Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 được xây dựng theo khung chương trình học song song gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát kiến thức, giúp bạn học rèn luyện củng cố kiến thức.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ như thế nào?

    Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ tăng lên

  • Câu 2: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải là acid.

     CO2 là oxide acid không phải acid

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho các hiện tượng sau:

    (1) Đá từ trong tủ lạnh, để ngoài không khí tan.

    (2) Cơm để lâu bị thiu.

    (3) Hàng rào bằng sắt lâu ngày bị phủ lớp gỉ màu đỏ.

    (4) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

    Số hiện tượng có xảy ra phản ứng hóa học là:

    Số hiện tượng có xảy ra phản ứng hóa học là: 2 đó là (2) và (3) có sự biến đổi chất này thành chất khác.

  • Câu 4: Nhận biết

    Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?

     Đũa thủy tinh dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn

  • Câu 5: Nhận biết

    Tuyến giáp thuộc hệ cơ quan nào?

    Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết có chức năng tiết hormone điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể.

  • Câu 6: Vận dụng

    Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm ta có:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%

    Khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dich H2SO4 98% là:

    {\mathrm m}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{\mathrm C\%.{\mathrm m}_{\mathrm{dung}\;\mathrm{dịch}}}{100\%}=\frac{98\%.30}{100\%}=29,4\;(\mathrm{gam})

  • Câu 7: Thông hiểu

    Số mol phân tử có trong 9 gam nước, biết rằng khối lượng mol của nước là 18 g/ mol.

    Áp dụng công thức

    \mathrm M=\frac{\mathrm m}{\mathrm n}

    Số mol của nước là:

    \mathrm n=\frac{\mathrm m}{\mathrm M}=\frac9{18}=0,5\;(\mathrm{mol})

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3) có mặt anadium(V) oxide. Phản ứng xảy ra như sau:

    2SO2 + O2 → 2SO3.

    Nhận định nào sau đây không chính xác?

    Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide không thay đổi. Do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học.

  • Câu 9: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây không phản ứng được với H2SO4 loãng.

    Cu không phản ứng được với H2SO4 loãng.

    Kim loại Fe, Mg, Al đều phản ứng được tạo ra khí H2. Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

  • Câu 10: Thông hiểu

    Đặc điểm nào của mũi có tác dụng ngăn bụi vào phổi?

    Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy có tác dụng ngăn bụi trong không khí đi vào phổi.

  • Câu 11: Nhận biết

    Thành phần nào của máu có chức năng vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

    Tiểu cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.

    Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

    Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.

    Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Ruột non có những đặc điểm nào phù hợp với vai trò là nơi hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng?

    (1) Niêm mạc ruột tiết dịch ruột.

    (2) Ruột non có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.

    (3) Ruột non chứa dịch tuỵ, dịch ruột, dịch mật.

    (4) Thành ruột non chứa nhiều nếp gấp và lông ruột.

    (5) Chiều dài ruột non ngắn nhất trong hệ tiêu hoá.

    Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của ruột non phù hợp với vai trò là nơi hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng:

    (2) Ruột non có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.

    (4) Thành ruột non chứa nhiều nếp gấp và lông ruột.

  • Câu 13: Nhận biết

    Để có một hệ vận động khỏe mạnh, việc làm nào sau đây không nên làm

    Để có một hệ vận động khỏe mạnh, không nên bê vác các đồ nặng thường xuyên.

  • Câu 14: Nhận biết

    Hệ cơ quan nào sau đây điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định.

    Hệ nội tiết điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết một số loại hormone tác động đến cơ quan nhất định

  • Câu 15: Nhận biết

    Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy:

    Dụng cụ không phải ứng dụng của đòn bẩy là cái cưa

  • Câu 16: Nhận biết

    So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên ba vật được làm bằng sắt, nhôm, đồng có hình dạng khác nhau nhưng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng ngập trong nước.

    Lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật là bằng nhau vì ba vật đều được nhúng ngập trong nước và có thể tích bằng nhau.

  • Câu 17: Vận dụng cao

    Một người đang vác một vật trên vai và đứng yên trên sàn nhà. Trọng lượng của người là 600 N, trọng lượng của vật là 200 N. Biết diện tích mỗi bàn chân của người tiếp xúc với sàn nhà là 200 cm2. Áp suất của người lên sàn nhà trong trường hợp người đứng bằng cả hai chân.

    Áp lực của người lên sàn nhà vác thêm vật trên vai là

    F = 600 + 200 = 800 N

    Diện tích bề mặt bị ép khi người đứng bằng cả hai chân là

    S = 200 . 2 = 400 cm2 = 0,04 m2

    Áp suất của người lên sàn nhà trong trường hợp người đứng bằng cả hai chân là

    \mathrm p\;=\;\frac{\mathrm F}{\mathrm S}\;=\;\frac{800}{0,04}\;=\;20000\mathrm N/\mathrm m^2

  • Câu 18: Vận dụng

    Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Khối lượng riêng của gang.

    Thể tích của khối gang là: V = 2 . 3 . 5 = 30 cm3.

    Khối lượng riêng của gang là: D = m/V= 210/30 = 7g/cm3

  • Câu 19: Vận dụng cao

    Cho 5 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng kết thúc, còn lại 3,2 g kim loại không tan. Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở 25oC, 1 bar).

    6,4 gam kim loại không tan là Cu không phản ứng.

    Khối lượng Mg trong hỗn hợp: 5 – 3,2 = 1,8 gam.

    ⇒nMg = 1,8 : 24 = 0,075  mol.

    Phương trình hoá học:

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng

    Cứ 1 mol Mg phản ứng thu được 1 mol H2.

    Vậy 0,075 mol Mg phản ứng thu được 0,075 mol H2.

    Thể tích H2 thoát ra là:

    V = 0,075.24,79 = 1,85925 L.

  • Câu 20: Vận dụng

    Một cánh rừng trong 1 ngày tạo ra 864 kg khí oxygen và 810 kg tinh bột từ quá trình quang hợp. Trong quá trình này, rừng đã hấp thụ 486 kg nước. Lượng carbon dioxide cánh rừng này đã tiêu thụ trong quá trình quang hợp.

    Ta có sơ đồ quang hợp

    carbon dioxide + hơi nước → tinh bột + khí oxygen

    Lượng carbon dioxide cánh rừng này đã tiêu thụ trong quá trình quang hợp.

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mcarbon dioxide + mhơi nước = mtinh bột + mkhí oxyen

    ⇒ mcarbon dioxide = 864 + 810 – 486 = 1188 (kg).

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cho các phản ứng hoá học sau:

    (1) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao, sinh ra vôi sống và khí carbon dioxide.

    (2) Than cháy tạo thành khí carbon dioxide.

    (3) Đun nóng đường để thành caramen (nước hàng).

    (4) Phản ứng của sắt với sulfur cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tự xảy ra, tạo thành iron(II) sulfur.

    Hãy cho biết số phản ứng thuộc loại phản ứng nào toả nhiệt là:

     Phản ứng tỏa nhiệt:

    (2) Than cháy tạo thành khí carbon dioxide

    (4) Phản ứng của sắt với sulfur cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tự xảy ra, tạo thành iron(II) sulfur.

    Phản ứng (1) và (3) là phản ứng thu nhiệt

  • Câu 22: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 13 gam ZinC thì cần dung dịch hydrochloric acid HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

    Số mol Zinc bằng: 

    nZn = 1,3: 65 = 0,02 (mol)

    Phương trình hóa học

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Theo tỉ lệ mol phương trình hóa học có:

    nH2 = nZn = 0,02 mol

    Thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

    VH2 = 0,02.24,79 = 0,4958 (L)

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng sau: 

    Al2(SO4)3 + Ca(OH)2 --ightarrow Al(OH)3 + CaSO4

    Hệ số sau khi cân bằng của phương trình phản ứng lần lượt là:

    Al2(SO4)3 + Ca(OH)2 --ightarrow Al(OH)3 + CaSO4

    Trước tiên ta cân bằng nhóm (SO4) bằng cách đặt hệ số 3 vào trước CaSO4:

    Al2(SO4)3 + Ca(OH)2 --ightarrow Al(OH)3 + 3CaSO4

    Để cân bằng tiếp số nguyên tử Ca ta thêm hệ số 3 vào trước Ca(OH)2.

    Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 --ightarrow Al(OH)3 + 3CaSO4

    Cuối cùng thêm hệ số 2 trước Al(OH)3 để đảm bảo cân bằng số nguyên tử Al và nhóm (OH), khi đó phương trình hoá học được thiết lập:

    Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 --ightarrow 2Al(OH)3 + 3CaSO4

    ⇒ Hệ số cân bằng của phương trình phản ứng là: 1; 3; 2; 3.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Một xe đạp có bán kính líp xe là 3 cm, bán kính bánh xe là 36 cm. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

    Lực tác dụng ở líp xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở lốp xe đúng vì bán kính bánh xe lớn gấp 12 lần bán kính líp xe. 

  • Câu 25: Thông hiểu

    Dùng xe cút kít dịch chuyển vật nặng M theo tư thế nào thì lực nâng cần thiết của người nhỏ nhất.

    Tay cầm càng được nâng lên cao thì khoảng cách từ trục quay tới giá của lực càng dài tức cánh tay đòn càng dài giúp tác dụng của lực làm quay càng lớn thì khi đó lực nâng cần thiết của người càng nhỏ.

    Do đó, dùng xe cút kít dịch chuyển vật nặng (M) nên theo tư thế hình D. 

  • Câu 26: Nhận biết

    Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào?

     Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng moment lực. 

  • Câu 27: Nhận biết

    Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?

    Nguyên nhân gây bệnh loãng xương do cơ thể thiếu calcium và phosphorus.

  • Câu 28: Nhận biết

    Dãy dung dịch nào say đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

    Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

    Dãy gồm các chất làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là các acid là: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

    Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kh/m3 có nghĩa là 1m3 sắt có khối lượng 7800kg.

    Công thức tính khối lượng riêng là D= m/V

    Trọng lượng riêng và khối lượng riêng liên hệ với nhau bởi công thức d=10D.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Tỉ khối hơi của khí carbon dioxide (CO2) so với nitrogen (N2) là:

    Áp dụng công thức tính tỉ khối 

    {\mathrm d}_{\mathrm A/\mathrm B}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{\mathrm B}}

    Tỉ khối hơi của khí carbon dioxide (CO2) so với nitrogen (N2) là:

    {\mathrm d}_{{\mathrm{CO}}_2/{\mathrm N}_2}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}=\frac{12+16.2}{14.2}=\frac{44}{28}=1,571

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo