Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

    80 cm = 0,8 m; 20 cm = 0,2 m

    Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là:

    h = 0,8 − 0,2 = 0,6 m

    Áp suất tại điểm A là:

    pA = d.h = 10000.0,6 = 6000 Pa

  • Câu 2: Thông hiểu

    Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas toả nhiều nhiệt phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?

    Quá trình đốt cháy gas không cần chất xúc tác.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình.

    Vì chiều cao của cột chất lỏng giảm nên áp suất của nó giảm.

    Khi nghiêng ống đi thì khoảng cách từ mặt thoáng chất lỏng tới đáy bình sẽ giảm (tức chiều cao của cột chất lỏng giảm) nên áp suất của nó giảm.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Mục đích của việc tiêm vaccine phòng bệnh là gì?

    Mục đích của việc tiêm vaccine phòng bệnh là đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể.

  • Câu 5: Vận dụng cao

    Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276. Phần trăm theo số mol của khí H2 trong hỗn hợp là

    Gọi số mol của H2 và O2 trong hỗn hợp lần lượt là x và y mol.

    Tỉ khối của X so với không khí:

    {\mathrm d}_{\mathrm X/\mathrm{kk}}=\frac{{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}}{29}\Rightarrow{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}=29.0,3276\;=\;9,5

    Công thức tính khối lượng trung bình của hỗn hợp X là:

    {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}.{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}+{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}.{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}+{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}=\frac{2\mathrm x+32\mathrm y}{\mathrm x+\mathrm y}=9,5

    ⇒ 2x + 32y = 9,5x + 9,5y

    ⇒ 7,5x = 22,5

    ⇒ x = 3y

    ⇒ Phần trăm số mol khí H2 là:

    \%{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}+{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}.100\%=\frac{3\mathrm y}{3\mathrm y+\mathrm y}.100\%=75\%

  • Câu 6: Vận dụng

    Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bức tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.

    Thể tích của đồng được sử dụng: 

    \mathrm V=\frac{\mathrm m}{\mathrm D}=\frac{250.1000}{8900}=28,08\;\mathrm m^3

  • Câu 7: Nhận biết

    Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

    Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là:

    \mathrm D=\frac{\mathrm m}{\mathrm V}\Rightarrow\mathrm m=\mathrm D.\mathrm V

  • Câu 8: Nhận biết

    Một vật được thả vào dầu. Khi khối lượng riêng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet thì:

    Khi khối lượng riêng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet thì vật bị chìm.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan là của hệ cơ quan nào? 

    Vai trò của hệ thần kinh: Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.

  • Câu 10: Nhận biết

    Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang ?

    Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

  • Câu 11: Nhận biết

    Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?

    Dùng búa đóng đinh không dùng vật dụng như một đòn bẩy.

  • Câu 12: Vận dụng

    Dung dịch nước oxy già chứa chất tan hydrogen peroxide (H2O2). Khối lượng hydrogen peroxide có trong 20 gam dung dịch nước oxy già 3% là

    Khối lượng hydrogen peroxide có trong 20 gam dung dịch nước oxy già 3% là:

     {\mathrm m}_{\mathrm{ct}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}\times\mathrm C\%}{100}=\frac{20\times3}{100}=0,6\;(\mathrm g)

  • Câu 13: Nhận biết

    Cơ quan nào thuộc hệ bài tiết?

     Thận là cơ quan thuộc hệ bài tiết.

  • Câu 14: Vận dụng

    Trong hệ nhóm máu ABO, nhóm máu không mang kháng thể anti-A và anti-B có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?

    Nhóm máu không mang kháng thể anti-A và anti-B là nhóm máu AB.

    ⇒ Có thể truyền máu cho nhóm máu AB.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Hiện nay khí gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu. Các quá trình sử dụng bình khí gas diễn ra như sau:

    (1) Các khí gas (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.

    (2) Khi mở khoá, gas lỏng trong bình chuyển hoá lại thành hơi và bay ra.

    (3) Hơi gas bắt lửa và cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và nước.

    (4) Nhiệt lượng toả ra làm nước trong xoong/ nồi nóng dần.

    Ở giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi hoá học?

    Ở giai đoạn (3) có xảy ra sự biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 16: Nhận biết

    Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể

    Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím.

    Acid làm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 17: Vận dụng

    Hòa tan hết 14,4 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là

    {\mathrm n}_{\mathrm{FeO}}=\frac{14,4}{76}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

    FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

    0,2  →    0,2

    \Rightarrow\mathrm V=\frac{0,2}2=0,1\;(\mathrm l)\;=\;100\;\mathrm{ml}

  • Câu 18: Nhận biết

    Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

    Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?

    Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động, không cử động được.

  • Câu 20: Nhận biết

    Mũi thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

    Mũi thuộc hệ hô hấp, có chức năng dẫn khí, làm sạch, ẩm, lọc không khí.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Số nguyên tử chlorine trong 0,05 mol khí chlorine là

    Số phân tử chlorine = 0,05×6,022×1023 = 3,011×1022 phân tử

    ⇒ Số nguyên tử chlorine là 2.3,011×1022 = 6,022.1022 nguyên tử

  • Câu 22: Vận dụng

    Bạn Hà nặng 45 kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005 m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

    Diện tích tiếp xúc của hai bàn chân là: 0,005.2 = 0,01 m2

    Trọng lực của bạn Hà:

    P = mg = 45.10 = 450 N

    Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm P}{\mathrm S}=\frac{450}{0,01}=45000\;(\mathrm N/\mathrm m^2)

  • Câu 23: Nhận biết

    Một số phản ứng cần sử dụng chất xúc tác. Tác dụng của chất xúc tác là

    Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

    ⇒ Tác dụng của chất xúc tác: giúp cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ không thay đổi, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

    Dung dịch X không làm đổi màu giấy quỳ tím nên dung dịch X không phải là dung dịch acid.

    Dung dịch Y làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên dung dịch Y có thể là dung dịch acid.

  • Câu 25: Nhận biết

    Động tác nào sau đây của người không liên quan đến chuyển động quay?

    Động tác hít thở không liên quan đến chuyển động quay.

  • Câu 26: Vận dụng

    Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1 M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được

    Số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1 M là:

    nCuSO4 (1) = 0,2.1 = 0,2 mol

    Số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8 M là:

    nCuSO4 (2) = 0,3.0,8 = 0,24 mol 

    ⇒ Dung dịch thu được có số mol chất tan là:

    nct = n1 + n2 = 0,2 + 0,24 = 0,44 mol

    Thể tích dd thu được là:

    Vdd = V1 + V2 = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol

    ⇒ Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{0,44}{0,5}=0,88\;\mathrm M

  • Câu 27: Thông hiểu

    Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

    Đơn vị của áp lực là N/m2.

    Đơn vị của lực là N.

  • Câu 28: Vận dụng

    Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

    Khi nhai càng kĩ thì thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều dịch tiêu hóa, hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. 

  • Câu 29: Nhận biết

     Dấu hiệu máu chảy ở động mạch là:

      Dấu hiệu máu chảy ở động mạch là nhanh và mạnh.

  • Câu 30: Vận dụng

    Người ta đem khử 24 g CuO bằng khí hydrogen ở nhiệt độ cao, theo phản ứng:

    CuO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Cu + H2O

    Biết rằng hiệu suất phản ứng H = 80%. Số gam kim loại đồng (copper) thu được là

    Ta có nCuO = 0,3 mol

    Phương trình phản ứng:

    CuO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Cu + H2O

     0,3                 0,3             (mol)

    ⇒ mCu = 0,3.64 = 19,2 g

    Vì H = 80% nên khối lượng Cu thu được là m = 19,2.80% = 15,36 g.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo