Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 được xây dựng theo khung chương trình học song song gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát kiến thức, giúp bạn học rèn luyện củng cố kiến thức.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Gan không có chức năng nào dưới đây?

    Gan có chức năng tiết dịch mật tham gia vào chức năng tiêu hóa, nhũ tương hóa lipid; loại bỏ các độc tố, chất độc hại và dự trữ glucose (đường).

    Gan không có chức năng tạo chất nhờn

  • Câu 2: Thông hiểu

    Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 6N và cánh tay đòn là 2 m?

    Áp dụng công thức tính moment của lực:

    M = F.d

    ⇒ M = 6.2 = 12 N.m

  • Câu 3: Nhận biết

    Moment lực có liên hệ với:

     Moment lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

  • Câu 4: Vận dụng

    Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Lực đẩy Archimedes có độ lớn là:

    Khi treo ngoài không khí số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của vật. Số chỉ của lực kế giảm đi là do có tác dụng của lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật.

    Lực đẩy Archimedes cùng phương ngược chiều với trọng lực của vật.

    Độ lớn lực đẩy Archimedes là:

    1,7 – 1,2 = 0,5 (N)

  • Câu 5: Nhận biết

    Ví dụ nào sau đây không phải là đòn bẩy.

    Mỗi đòn bẩy đều phải có điểm tựa và điểm tác dụng

    Cái kéo – Đúng với điểm tựa là điểm ở giữa hai lưỡi kéo còn điểm tác dụng ở hai đầu lưỡi kéo

    Cái kìm – Đúng với điểm tựa là điểm giữa hai lưỡi kìm

    Cái cưa – Sai vì cái cưa không dùng để nâng vật

    Cần câu cá – Đúng 

  • Câu 6: Nhận biết

    Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 tương ứng với giá trị nào sau đây?

     Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 tương ứng với giá trị 7,8 g/cm3

  • Câu 7: Thông hiểu

    Trong các trường hợp sau trường hợp nào làm tăng áp suất lên mặt bị ép?

    Ta có: Áp suất p = F/S

    Trường hợp nào làm tăng áp suất lên mặt bị ép

    ⇒ Muốn tăng áp suất, giữ nguyên áp lực thì cần giảm diện tích mặt bị ép, suy ra đáp án Mài lưỡi dao cho mỏng đúng

  • Câu 8: Vận dụng

    Một chiếc bè có dạng hình hộp dài 5 m, rộng 2,5 m. Biết bè ngập sâu trong nước 0,5 m; trọng lượng riêng của nước 10 000 N/m3. Trọng lượng của chiếc bè là?

     

    Thể tích chiếc bè là V = 5 . 2,5 . 0,5 = 6,25 m3

    Trọng lượng của chiếc bè là P = d. V = 10 000. 6,25 = 62500 N

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

    BaCl2 + H2SO4 → X + HCl

    Hợp chất X là công thức nào sau đây?

    Phương trình phản ứng hóa học:

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

    Hợp chất X là BaSO4

  • Câu 10: Nhận biết

    Ứng dụng nào sau đây không phải của Acetic acid?

    Ứng dụng của Acetic acid:

    + Sản xuất thuốc diệt côn trùng.

    + Sản xuất tơ nhân tạo.

    + Sản xuất chất dẻo.

    Sản xuất cồn không phải của Acetic acid

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào sau đây là acid:

    Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

    Vậy hợp chất là acid là H2S

  • Câu 12: Nhận biết

    Hệ cơ quan có cấu tạo gồm tim và hệ mạch máu là:

    Hệ cơ quan có cấu tạo gồm tim và hệ mạch máu là hệ tuần hoàn.

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng

     Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Vì phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. 

  • Câu 14: Nhận biết

    Họ khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu là một trong số những biểu hiện thường gặp của bệnh nào sau đây?

    Họ khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu là một trong số biểu hiện thường gặp của bệnh lao phổi. Bệnh lao phổi còn xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, khó thở, sốt kéo dài, sút cân,… 

  • Câu 15: Thông hiểu

    Hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể trong cơ chế miễn dịch của cơ thể là:

     Cơ chế miễn dịch của cơ thể người trải qua ba hàng rào bảo vệ

    Khi yếu tố gây bệnh xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ trải qua hàng rào thứ nhất là quá trình thực bào của các tế bào bạch cầu; nếu thoát khỏi quá trình thực bào này sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ hai là tế bào lympho B, các tế bào này sẽ tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh; những tế bào được đánh dấu sẽ bị các tế bào lympho T nhận diện và phá huỷ.

  • Câu 16: Nhận biết

    Hệ mạch máu trong hệ tuần hoàn gồm mấy loại mạch?

    Hệ mạch gồm: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

  • Câu 17: Nhận biết

    Những nguyên nhân nào sau đây gây ra tật cong vẹo cột sống ở người?

    (1) Do xương bị lão hóa, mất tính đàn hồi.

    (2) Do ngồi không đúng tư thế, bàn ghế không phù hợp.

    (3) Do chế độ ăn nhiều calcium.

    (4) Do đeo cặp sắp không đúng cách hoặc mang vác nặng thường xuyên.

    Câu trả lời đúng là:

    Nguyên nhân gây ra tật cong vẹo cột sống ở người:

    (1) Do xương bị lão hóa, mất tính đàn hồi.

    (2) Do ngồi không đúng tư thế, bàn ghế không phù hợp.

    (4) Do đeo cặp sắp không đúng cách hoặc mang vác nặng thường xuyên.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

    Chiếc bút rơi từ trên bàn xuống đất là do tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất) chứ không phải do áp suất của khí quyển. 

  • Câu 19: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây có áp lực nhỏ nhất?

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

    Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn.

    Vậy trường hợp một bạn không cầm bình nước đứng co một chân và nhón chân còn lại có áp lực nhỏ nhất

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Một mẩu hợp kim thiếc - chì có khối lượng 664 gam có khối lượng riêng là 8,3g/cm3. Xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim, biết khối lượng riêng của thiếc và chì lần lượt là 7300 kg/m3 và 11300 kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại toàn phần.

    Tóm tắt:

    mhợp kim = 664 gam

    D hợp kim = 8,3 g/cm3.

    Dthiếc = 7300 kg/m3.

    Dchì = 11300 kg/m3.

    ________________

    mthiếc = ?

    mchì = ?

    Gọi m1, V1, lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của thiếc.

    m2, V2, lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của chì.

    Ta có theo đề bài thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của các kim loại

     Thể tích của khối hợp kim là: 

    {\mathrm V}_{\mathrm h\operatorname ợ\mathrm p\hspace{0.278em}\mathrm{kim}}\hspace{0.278em}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm h\operatorname ợ\mathrm p\hspace{0.278em}\mathrm{kim}}}{{\mathrm D}_{\mathrm h\operatorname ợ\mathrm p\hspace{0.278em}\mathrm{kim}}}=\frac{0,664}{8300}\hspace{0.278em}(\mathrm m^3) 

     Thể tích của khối hợp kim bằng thể tích của  thiếc và chì có trong hợp kim.  

    Vhợp kim = V1 + V2 

    \Leftrightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{hợp}\;\mathrm{kim}}\hspace{0.278em}=\frac{{\mathrm m}_1}{{\mathrm D}_1}+\frac{{\mathrm m}_2}{{\mathrm D}_2} với m = m 1 + m 2 =  0,664 kg

    \frac{0,664}{8300}=\frac{m_1}{7300}+\frac{m_2}{11300}\Leftrightarrow\frac{0,664}{8300}=\frac{m_1}{7300}+\frac{0,644-m_1}{11300}

    ⇒ m1 = 0,438 kg

    ⇒ m2 = 0,664 - 0,438 = 0,226 kg

  • Câu 21: Vận dụng

    Biết rằng khi cho 7,2 gam Mg tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 22,8 gam MgCl2. Tính hiệu suất phản ứng

    Số mol của Mg là:

    nMg = 0,3 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,3           → 0,3 (mol)

    Theo tỉ lệ số mol phương trình phản ứng ta có:

    nMg = nMgCl2 = 0,3 mol

    Khối lượng của MgCl2 (lí thuyết) là:

    mMgCl2 lý thuyết= 0,3.95 = 28,5 gam

    Hiệu suất phản ứng là:

    \mathrm H\;=\frac{\;22,8}{\;28,5}.100\%\;=\;80\%.

  • Câu 22: Vận dụng

    Tính thể tích (ở đkc) của 6,4 gam chất khí X biết tỉ khối của khí X với H2 là 16.

    MH2 = 1.2 = 2 (gam/mol)

    Ta có

    {\mathrm M}_{\mathrm X}\;=\;{\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm H}_2}.{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}\;=\;16.2\;=\;32\;(\mathrm{gam}/\mathrm{mol})

    Số mol của chất X là:

    {\mathrm n}_{\mathrm X}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm X}}=\frac{6,4}{32}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Thể tích khí H2 là:

    VX = nX .24,79 = 0,2.24,79 = 4,958 lít

  • Câu 23: Nhận biết

    Khí nào sau đây nhẹ nặng hơn không khí

    Công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí (có phân tử khối nhỏ hơn 29)

    H2 có M = 2.1 = 2 gam/mol

    N2 có M = 2.14 = 28 gam/mol).

    CO có M = 28 gam/mol

    Công thức hóa học chất khí nặng hơn không khí (có phân tử khối lớn hơn 29):

    CO2 có M = 12 16.2 = 44 gam/mol

  • Câu 24: Thông hiểu

    Cho quá trình dưới đây:

    (1) Quá trình cho vôi sống vào nước tạo thành nước vôi trong.

    (2) Kết tinh nước biển để thu được muối ăn.

    (3) Cho đường vào chảo, đường từ từ nóng chảy.

    (4) Trứng gà để lâu ngày bị ung.

    (5) Quá trình chuyển hoá lipid (chất béo) trong cơ thể người thành glycerol và acid béo.

    Quá trình nào là biến đổi vật lí?

    Các quá trình biến đổi vật lí: (2), (3). Do các quá trình này không có sự tạo thành chất mới.

    Các quá trình biến đổi hóa học: (1), (4), (5). Do các quá trình này có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 25: Nhận biết

    Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây về dung dịch Y là đúng?

    Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 26: Nhận biết

    Acid nào có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hoá thức ăn. 

    Hydrochloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hoá thức ăn. 

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho 4 gam NaOH tác dụng với 8 gam CuSO4 tạo ra 4,9 gam Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4

    Chất tham gia phản ứng: NaOH và CuSO4.

    Chất sản phẩm: Cu(OH)2 và Na2SO4.

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mNaOH + mCuSO4 = mCu(OH)2 + mNa2SO4 

    ⇒ mNa2SO4 = 4 + 8 − 4,9 = 7,1 g.

  • Câu 28: Nhận biết

    Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

    Phế quản nối khí quản với phổi. Phế quản chia thành hai nhánh đi vào phổi và phân nhánh đến các phế nang để máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Phát biểu nào dưới đây là sai?

    Phản ứng điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 có mặt MnO2. Chưa đủ dữ kiện để kết luận điều chế oxygen từ KMnO4 nhanh hơn từ KClO3 có mặt MnO2.

  • Câu 30: Vận dụng

    Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3.

    Thể tích của khối nhôm là :

    V= Chiều dài (a) x Chiều rộng (b) x Chiều cao (c) = 10 x 3 x 5 = 150 (cm3)

    Đổi 150 cm3 = 0,00015 m3

    Khối lượng của khối nhôm hình hộp chữ nhật là:

    m= D x V = 2 700 x 0,00015 = 0,405 (kg)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo