cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người?

    Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn, không thuộc hệ hô hấp.

  • Câu 15: Nhận biết

    Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

    Khí CO2 là chất thải của hệ hô hấp.

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Một khối đồng hình lập phương có cạnh là 20 cm đặt trên mặt đất. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3. Áp lực và áp suất do khối đồng đó gây ra trên mặt đất tương ứng là

    Đổi 20 cm = 0,2 m

    Diện tích đáy của khối đồng:

    S = 202 = 400 (cm2) = 0,04 (m2)

    Thể tích của khối đồng là:

    V = 203 = 8000 (cm3) = 0,008 (m3)

    Khối lượng của khối đồng là:

    m = D.V = 8900.0,008 = 71,2 (kg)

    Trọng lượng của khối đồng, cũng là áp lực lên mặt đất là:

    P = 10.m = 10.71,2 = 712(N)

    Áp suất do khối đồng tác dụng lên mặt đất là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm P}{\mathrm S}=\frac{712}{0,04}=17800\;(\mathrm N/\mathrm m^2)

  • Câu 17: Thông hiểu

    Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?

    Ruột già có vai trò chủ yếu là hấp thụ nước và thải phân.

  • Câu 18: Nhận biết

    Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí là do

    Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí là do lực đẩy Acsimet tác dụng lên người.

  • Câu 19: Nhận biết

    Vị chua của me, giấm, chanh,... là do loại hợp chất nào sau đây gây ra?

     Vị chua của me, giấm, chanh,... là do acid gây ra.

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 16 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Khối lượng muối thu được là

    Số mol CuO tham gia phản ứng là:

    nCuO = 32 : 80 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

                  CuO + 2H2SO4 → CuSO4  + H2O

    Tỉ lệ mol:  1      :      2        :     1    :   1

    Sau phản ứng muối thu được là CuSO4

    Theo tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có:

    nCuSO4 = nCuO = 0,4 mol

    ⇒ mCuSO4 = 0,4. 160 = 64 gam.

  • Câu 21: Nhận biết

    Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau phản ứng chất xúc tác sẽ:

    Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả lượng và chất sau phản ứng.

  • Câu 22: Vận dụng

    Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khủyu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động:

    - Khớp động là khớp có khả năng cử động linh hoạt.

    - Có 3 khớp thuộc loại khớp động: khớp ngón tay, khớp gối, khớp khủyu tay.

    - Khớp sọ là khớp bất động, khớp đốt sống thắt lưng là khớp bán động.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là

    Hệ tiêu hóa có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Câu 24: Vận dụng

    Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5 M với 3 lít dung dịch đường 1 M. Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là

    Trước khi trộn:

    n1 = 2.0,5 = 1 (mol)

    n2 = 3.1 = 3 (mol)

    ⇒ Sau khi trộn:

    n = n1 + n2 = 1 + 3 = 4 (mol)

    V = V1 + V2 = 2 + 3 = 5 (lít)

    \Rightarrow{\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac45=0,8\;\mathrm M

  • Câu 25: Nhận biết

    Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực

     Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực ngược hướng với chiều nâng vật.

  • Câu 26: Nhận biết

    Vật sẽ bị quay trong trưòng hợp nào dưới đây?

    Dùng tay mở cần gạt của vòi nước sẽ làm vật bị quay.

  • Câu 27: Vận dụng

    Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong không khí thu được V lít khí SO2 ở đkc, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính giá trị của V.

    Ta có: nS = 0,1 mol

    S + O2 → SO2

    0,1 → 0,1 (mol)

    Vì H = 80%, suy ra số mol của SO2 là:

    0,1.80% = 0,08 mol

    Vậy thể tích của SO2 ở đkc là:

    V = 0,08.24,79 = 1,983 lít.

  • Câu 28: Vận dụng

    Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13 N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Thể tích của vật là:

    Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật:

    P = 2,13 N                      (1)

    Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì vật chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Acsimet và trọng lực.

    Số chỉ của lực kế khi đó:

    F = P − FA = 1,83N       (2)

    Từ (1) và (2), ta suy ra: FA = 2,13 − 1,83 = 0,3 N

    Mặt khác, ta có:

    FA = dV

    \Rightarrow\;\mathrm V\;=\;\frac{{\mathrm F}_{\mathrm A}}{\mathrm d}\;=\;\frac{0,3}{10000}=3.10^{-5}\;\mathrm m^3=30\;\mathrm{cm}^3

  • Câu 29: Thông hiểu

    Nhận định nào dưới đây đúng về acid?

    - Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

    - Trong phân tử acid có thể có hoặc không có nguyên tử oxygen

    Ví dụ: H2SO4, HCl, HNO3, ...

    - Acid làm quỳ tím hóa đỏ ⇒ quỳ tím là chỉ thị để nhận ra dung dịch acid. 

  • Câu 30: Nhận biết

    Cho phương trình hóa học sau:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    Tỉ lệ hệ số của các chất sau phản ứng là

    Phương trình hóa học:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    Các chất sau phản ứng là: FeCl3 và H2O

    ⇒ Tỉ lệ hệ số của các chất sau phản ứng là 2 : 3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo