Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 5

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 1. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2 ta dùng thuốc thử là



    Để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2 ta dùng thuốc thử là H2SO4.

    Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng BaSO4 

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

    NaCl không xảy ra hiện tượng gì

  • Câu 2: Vận dụng

    Hòa tan 25 gam muối ăn (sodium chloride: NaCl) vào nước thu được dung dịch có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch muối ăn pha chế được là

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

    {\mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{\mathrm C\%}}.100\%

    ⇒ mdung dịch = (mNaCl : C%).100% = (25: 20%).100% = 125 gam

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho các chất sau: H2SO4, H2S, NaCl, Na2SO4, CH3COOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2. Số chất thuộc loại acid là

    Acid là những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ (ion hydrogen).

    Số chất thuộc loại acid là H2SO4, H2S, CH3COOH

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho phản ứng hóa học sau:

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    Số mol H2SO4 phản ứng hết với 3 mol Al là

    Dựa vào tỉ lệ của các chất trong phương trình phản ứng

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    2        3

    3  → x mol

    Theo tỉ lệ của phương trình phản ứng ta có:

    x = 4,5 mol

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho 1,4874 L khí CO2 (ở 25oC, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

    Số mol của CO2 là:

    nCO2 = 1,4874 : 24,79 = 0,06 (mol)

    Phương tr.ình hoá học:

    CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

    1         1                  1                1

    Theo tỉ lệ mol phương trình hoá học:

    nBaCO3 = nCO2  = 0,06 mol

    Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là:

    mBaCO3 = 0,06.197 = 11,82 gam.

  • Câu 6: Nhận biết

    Phép đổi nào sau đây đúng?

    Phép đổi chinh xác là:

    1500 kg/m3 = 1,5 g/cm3

    2700 kg/m3 = 2,7 g/cm3

    1250 kg/m3 = 1,25 g/cm3

    500 kg/m3 = 0,6 g/cm3

  • Câu 7: Thông hiểu

    Phân tử nào trong các phân tử sau đây có thể tạo ra ion OH khi tan trong nước:

    Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (OH). Khi tan trong nước, phân tử base sẽ tạo ra ion OH.

    Khi tan trong nước, phân tử KOH tạo ra ion OH-:

    KOH → K+ + OH

  • Câu 8: Nhận biết

    Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

     Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra H+

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy các base tan trong nước gồm:

     Dãy gồm base tan là NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

    Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nung đá vôi ở nhiệt độ cao

  • Câu 11: Vận dụng

    Trộn lẫn 1 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 1,5 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 2,5 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol của dung dịch C?

    Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}\Rightarrow\mathrm n={\mathrm C}_{\mathrm M}.\mathrm V

    Số mol urea trong dung dịch A là:

    n(A) = 0,02 . 1 = 0,02 (mol).

    Số mol urea trong dung dịch B là:

    n(B) = 0,1 . 1,5 = 0,15 (mol).

    Số mol urea trong dung dịch C là:

    n(C) = 0,02 + 0,15 = 0,17 (mol).

    Nồng độ mol của dung dịch C là:

    CM(C) = 0,17: 2,5 = 0,068 (M).

  • Câu 12: Thông hiểu

    Khí N2 nhẹ hơn khí nào sau đây?

    Áp dụng công thức tỉ khối ta xét từng đáp án:

    \;{\mathrm d}_{{\mathrm N}_2/{\mathrm H}_2}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}}=\frac{28}2=14>1

    ⇒ Khí N2 nặng hơn khí H2

    {\mathrm d}_{{\mathrm N}_2/{\mathrm{NH}}_3}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{NH}}_3}}=\frac{28}{17}=1,647>1\;

    ⇒ khí N2 nặng hơn khí NH3

    {\mathrm d}_{{\mathrm N}_2/{\mathrm{CH}}_4}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{CH}}_4}}=\frac{28}{16}=1,75>1

    ⇒ khí N2 nặng hơn khí CH4

    {\mathrm d}_{{\mathrm N}_2/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=\frac{28}{32}=0,875<1

    ⇒ khí N2 nhẹ hơn khí O2

  • Câu 13: Vận dụng

    Một người đang vác một vật trên vai và đứng yên trên sàn nhà. Trọng lượng của người là 550 N, trọng lượng của vật là 150 N. Biết diện tích mỗi bàn chân của người tiếp xúc với sàn nhà là 200 cm2. Áp lực và áp suất của người lên sàn nhà trong trường hợp người đứng bằng cả hai chân lần lượt là:

    Áp lực của người lên sàn nhà vác thêm vật trên vai là

    F = 550 +150 = 700 N

    Diện tích bề mặt bị ép khi người đứng bằng cả hai chân là

    S = 200 . 2 = 400 cm2 = 0,04 m2

    Áp suất của người lên sàn nhà trong trường hợp người đứng bằng cả hai chân là

    p = F/S = 700 : 0,04 = 17500 N/m2

  • Câu 14: Vận dụng

    Một bể nước có kích thước bên trong là 95 cm x 30 cm x 35 cm. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/mL. Khối lượng nước trong bể khi bể chứa đầy nước.

    Thể tích bể là 95 . 30 . 35 = 94 500 cm3 = 99750 mL

    Khối lượng nước trong bể khi bể chứa đầy nước là

    m = D . V = 1 . 99750 = 99750 g

  • Câu 15: Thông hiểu

    Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

    Dựa vào khối lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm. 

    Khối lượng riêng của sắt: 7800 kg/m3.

    Khối lượng riêng của nhôm: 2700 kg/m3.

  • Câu 16: Nhận biết

    Đơn vị thường dùng để đo khối lượng riêng của một chất?

     Đơn vị thường dùng để đo khối lượng riêng của một chất là kg/m3 hoặc g/cm3

  • Câu 17: Nhận biết

    Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi?

     Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi khoảng cách OO1 < OO2.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Tình huống nào sau đây xuất hiện moment lực?

    Cánh cửa quay quanh bản lề xuất hiện moment lực.

    Cánh cửa chuyển động quay xung quanh bản lề được gắn với tường nhờ vào tác dụng lực. 

  • Câu 19: Nhận biết

    Vai trò của hồng cầu là

    Vai trò của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2

  • Câu 20: Nhận biết

    Đâu không phải là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn ở người?

     

  • Câu 21: Nhận biết

    Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

    Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm tốc độ phản ứng

  • Câu 22: Nhận biết

    Acetic acid có công thức hóa học là

     Acetic acid có công thức hóa học là CH3COOH

  • Câu 23: Vận dụng

    Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 9,916 L khí (đkc). Khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng?

    Số mol khí thu được chính là khí Hydrogen

    nH2 = 9,916 : 24,79 = 0,4 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra 

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Theo tỉ lệ phương trình phản ứng ta có 

    nFe = nH2 = 0,4 mol

    Khối lượng mạt sắt là:

    mFe = nFe.mFe = 0,4 . 56 = 22,4 (g)

  • Câu 24: Nhận biết

    Trong công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = d.V, d là:



    Công thức tính lực đẩy Archimedes: FA = d.V, d là:

    Trong đó:

    + d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

    + V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

  • Câu 25: Vận dụng

    Trộn 100 ml dung dịch KOH 1M với 150ml dung dịch KOH aM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của a là

    Số mol KOH trong 100ml dung dịch là: 0,1.1 = 0,1 mol

    Số mol KOH trong 150ml dung dịch là: 0,15.a = 0,15a

    Trộn 2 dung dịch thu được thể tích: 100 + 150 = 250 mL = 0,25 L

    \Rightarrow\;\frac{0,1+0,15\mathrm a}{0,25}=1,6\mathrm M\Rightarrow\mathrm a=2\mathrm M

  • Câu 26: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

    Quả bóng bay trên cao rồi nổ tung là hiện tượng vật lí

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Cho 10 g một oxide tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 25 g một muối sulfate. Công thức hoá học của oxide trên là:



    Đặt công thức của oxide là R2On.

    Phương trình hoá học:

    R2On + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2O

    Theo phương trình hoá học ta có:

    noxide = nmuối

    \Leftrightarrow\frac{10\hspace{0.278em}}{2\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}16}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{25\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}}{2\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}96}

    \Rightarrow\;10.(2\mathrm R\;+\;96\mathrm n)\;=25.(2\mathrm R\;+\;16\mathrm n)

    ⇔ 40R = 560n ⇔ R = 14n

    Lập bảng xét các giá trị

    n 1 2 3
    R 14 (Loại) 28 (Loại) 56 (Fe)

    Vậy n = 3, R = 56 thoả mãn.

    Kim loại là Fe, oxide là Fe2O3.

  • Câu 28: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

    Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính acid.

    Vậy dung dịch HCl làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 29: Nhận biết

    Sử dụng dụng cụ nào sau đây để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1,5 mL)?

    Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ đó là ống hút nhỏ giọt

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: N2 + H2 → NH3. Xác định tỉ lệ mol của các chất N2 : H2 : NH3 lần lượt là

    Phương trình phản ứng hóa học

    N2 + 3H2 → 2NH3

    Tỉ lệ mol của các chất N2 : H2 : NH3 lần lượt là 1 : 3 : 2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo