Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 với nội dung câu hỏi trắc nghiệm được phân ở 4 mức độ, giúp bạn học có thể ôn luyện, củng cố, tự đánh giá năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là:

    Lưu huỳnh cháy trong oxi dư thu được SO2: S + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} SO2

    Chú ý: chỉ tạo thành SO3 khi có xúc tác V2O5: 2SO2 + O2 \overset{V_{2} O_{5} ,t^{o} }{ightarrow} 2SO3

    Hidro cháy trog oxi dư tạo nước:

    2H2 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2H2O

    Cacbon cháy trong khí oxi dư tạo thành CO2: C + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CO2

    Chú ý: Khi C dư tạo thành CO

    Photpho cháy trong oxi dư tạo thành P2O5: 4P + 5O2\overset{t^{o} }{ightarrow} 2P2O5

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

    Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

    S ở thể rắn

    Br2 ở thể lỏng

  • Câu 3: Nhận biết

    Trong 1 chù kì (trừ chu kì 1, đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biển đổi như sau:

    Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.

  • Câu 4: Vận dụng

    Tìm công thức hóa học của X, Y, Z, theo sơ đồ hóa học sau:

    Fe \xrightarrow[t^{\circ } ]{Cl_{2}  } X → Y → Z → Fe

    Phương trình phản ứng

    2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2FeCl3 (X)

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 (Y)+ 3NaCl

    2Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} Fe2O3 (Z) + 3H2O

    Fe2O3 + 3H2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 3Fe + 3H2O

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho 8,4 gam kim loại R hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hidro (đktc). Kim loại R là:

    nH2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol

    Phương trình hóa học tổng quát

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Theo phương trình ta có:

    nR = nH2 = 0,35 mol 

    ⇒ MR = 8,4 : 0,35 = 24 gam/mol

    ⇒ Kim loại cần tìm là Magie (Mg)

  • Câu 6: Nhận biết

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là S, P, C, Si.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

    Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

    Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).

    Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách

    Trong công nghiệp, người ta điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch bão hòa NaCl, có màng ngăn xốp:

    2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

    Vậy thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Zn, Al, Na.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

    Cacbon để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

    Nhận thấy Na, Ca, Al đều đứng trước Al trong dãy hoạt động hóa học nên C không khử được Na2O, CaO, Fe2O3.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là:

    Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là: CuSO4.

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 ↓ + Na2SO4

    Cu(OH)2↓: kết tủa màu xanh lam

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ (nâu đỏ) + 3NaCl

    Fe(OH)3↓: kết tủa màu nâu đỏ

    MgCl2 + 2 NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

    Mg(OH)2↓: kết tủa màu trắng

    Fe(NO3)2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

    Fe(OH)2↓: kết tủa màu trắng xanh

  • Câu 12: Vận dụng

    Hòa tan m gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít H2 (đktc). Cũng hỗn hợp trên hòa tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

    Hòa tan trong KOH chỉ có Al phản ứng

    nH2 = 13,44:22,4 = 0,6 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

    0,4 mol ← 0,6 mol

    Hòa tan trong HCl cả 2 kim loại đều tạo khí

    nH2 = 17,92:22,4 = 0,8 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    0,4 mol → 0,6 mol

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,2 mol ← 0,2 mol

    ⇒ m = mAl + mMg= 0,4.27 + 24.0,2 = 15,6 gam

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất đ­ược 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:

    Thực tế trong 1 tấn gang 95% Fe có

    mFe= 1.0,95 = 0,95 (tấn)

    Hiệu suất cả quá trình là 80% nên số lượng sắt theo lý thuyết tạo ra là

    mFe lý thuyết = 0,95:0,8 = 1,1875 ( tấn)

    Ta có sơ đồ phản ứng sau

                         Fe2O3 → 2Fe

    Theo sơ đồ 160 tấn → 112 tấn

    Theo đề bài x tấn ← 1,1875 tấn

    \Rightarrow x=\frac{1,1875.160}{112}=1,696\;(tấn)

    Khối lượng quặng hemantit chứa 60% Fe2O3 là: 

    m_{hemantit}=\frac{m_{Fe2O3}}{60\%}.100\%\\=\frac{1,696}{60\%}.100\%=2,827\;(tấn)

  • Câu 14: Nhận biết

    Fe không phản ứng được với dung dich nào dưới đây

    Fe không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

  • Câu 15: Nhận biết

    Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau? 



     Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.

  • Câu 16: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong hàm lượng cacbon chiếm từ 2 - 5%.

  • Câu 17: Nhận biết

    Khí X được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí X là:

    Khí Cl2 được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt

  • Câu 18: Nhận biết

    Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

    Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là ăn mòn vật lý.

  • Câu 19: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?

    Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO, Cl2 đều tác dụng được với KOH.

    KOH + HCl → KCl + H2O

    HClO + KOH → KClO + H2O

    Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

  • Câu 20: Nhận biết

    Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại?

    Cacbon khử được những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học

    Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit sắt.

    2C + Fe3O4 \xrightarrow{t^o} 3Fe + 2CO2

  • Câu 21: Vận dụng

    Thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là

    nCl2 = 1,12:22,4 = 0,05 mol.

    Phương trình phản ứng hóa học

    Cl2 + 2NaOH→ NaCl + NaClO + H2O

    1             2

    0,05        x 

    Theo phương trình phản ứng

    x = nNaOH = 2.nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol

    ⇒ VNaOH = 0,1:1 = 0,1 lít = 100 ml.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Bột sắt với oxi tác dụng với nhau ở điều kiện nào 

    Bột sắt tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao bằng cách nung nóng.

  • Câu 23: Nhận biết

    Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch bazơ (kiềm)?

    Kim loại tác dụng được với dung dịch kiềm là Al

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

  • Câu 24: Thông hiểu

    Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do

    Nhôm và hợp kim của nhôm có đặc tính nhẹ, bền đối với không khí và nước được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ...

  • Câu 25: Vận dụng

    Cho m gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

     Phương trình hóa học:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

    nCO2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol

    Theo phương trình hóa học:

    nNa2CO3 = nCO2 = 0,3 mol

    ⇒ m = mNa2CO3 = 0,3.106 = 31,80 gam

  • Câu 26: Thông hiểu

    Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:

    Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 thì thu dược kết tủa màu xanh lơ

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

    Lọc kết tủa ở đây chính là Cu(OH)2 đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn màu đen CuO

    Cu(OH)2  \overset{t^{o} }{ightarrow} CuO + H2O

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?

    Cặp chất có thể tác dụng được với nhau là HCl và KHCO3.

    Phương trình phản ứng minh họa

    KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O

  • Câu 28: Nhận biết

    Cacbon monooxit là oxit:

    Cacbon monooxit là oxit trung tính.

  • Câu 29: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng

    Fe đứng trước H2 trong dãy điện hóa do đó sẽ tan trong H2SO4 loãng tạo thành dung dịch và không có thêm kim loại bám vào vàng

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 → FeSO+ H2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️