Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 được xây dựng theo khung chương trình học song song gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát kiến thức, giúp bạn học rèn luyện củng cố kiến thức.
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0m x 3,0m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D = 2750 kg/m3.

    Thể tích của khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật là

    V = 2 . 3 . 1,5 = 9 m3

    Khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật 

    m = D.V = 9 .  2750 =  24750 kg

  • Câu 2: Vận dụng

    Trung hoà 200 mL dung dịch H2SO4 1M bằng V (mL) dung dịch NaOH 1M. Xác định giá trị thể tích V là:

    Số mol của H2SO4 bằng:

    nH2SO4 = CM.VH2SO4 = 1.0,2 = 0,2 mol

    Ta có phương trình phản ứng xảy ra là:

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

    Dựa theo hệ số cân bằng trong phương trình trên ta thấy:

    nNaOH = 2nH2SO4 = 2. 0,2 = 0,4 (mol)

    Áp dụng công thức:

    n = CM. V

    Thể tích dung dịch NaOH là:

    \Rightarrow\;\mathrm V=\;\frac{\mathrm n}{{\mathrm C}_{\mathrm M}}=\frac{0,4}1=0,4\;\mathrm{lít}

  • Câu 3: Thông hiểu

    Quá trình hô hấp là

    Quá trình hô hấp là quá trình khí O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.

  • Câu 4: Nhận biết

    Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là

    Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.

    Ngoài ra, hầu còn có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào lympho giúp làm sạch không khí trước khi vào phổi.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

    Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là phế nang. Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng.

  • Câu 6: Nhận biết

    Khí quản có chức năng

    Khí quản có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

    Chức năng dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

  • Câu 7: Nhận biết

    Chức năng của phế nang là

    Chức năng của phế nang là trao đổi khí.

    Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng, O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

  • Câu 8: Nhận biết

    Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

    Tiểu cầu tham gia chủ chốt bảo vệ cơ thể nhờ quá cơ chế làm đông máu.

    Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể.

    Hồng cầu vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

    Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng và giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch.

  • Câu 9: Vận dụng

    Ở người bình thường có 75 mL máu/kg cơ thể, một người có khối lượng cơ thể là 50 kg thì thể tích máu trong cơ thể là:

    Thể tích máu ở người có khối lượng 50kg là:

    50.75 = 3750 mL= 3,75 L.

  • Câu 10: Nhận biết

    Máu trao đổi chất với tế bào qua thành

    Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

  • Câu 11: Nhận biết

    Trong máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

    Trong máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% về thể tích.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do

    Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra, hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Khi lỗ sâu răng lan sâu và rộng sẽ gây đau, thức ăn dễ bị nhét vào lỗ sâu gây khó chịu.

  • Câu 13: Nhận biết

    Khớp xương tạo kết nối giữa các xương như thế nào để xương có khả năng chịu tải cao khi vận động?

    Một số khớp xương tạo kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương, nhờ vậy, xương có khả năng chịu tải cao khi vận động.

  • Câu 14: Nhận biết

    Một người đang chạy bộ tập thể dục, nhóm các hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

    Khi chạy bộ, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh nên cần nhiều năng lượng (hô hấp tế bào tăng) kéo theo các cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động (tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn) để đảm bảo việc vận chuyển các chất như chất dinh dưỡng, O2, CO2,… kịp thời, hệ hô hấp tăng cường hoạt động (thở nhanh và sâu hơn) để đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2,…

  • Câu 15: Vận dụng

    Một bể hình hộp chữ nhật có chiều cao 1,5m. Người ta đổ đầy nước vào bể. Áp suất của nước tại điểm cách đáy 0,7m là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là: d = 10000N/m3

    Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,7m là:

    p = d.h = 10000.(1,5 – 0,7) = 8000N/m2 = 8000 Pa

  • Câu 16: Nhận biết

    10cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27 000N/m3) và 10cm3 chì (trọng lượng riêng 13 000N/m3) được thả vào một bể nước. Kết luận nào sau đây đúng

    Hai vật này đều chìm dưới nước và chúng có thể tích bằng nhau nên thể tích của phần chất lỏng bị chúng chiếm chỗ là như nhau.

    Vì vậy lực đẩy Archimedes tác dụng vào chúng là như nhau.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì phương án nào sau đây là hợp lí?

    Ta có, áp suất giảm khi áp lực giảm hoặc diện tích bị ép tăng

    Vậy ta thấy đập ở hình (1) có móng trụ rộng nhất trong các hình ⇒ áp suất được giảm nhiều nhất ⇒ đập kiên cố nhất.

  • Câu 18: Nhận biết

    Cho sơ đồ phản ứng sau: 

    Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

    Xác định tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng và chất sau phản ứng.

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    Tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng và chất sau phản ứng là: 1:6:2:3

  • Câu 19: Nhận biết

    Cho 6 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?

    Thay bằng kẽm bột giúp tăng diện tích tiếp xúc bề mặt nên tăng tốc độ

    Thay nồng độ H2SO4 bằng 3M làm giảm nồng độ → giảm tăng tốc độ phản ứng

    Tăng nhiệt độ đến 50oC → tăng tốc độ phản ứng

    "Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu" Không thay đổi vì chỉ nồng độ mol H2SO4 mới ảnh hưởng, còn thể tích không ảnh hưởng

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 13,44 g Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối và khí H2. Thể tích khí H2 ở 25oC, 1 bar là:

    Số mol của Fe bằng:

    nFe = 13,44 : 56 = 0,24 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    0,24                    → 0,24 (mol)

    Theo phương trình phản ứng hóa học 

    nFe = nH2 = 0,24 mol

    Thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là:

    VH2 = nH2 . 24,79 = 0,24 . 24,79 = 5,9496 lít.

  • Câu 21: Nhận biết

    Thanh thủy tinh bị nhiễm điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Nhận xét nào sau đây đúng?

    Khi cọ xát thanh thủy tinh vào miếng lụa thì thanh thủy tinh sẽ nhiễm điện tích dương và miếng lụa sẽ nhiễm điện tích âm vì có sự dịch chuyển các electron từ thanh thủy tinh qua miếng lụa.

  • Câu 22: Nhận biết

    Dãy chất nào sau đây gồm các acid

     Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+

    Dãy chất nào sau đây gồm các acid HCl, HNO3, H2S

  • Câu 23: Vận dụng

    Trộn 50 gam dung dịch H2SO4 46% với 40 gam dung dịch H2SO4 60%. Nồng độ phần trăm H2SO4 sau khi trộn là:

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_\text{ct}}{{\mathrm m}_\text{dd}}.100\%\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}.\mathrm C\%}{100\%}

    Khối lượng của H2SO4 bằng

    {\mathrm m}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{50.46\%}{100\%}+\frac{40.60\%}{100\%}=47\;\mathrm{gam}

    Thể tích dung dịch sau khi trộn:

    mdung dịch = 50 + 40 = 90 gam

    ⇒ Nồng độ phần trăm sau khi trộn là:

    \mathrm C\%_{\;\mathrm{sau}\;\mathrm{trộn}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\;=\frac{47}{90}.100\%=52,22\%

  • Câu 24: Thông hiểu

    Khí X có tỉ khối đối với khí oxygen là 1,375. Khối lượng mol của khí X là:

    Theo đề bài ta có

    {\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=1,375

    ⇒ MX = MO2.1,375 = (16.2).1,375 = 44 gam/mol

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho các quá trình sau, quá trình nào sau đây có sự biến đổi hóa học?

    (1) Đường hòa tan vào nước tạo thành nước đường.

    (2) Nước đường cô cạn thành đường kính.

    (3) Đường nung nóng sẽ bị nóng chảy.

    (4) Đường nóng chảy nếu đun ở nhiệt độ cao sẽ cháy thành than.

    Quá trình (4) Đường nóng chảy nếu đun ở nhiệt độ cao sẽ cháy thành than có sự biến đổi hóa học. Do (4) có sự biến đổi chất từ đường → than

  • Câu 26: Thông hiểu

    Đốt cháy cồn trong không khí là phản ứng gì?

    Phản ứng tỏa ra năng lượng (dưới dạng nhiệt) được gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

    Đốt cháy cồn trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 27: Vận dụng

    Số mol trong 400 mL dung dịch KOH 3M là:

    Theo công thức tính nồng độ mol

    CM = n : Vdd ⇒ n = CM . Vdd

    Đổi 400 mL = 0,4 lít

    Số mol trong 400 mL dung dịch KOH 3M là:

    nKOH = 3.0,4 = 1,2 mol.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho các hệ cơ quan sau:

    1. Hệ hô hấp

    2. Hệ sinh dục

    3. Hệ nội tiết

    4. Hệ tiêu hóa

    5. Hệ thần kinh

    6. Hệ vận động

    Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

    - Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan, trả lời các kích thích từ các môi trường trong và ngoài cơ thể.

    - Hệ nội tiết tiết các hormone điều hòa hoạt động của các cơ quan và nồng độ các chất trong cơ thể.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Chức năng của tủy xương là

    Chức năng của tủy xương là sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứ tủy vàng ở người lớn.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim là chức năng của thành phần nào?

    Hệ mạch có chức năng dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo