Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 với nội dung câu hỏi trắc nghiệm được phân ở 4 mức độ, giúp bạn học có thể ôn luyện, củng cố, tự đánh giá năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:

    Từ muối tạo thành bazơ ta cần cho muối tác dụng với bazơ tan để tạo thành muối mới và bazơ mới.

    Phương trình phản ứng

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

  • Câu 2: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng

    Hàm lượng cacbon trong thép thấp hơn trong gang. Trong gang hàm lượng C là 2 – 5% và hàm lượng C trong thép là 0,01 – 2%.

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất đ­ược 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:

    Thực tế trong 1 tấn gang 95% Fe có

    mFe= 1.0,95 = 0,95 (tấn)

    Hiệu suất cả quá trình là 80% nên số lượng sắt theo lý thuyết tạo ra là

    mFe lý thuyết = 0,95:0,8 = 1,1875 ( tấn)

    Ta có sơ đồ phản ứng sau

                         Fe2O3 → 2Fe

    Theo sơ đồ 160 tấn → 112 tấn

    Theo đề bài x tấn ← 1,1875 tấn

    \Rightarrow x=\frac{1,1875.160}{112}=1,696\;(tấn)

    Khối lượng quặng hemantit chứa 60% Fe2O3 là: 

    m_{hemantit}=\frac{m_{Fe2O3}}{60\%}.100\%\\=\frac{1,696}{60\%}.100\%=2,827\;(tấn)

  • Câu 4: Nhận biết

    Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch CaCl2?

    Dung dịch CaCl2 phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo ra kết tủa trắng AgCl.

    Phương trình phản ứng minh họa

    CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ca(NO3)2

  • Câu 5: Thông hiểu

    Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng, được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế. Kim loại X là:

    Thủy ngân (Hg) là kim loại là chất lỏng ở nhiệt độ thường được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế

  • Câu 6: Nhận biết

    Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

    Cặp chất không xảy ra phản ứng là Zn và Al(NO3)3. vì Zn đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

  • Câu 7: Nhận biết

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là S, P, C, Si.

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho 100 gam dung dich HCl 36,5% vào bình đựng 17,4 gam MnO2, đun nhẹ. Thể tích khí clo (đktc) thoát ra lớn nhất bằng

    Phương trình phản ứng

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    Ta có:

    m_{HCl}\hspace{0.278em}=\frac{C\%.m_{dd}}{100\%}=\frac{36,5\%.100}{100\%}\hspace{0.278em}=36,5\hspace{0.278em}gam

    ⇒ nHCl = 36,5 : 36,5 = 1,0 mol;

    nMnO2 = 17,4: 87= 0,2 mol

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có xét tỉ lệ số mol

    \frac{n_{MnO2}}1<\frac{n_{HCl}}4\;(0,2\;<\;1:4)

    Vậy sau phản ứng HCl dư, MnO2 phản ứng hết, số mol Cl2 tính theo MnO2

    Theo phương trình phản ứng

    nCl2 = nMnO2 = 0,2 mol

    ⇒ VCl2 = 0,1.22,4 = 4,48 lít.

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho 1,02 gam oxit của một kim loại có công thức là M2O3 tác dụng vừa đủ 600 ml dung dịch HCl 0,1M. Công thức oxit đó.

     Đổi 600 ml = 0,6 lít 

    nHCl = 0,1.0,6 = 0,06 mol

    Phương trình phản ứng 

    M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nM2O3 = \frac16.nHCl = 0,06:6 = 0,01 mol

    MM2O3 = 1,02 : 0,01 = 102 gam/mol 

    Ta có 102 = 2.M + 16.3 

    ⇒ M = 27 gam/mol

    Vậy kim loại là Al, oxit kim loại là Al2O3.

  • Câu 10: Vận dụng

    Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

    Chỉ có CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl

    Phương trình phản ứng xảy ra

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

    Khí sinh ra chính là CO2

    ⇒ nCO2 = 0,672 : 22,4 = 0,03 mol

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    nCaCO3 = nCO2 = 0,03 mol

    ⇒ mCaCO3 = 0,03.100 = 3 gam 

    \%m_{CaCO3}=\frac3{12}.100\%=25\%

    %mCaSO4 = 100% - 25% = 75%.

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào sau đây không tác dụng với Oxi

     Oxi không tác dụng với một số kim loại như: Ag, Au, Pt …  

  • Câu 12: Vận dụng

    Hãy tính thể tích của 1 mol của Cu (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là: DCu = 8,94.

    Thể tích mol là thể tích chiếm bởi M gam kim loại đó.

    Áp dụng công thức:

     V = \frac mD với m = M gam. 

    V_{Cu}=\frac mD=\frac{64}{8,94}=7,16\;cm^3

  • Câu 13: Thông hiểu

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là Na, K, Ba.

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Na + 2H2O → NaOH + H2

    2K + 2H2O → KOH + H2

    Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

  • Câu 14: Nhận biết

    Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học

    Sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học là Ag, Fe, Zn, K

     

  • Câu 15: Nhận biết

    Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là:

    Kim loại dẻo nhất là Au

  • Câu 16: Nhận biết

    Fe không phản ứng được với dung dich nào dưới đây

    Fe không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

  • Câu 17: Nhận biết

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?

    Nhôm không phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

  • Câu 18: Nhận biết

    Biện pháp nào sau đây không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn?

    Biện pháp không bảo vệ được kim loại khỏi sự ăn mòn là:

    Rửa sạch kim loại bằng nước tự nhiên hoặc nước cây.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng

    Phát biểu chưa đúng: Kim loại càng tinh khiết thì sự ăn mòn kim loại càng mạnh.

  • Câu 20: Nhận biết

    Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau?

    Dựa vào tính chất khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy. của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau.

  • Câu 21: Vận dụng

    Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Cu không phản ứng được với dung dịch HCl.

    nH2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

    Viết phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng:

    nH2 = nFe = 0,15 mol

    ⇒ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam

    ⇒ mCu = mKL - mFe = 12 - 8,4 = 3,6 gam

  • Câu 22: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Phát biểu không đúng: supephotphat kép có độ dinh dưỡng thấp hơn supephotphat đơn

  • Câu 23: Nhận biết

    CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?

    Khi cho CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 ta thu được kết tủa CaCO3:

    Phương trình phản ứng minh họa

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

  • Câu 24: Thông hiểu

    Phương trình hóa học điều chế nước Javel là

    Nước Javen là dung dịch hỗn hợp của NaCl và NaClO

    Phương trình hóa học điều chế nước Javel là

    Cl2 + 2NaOH ⟶ NaCl + NaClO + H2O

  • Câu 25: Vận dụng

    Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

    Kim loại có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí là Al. Al trong không khí thường có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ.

  • Câu 26: Nhận biết

    Cặp chất phản ứng với nhau có hiện tương sủi bọt khí là

    Phương trình phản ứng minh họa các đáp án

    K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 ↑ + H2

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)

    Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 (↓)

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

    Flo không phản ứng với oxi

    Lưu huỳnh và oxi: S + O2 \xrightarrow{t^o} SO2

    Cacbon và oxi: C + O2 \xrightarrow{t^o} CO2

    Axit clohidric và photpho

    6HCl + 2P → 2PCl3 ​ + 3H2 ​ 

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho các chất: SO2, K2O, BaCO3, Ca(OH)2, HCl và H2O. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

    Số cặp chất có thể phản ứng được với nhau là 7 SO2, K2O, BaCO3, Ca(OH)2, HCl và H2O

    (1)  K2O + SO2 → K2SO3

    (2) Ca(OH)2 + SO2 → H2O + CaSO3

    (3) SO2 + H2O → H2SO3

    (4) K2O + 2HCl → 2KCl + H2O

    (5) K2O + H2O → 2KOH

    (6) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

    (7) Ca(OH)2 + 2HCl → 2H2O + CaCl2

  • Câu 29: Thông hiểu

    Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

    Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

    Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).

    Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm.

  • Câu 30: Nhận biết

    Clo là chất khí có màu

     Clo là chất khí có màu vàng lục.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo