Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 với nội dung câu hỏi trắc nghiệm được phân ở 4 mức độ, giúp bạn học có thể ôn luyện, củng cố, tự đánh giá năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dung dịch tác dụng được với các dung dịch: Fe(NO3)3, ZnCl2 là:

    Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, ZnCl2 là dung dịch KOH vì tạo kết tủa

    Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 ↓ + 3KNO3

    ZnCl2 + 2KOH → Zn(OH)2 ↓ + 2KCl

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất đ­ược 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu xuất của quá trình là 80% là:

    Thực tế trong 1 tấn gang 95% Fe có

    mFe= 1.0,95 = 0,95 (tấn)

    Hiệu suất cả quá trình là 80% nên số lượng sắt theo lý thuyết tạo ra là

    mFe lý thuyết = 0,95:0,8 = 1,1875 ( tấn)

    Ta có sơ đồ phản ứng sau

                         Fe2O3 → 2Fe

    Theo sơ đồ 160 tấn → 112 tấn

    Theo đề bài x tấn ← 1,1875 tấn

    \Rightarrow x=\frac{1,1875.160}{112}=1,696\;(tấn)

    Khối lượng quặng hemantit chứa 60% Fe2O3 là: 

    m_{hemantit}=\frac{m_{Fe2O3}}{60\%}.100\%\\=\frac{1,696}{60\%}.100\%=2,827\;(tấn)

  • Câu 3: Thông hiểu

    Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

    Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

    Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).

    Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo?

    Chất có thể tham gia phản ứng với clo là NaOH.

    Phương trình phản ứng liên quan:

     Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2

  • Câu 5: Nhận biết

    Cho 10,45 gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng vừa đủ với 7,28 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

    nCl2 = 7,28 : 22,4 = 0,325 mol

    Phương trình hóa học của phản ứng:

    2Al + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2AlCl3

    Cu + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CuCl2

    Số mol của Cl2 là 0,325 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mkim loại + mCl2 = m muối

    ⇒ mmuối = 10,45 + 0,325.71 = 33,525 (gam)

  • Câu 6: Nhận biết

    Chỉ ra phân bón nào sau đây là phân bón kép

    Phân bón dạng kép là phân bón chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. (NH4)2HPO4 có chứa các nguyên tố N, P.

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) là:

    nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học

    Mg + 2HCl → MgCl2 +H2

    1 mol                 1 mol

    0,2 mol               ? mol

    Theo phương trình ta có:

    nMg = nH2 = 0,2.1 = 0,2 mol

    VH2 = nH2 . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

  • Câu 8: Nhận biết

    Cho phương trình phản ứng hóa học sau:

    X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là

    Phương trình phản ứng 

    NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.  

    Vậy chất X là NaHCO3

  • Câu 9: Nhận biết

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách.

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn

    Phương trình phản ứng minh họa

    2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Kim loại nào không thể đẩy được kim loại Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4?

    Kim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4 là: Zn, Al, Fe

    K hoạt động rất mạnh khi tác dụng với dung dịch muối thì nó sẽ tác dụng với nước trước tạo thành Bazơ (KOH) sau đó mới phản ứng với CuSO4 

  • Câu 11: Vận dụng

    Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52 gam muối clorua. Giá trị của m là:

    Gọi số mol của Zn là x ⇒ Mg là 2x (Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Mg + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} MgCl2

    2x            → 2x

    Zn + Cl2 \overset{t^{\circ } }{ightarrow} ZnCl2

    x                → x

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    mmuối = 2x.95 + 136x = 6,52

    ⇒ x = 0,02

    m = 2.0,02.24 + 0,02.65 = 2,26 gam.

  • Câu 12: Nhận biết

    Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:

    Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong công nghiêp, người ta sản xuất bột than hoạt tính bằng cách đốt cháy gỗ hoặc dầu mỏ trong điều kiện thiếu không khí thu được muội than. Muội than này không dùng để.

     Trong công nghiêp, người ta sản xuất bột than hoạt tính bằng cách đốt cháy gỗ hoặc dầu mỏ trong điều kiện thiếu không khí thu được muội than. Muội than này không dùng để chế tạo bình/mặt nạ phòng độc

  • Câu 14: Thông hiểu

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

    (2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

    (3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

    (4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

    (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

    Số thí nghiệm tạo ra muối Fe (II) là:

     Thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:

    (3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    (4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 5,6 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là

    Phương trình hóa học xảy ra

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mFe + mCl2 = mFeCl3

    ⇒ mCl2 = mFeCl3 – mFe

    = 16,25 – 5,6 = 10,65 gam.

  • Câu 16: Nhận biết

    Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là:

    Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy ra khỏi muối của nó.

    Đó là Ni, Fe, Zn

  • Câu 17: Nhận biết

    Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:

    Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại Fe.

  • Câu 18: Nhận biết

    Tính chất nào không phải là tính chất vật lí của kim loại

     Tính chất cách điện không phải là tính chất vật lí của kim loại.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là

    Vai trò của oxi là để oxi hóa các tạp chất (S, Si, Mn), C và oxi hóa 1 phần Fe để tạo thành xỉ và tách ra khỏi gang.

  • Câu 20: Vận dụng

    Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm được làm bằng kim loại. Sau một thời gian thấy có hiện tượng bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có thể làm gỉ kim loại.

    Hóa chất có khả năng gây ra ăn mòn kim loại là axit HCl vì HCl có khả năng phản ứng với kim loại.

  • Câu 21: Nhận biết

    Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất 

    Phi kim mạnh nhất là nguyên tố flo (F).

  • Câu 22: Thông hiểu

    Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

    Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là Au và Ag (vàng và bạc)

  • Câu 23: Nhận biết

    Quặng hematit chứa:

    Thành phần chính của quặng hemantit là Fe2O3.

    Quặng manhetit: Fe3O4

    Quặng pirit sắt: FeS2

  • Câu 24: Nhận biết

    Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện:

    Phương trình phản ứng 

    FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 

    Hiện tượng thu được kết tủa màu nâu đỏ

  • Câu 25: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất?

    Đập mỏng thanh sắt và đem nung nóng ở nhiệt độ cao thanh sắt bị ăn mòn nhanh nhất

  • Câu 26: Nhận biết

    Ăn mòn kim loại là

     Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường

  • Câu 27: Nhận biết

    Dãy kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học

    Dãy kim loại được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ hoạt động hóa học là: Ag, Cu, Al, Na.

  • Câu 28: Nhận biết

    Một phi kim X ở thể rắn, tạo được 2 oxit XO2 và XO3. Phân tử khối của oxi này bằng 0,8 lần phân tử khối của oxit kia. Nguyên tố X là 

    Ta có MXO2 = 0,8. MXO3

    ⇒ (MX + 32) = 0,8(MX + 48)

    ⇒ MX = 32

    X là lưu huỳnh.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

    Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

    S ở thể rắn

    Br2 ở thể lỏng

  • Câu 30: Thông hiểu

    Khí N2 có lẫn khí CO2 có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2?

    Khí N2 có lẫn khí CO2 có thể dùng nước vôi trong để loại bỏ COvì CO2 phản ứng được với nước vôi trong để tạo thành kết tủa CaCO3 còn N2 không có phản ứng

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 môn Hóa học 9 Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo