Đề thi học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi HK1 Toán 11 được biên soạn gồm câu hỏi dạng trắc nghiệm, đúng sai và tự luận ngắn với 4 mức độ giúp học sinh củng cố kiến thức và khả năng giải toán 11 Chân trời sáng tạo
  • Số câu hỏi: 22 câu
  • Số điểm tối đa: 22 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về ''đường tròn lượng giác''?

    Mỗi đường tròn định hướng có bán kính R =
1, tâm trùng với gốc tọa độ là một đường tròn lượng giác.

  • Câu 2: Nhận biết

    Cho hai đường thẳng phân biệt ab trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa ab?

    Hai đường thẳng trong không gian có 4 VTTĐ: trùng nhau, cắt nhau, song song, chéo nhau.

    Vì hai đường thẳng phân biệt nên hai đường thẳng có 3 vị trí tương đối: cắt nhau, song song, chéo nhau.

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho tứ diện S.\  ABC. Trên SA,SC lần lượt lấy các điểm MN sao cho MN cắt AC tại E. Điểm E không thuộc mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau?

    Hình vẽ minh họa

    Do E \in AC \Rightarrow E \in
(SAC)E \in (ABC).

    Do E \in MN \Rightarrow E \in
(BMN).

  • Câu 4: Nhận biết

    Cho hai mặt phẳng (P)(Q) song song với nhau. Mệnh đề nào sau đây sai?

    Đáp án “Đường thẳng a \subset
(P) và đường thẳng b \subset
(Q) thì a\ //\ b” sai vì nếu (P)//(Q)và đường thẳng a \subset (P);\ b \subset (Q) thì ab có thể chéo nhau.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Giải phương trình 2\cos x = - 1 được nghiệm là:

    Ta có

    2cosx = - 1 \Leftrightarrow \cos x = -
\frac{1}{2}

    \Leftrightarrow x = \pm \frac{2\pi}{3} +
k2\pi,\left( k\mathbb{\in Z} ight)

    Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x =
\pm \frac{2\pi}{3} + k2\pi,k\mathbb{\in Z}

  • Câu 6: Nhận biết

    Trong các dãy số sau đây, dãy số nào là cấp số cộng?

    Ta có dãy số 1; - 3; - 7; - 11; -
15 là một cấp số cộng có công sai d
= - 4.

  • Câu 7: Nhận biết

    Cho dãy số \left( u_{n} ight) với u_{n} = 2n + 5. Số 19 là số hạng thứ bao nhiêu của dãy số đó?

    Ta có

    u_{n} = 19 \Leftrightarrow 2n + 5 =
19

    \Leftrightarrow 2n = 14 \Leftrightarrow n
= 7.

    Vậy 19 là số hạng thứ 7 của dãy số đã cho.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho hai dãy số \left( u_{n}
ight);\left( v_{n} ight) với u_{n} = 2n + 1v_{n} = \frac{1}{1 - n}. Khi đó \lim_{n ightarrow + \infty}\left( u_{n}v_{n}
ight) bằng:

    Ta có:

    u_{n}v_{n} = (2n + 1).\frac{1}{1 - n} =
\frac{2n + 1}{1 - n}

    \Rightarrow \lim_{n ightarrow +
\infty}\left( u_{n}v_{n} ight) = \lim_{n ightarrow + \infty}\frac{2n
+ 1}{1 - n} = \lim_{n ightarrow + \infty}\frac{2 +
\frac{1}{n}}{\frac{1}{n} - 1} = - 2

  • Câu 9: Nhận biết

    Khảo sát thời gian tập thể dục trong ngày của một số học sinh khối 11 thu được mẫu số liệu ghép nhóm như sau:

    Thời gian (phút)

    [0; 10)

    [10; 20)

    [20; 30)

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    Số học sinh

    7

    13

    9

    18

    22

    6

    Nhóm chứa trung vị là:

    Cỡ mẫu của bảng số liệu này là n =
75, nên nhóm chứa trung vị là nhóm chứa giá trị thứ 38, suy ra đó là nhóm \lbrack 30;40)

  • Câu 10: Nhận biết

    Lượng nước tiêu thụ trong một tháng của các hộ gia đình trong một khu chung cư được ghi lại như sau:

    Lượng nước (m3)

    [0; 20)

    [20; 40)

    [40; 60)

    [60; 80)

    [80; 100)

    [100; 120)

    Số hộ gia đỉnh

    6

    12

    10

    7

    4

    2

    Giá trị đại diện của nhóm chứa mốt của mẫu số liệu trên là.

    Vì nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là nhóm \lbrack 20;40)nên giá trị đại diện của nhóm này là 30.

  • Câu 11: Nhận biết

    Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của ACBD, M là trung điểm SC. Khằng định nào sau đây là đúng?

    Hình vẽ minh họa

    Ta có OM là đường trung bình tam giác SAC nên OM//SA, mà SA
\subset (SAD)OM ⊄
(SAD) suy ra OM//(SAD).

  • Câu 12: Nhận biết

    Tìm giới hạn \lim_{x ightarrow ( -
3)^{+}}\frac{3 + 2x}{x + 3}.

    Ta có \lim_{x ightarrow ( - 3)^{+}}(3 +
2x) = - 3, \lim_{x ightarrow ( -
3)^{+}}(x + 3) = 0x + 3 >
0 nên \lim_{x ightarrow ( - \
3)^{+}}\frac{3 + 2x}{x + 3} = - \infty.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Cho cấp số cộng có u_{1} = 5, d = 2. Khi đó:

    a) u_{6} = 15. Đúng||Sai

    b) Số hạng tổng quát thứ n của cấp số cộng là u_{n} = 2n + 3. Đúng||Sai

    c) Tổng nsố hạng đầu tiên của cấp số cộng là S_{n} = n^{2} + 4n. Đúng||Sai

    d) Tổng S = u_{10} + u_{11} + .. + u_{20}
= 310. Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Cho cấp số cộng có u_{1} = 5, d = 2. Khi đó:

    a) u_{6} = 15. Đúng||Sai

    b) Số hạng tổng quát thứ n của cấp số cộng là u_{n} = 2n + 3. Đúng||Sai

    c) Tổng nsố hạng đầu tiên của cấp số cộng là S_{n} = n^{2} + 4n. Đúng||Sai

    d) Tổng S = u_{10} + u_{11} + .. + u_{20}
= 310. Sai||Đúng

    a) Áp dụng công thức tính số hạng tổng quát thứ n của cấp số cộng ta có:

    u_{6} = u_{1} + 5d = 5 + 5.2 =
15.

    b) Áp dụng công thức tính số hạng tổng quát thứ n của cấp số cộng ta có:

    u_{n} = u_{1} + (n - 1)d = 5 + (n - 1).2
= 2n + 3.

    c) Áp dụng công thức tính tổng nsố hạng đầu tiên của cấp số cộng ta có:

    S_{n} = nu_{1} + \frac{(n - 1)n}{2}d = 5n
+ \frac{(n - 1)n}{2}.2 = n^{2} + 4n.

    d) Ta viết lại

    S = u_{10} + u_{11} + .. +
u_{20}

    = \left( u_{1} + u_{2} + .. + u_{20}
ight) - \left( u_{1} + u_{2} + .. + u_{9} ight)

    = S_{20} - S_{9} = 480 - 117 =
363.

  • Câu 14: Vận dụng

    Một bảng xếp hạng đã tính điềm chuần hoá cho chỉ số nghiên cứu của một số trường đại học ở Việt Nam và thu được kết quả sau:

    Điểm

    [10; 20)

    [20; 30)

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    [60; 70)

    Số trường

    4

    19

    6

    2

    3

    1

    Các mệnh đề sau đúng hay sai

    a) Số liệu đã cho cho có 35 mẫu số liệu. Đúng||Sai

    b) Số trung vị của mẫu số liệu là M_{e} =
12. Sai||Đúng

    c) Số trung bình của mẫu số liệu đã cho là 28. Sai||Đúng

    d) Ngưỡng điểm đề đưa ra danh sách 25\% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam là trên 35,42. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Một bảng xếp hạng đã tính điềm chuần hoá cho chỉ số nghiên cứu của một số trường đại học ở Việt Nam và thu được kết quả sau:

    Điểm

    [10; 20)

    [20; 30)

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    [60; 70)

    Số trường

    4

    19

    6

    2

    3

    1

    Các mệnh đề sau đúng hay sai

    a) Số liệu đã cho cho có 35 mẫu số liệu. Đúng||Sai

    b) Số trung vị của mẫu số liệu là M_{e} =
12. Sai||Đúng

    c) Số trung bình của mẫu số liệu đã cho là 28. Sai||Đúng

    d) Ngưỡng điểm đề đưa ra danh sách 25\% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam là trên 35,42. Đúng||Sai

    a) Ta có cỡ mẫu n = 4 + 19 + 6 + 2 + 3 +
1 = 35. Vậy đáp án a) đúng.

    b) Gọi x_{1},x_{2},...,x_{35} được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khi đó, trung vị là x_{18}. Do x_{18} thuộc nhóm \lbrack 20;30) nên nhóm này chứa trung vị.

    Suy ra p = 2, a_{2} = 20, a_{3} = 30, m_{2} = 19, m_{1} = 4, a_{3} - a_{2} = 10.

    M_{e} = a_{p} + \dfrac{\dfrac{n}{2} -\left( m_{1} + ... + m_{p - 1} ight)}{m_{p}}.\left( a_{p + 1} - a_{p}ight)

    = 20 + \dfrac{\dfrac{35}{2} - 4}{19}.10 =\frac{515}{19} \approx 27,1.

    Vậy đáp án b) sai.

    c) Số trung bình của mẫu số liệu là

    \overline{x} = \frac{15 \times 4 + 25
\times 19 + 35 \times 6 + 45 \times 2 + 55 \times 3 + 65}{35} =
\frac{213}{7} \approx 30,4.

    Vậy đáp án c) sai.

    d) Điểm ngưỡng để đưa ra danh sách 25\% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam là tứ phân vị thứ ba.

    Cỡ mẫu n = 35

    Tứ phân vị thứ ba Q_{3}x_{27}x_{27} thuộc nhóm [30;40) nên nhóm này chứa Q_{3}.

    Do đó, \left\{ \begin{matrix}
p = 3,a_{3} = 30,m_{3} = 6 \\
m_{1} + m_{2} = 4 + 19 = 23 \\
a_{4} - a_{3} = 10 \\
\end{matrix} ight. và ta có:

    Q_{3} = 30 + \dfrac{\dfrac{3 \times 35}{4}- 23}{6}.10 = 35,42.

    Vậy để đưa ra danh sách 25\% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam ta lấy các trường có điểm chuẩn hóa trên 35.42.

    Vậy đáp án d) đúng.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.\ ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi N là trung điểm của cạnh SC. Lấy điểm M đối xứng với B qua A, OMcắt ADtại K. Gọi giao điểm G của đường thẳng MN với mặt phẳng(SAD). Xét tính đúng sai các khẳng định sau:

    a) MD//AC. Đúng||Sai

    b) Đường ONSA cắt nhau. Sai||Đúng

    c) GK//ON. Đúng||Sai

    d) Tỉ số \frac{GM}{GN} = 3. Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Cho hình chóp S.\ ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi N là trung điểm của cạnh SC. Lấy điểm M đối xứng với B qua A, OMcắt ADtại K. Gọi giao điểm G của đường thẳng MN với mặt phẳng(SAD). Xét tính đúng sai các khẳng định sau:

    a) MD//AC. Đúng||Sai

    b) Đường ONSA cắt nhau. Sai||Đúng

    c) GK//ON. Đúng||Sai

    d) Tỉ số \frac{GM}{GN} = 3. Sai||Đúng

    Hình vẽ minh họa

    a) Xét tứ giác AMDC\left\{ \begin{matrix}
AM//DC \\
AM = DC( = AB) \\
\end{matrix} ight..

    Suy ra tứ giác AMDC là hình bình hành

    Nên MD//AC. Vậy khẳng định a đúng

    b) Vì O là trung điểm AC,N là trung điểm SC nên ON\ //\ SA (tính chất đường trung bình).

    Vậy khẳng định b sai.

    c) \left\{ \begin{matrix}
ON\ //\ SA \\
ON \subset (OMN) \\
SA \subset (SAD) \\
(OMN) \cap (SAD) = GK \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow GK//ON//SA

    Vậy khẳng định c đúng.

    d) Áp dụng định lí Talet choGK\ //\
ON, ta có:

    \frac{GM}{GN} = \frac{KM}{KO} (1)

    Gọi I là trung điểm của AB, vì O là trung điểm của BD nên theo tính chất đường trung

    bình, OI\ //\ AD, vậy theo định lí Talet:

    \frac{KM}{KO} = \frac{AM}{AI} =
\frac{AB}{AI} = 2. (2)

    Từ (1) và (2), ta có \frac{GM}{GN} =
2.

    Vậy khẳng định d sai.

  • Câu 16: Vận dụng

    Xét tính đúng sai của các khẳng định sau:

    a) \lim_{x ightarrow 3}\left( x^{2} - x
+ 3 ight) = 9. Đúng||Sai

    b) Biết rằng \lim_{x ightarrow 1}f(x) =
2, \lim_{x ightarrow 1}g(x) =
4. Khi đó \lim_{x ightarrow
1}\left( 3f(x) - 5g(x) ight) = - 13. Sai||Đúng

    c) \lim_{x ightarrow 2}\frac{\sqrt{4x +1} - 3}{x^{2} - 4} = 1. Sai||Đúng

    d) Biết \lim_{x ightarrow
2}\frac{2x^{2} - ax + 4}{x^{2} - 3x + 2} = b(với a;b\mathbb{\in R}). Khi đó a^{2} + b^{2} = 40. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Xét tính đúng sai của các khẳng định sau:

    a) \lim_{x ightarrow 3}\left( x^{2} - x
+ 3 ight) = 9. Đúng||Sai

    b) Biết rằng \lim_{x ightarrow 1}f(x) =
2, \lim_{x ightarrow 1}g(x) =
4. Khi đó \lim_{x ightarrow
1}\left( 3f(x) - 5g(x) ight) = - 13. Sai||Đúng

    c) \lim_{x ightarrow 2}\frac{\sqrt{4x +1} - 3}{x^{2} - 4} = 1. Sai||Đúng

    d) Biết \lim_{x ightarrow
2}\frac{2x^{2} - ax + 4}{x^{2} - 3x + 2} = b(với a;b\mathbb{\in R}). Khi đó a^{2} + b^{2} = 40. Đúng||Sai

    a) Đúng.

    \lim_{x ightarrow 3}\left( x^{2} - x
+ 3 ight) = 3^{2} - 3 + 3 = 9

    b) Sai.

    \lim_{x ightarrow 1}\left( 3f(x) -
5g(x) ight) = 3.2 - 5.4 = - 14

    c) Sai.

    \lim_{x ightarrow 2}\frac{\sqrt{4x +
1} - 3}{x^{2} - 4} = \lim_{x ightarrow 2}\frac{4x + 1 - 9}{(x - 2)(x +
2)(\sqrt{4x + 1} + 3)}

    = \lim_{x ightarrow 2}\frac{4}{(x +
2)(\sqrt{4x + 1} + 3)} = \frac{1}{6}

    d) Đúng.

    Xét thấy x = 2 là nghiệm của phương trình x^{2} - 3x + 2 = 0 (mẫu số) nên x = 2 cũng là một nghiệm của phương trình 2x^{2} - ax + 4 =
0 (tử số) \Rightarrow a = 6.

    Khi đó:

    \lim_{x ightarrow 2}\frac{2x^{2} - ax +4}{x^{2} - 3x + 2} = \lim_{x ightarrow 2}\frac{2x^{2} - 6x + 4}{x^{2}- 3x + 2} = 2.

    Vậy a = 6;b = 2 \Rightarrow a^{2} + b^{2}
= 36 + 4 = 40.

  • Câu 17: Nhận biết

    Một bánh xe của người đi xe ô tô quay được 1 vòng trong 0,1giây. Hỏi trong thời gian đó, bánh xe quay được góc có số đo (rad) là bao nhiêu? (làm tròn đến hàng phần trăm).

    Đáp án: 6,28

    Đáp án là:

    Một bánh xe của người đi xe ô tô quay được 1 vòng trong 0,1giây. Hỏi trong thời gian đó, bánh xe quay được góc có số đo (rad) là bao nhiêu? (làm tròn đến hàng phần trăm).

    Đáp án: 6,28

    Số đo góc quay của 1 vòng là 2\pi.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Một người xếp chồng những khúc gỗ có kích thước như nhau thành 10 hàng. Sau khi xếp xong người đó nhận thấy mỗi hàng nằm liền phía trên thì ít hơn hàng dưới 1 khúc gỗ và hàng trên cùng có 1 khúc gỗ. Hỏi người đó có tổng cộng bao nhiêu khúc gỗ?

    Đáp án: 55

    Đáp án là:

    Một người xếp chồng những khúc gỗ có kích thước như nhau thành 10 hàng. Sau khi xếp xong người đó nhận thấy mỗi hàng nằm liền phía trên thì ít hơn hàng dưới 1 khúc gỗ và hàng trên cùng có 1 khúc gỗ. Hỏi người đó có tổng cộng bao nhiêu khúc gỗ?

    Đáp án: 55

    Mỗi hàng liền phía trên ít hơn hàng dưới 1 khúc gỗ và hàng trên cùng có 1 khúc gỗ nên ta có đây là tổng của một cấp số cộng có: u_{1} = 1;d = 1;n = 10.

    Khi đó, tổng số khúc gỗ là:

    S_{10} = \frac{n\left( 2u_{1} + (n - 1)d
ight)}{2}

    = \frac{10\left( 2.1 + (10 - 1)1
ight)}{2} = 55 (khúc gỗ).

  • Câu 19: Thông hiểu

    Thống kê tiền điện tháng 12/2024 của các hộ gia đình xóm A cho bởi bảng số liệu sau:

    Số tiền (nghìn đồng)

    [350; 400)

    [400; 450)

    [450; 500)

    [500; 550)

    [550; 600)

    Số hộ gia đình

    6

    14

    21

    17

    2

    Tính tiền điện trung bình của các hộ gia đình trong xóm A (kết quả làm tròn đến nghìn đồng)

    Đáp án: 471 nghìn đồng.

    Đáp án là:

    Thống kê tiền điện tháng 12/2024 của các hộ gia đình xóm A cho bởi bảng số liệu sau:

    Số tiền (nghìn đồng)

    [350; 400)

    [400; 450)

    [450; 500)

    [500; 550)

    [550; 600)

    Số hộ gia đình

    6

    14

    21

    17

    2

    Tính tiền điện trung bình của các hộ gia đình trong xóm A (kết quả làm tròn đến nghìn đồng)

    Đáp án: 471 nghìn đồng.

    Ta có giá trị đại diện của các nhóm lần lượt là: 375;\ \ 425;\ \ 475;\ \ 525;\ \ 575

    Trung bình cộng của bảng số liệu trên là:

    \frac{375 \times 6 + 425 \times 14 + 475
\times 21 + 525 \times 17 + 575 \times 2}{60}

    = 470,8(3) \simeq 471 (nghìn đồng).

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I,K lần lượt là trung điểm các cạnh BC,CDM là điểm trên cạnh SB sao cho\
\frac{SM}{SB} = \frac{1}{3}. Gọi N là gia điểm của MD và mặt phẳng (SIK). Tính tỉ số \frac{ND}{NM}.

    Đáp án: 3

    Đáp án là:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I,K lần lượt là trung điểm các cạnh BC,CDM là điểm trên cạnh SB sao cho\
\frac{SM}{SB} = \frac{1}{3}. Gọi N là gia điểm của MD và mặt phẳng (SIK). Tính tỉ số \frac{ND}{NM}.

    Đáp án: 3

    Hình vẽ minh họa

    Ta có M là điểm trên cạnh SB, \frac{SM}{SB} = \frac{1}{3} nên \frac{MB}{MS} = 2.

    IK//BD nên IK//(SBD) suy ra (SBD) \cap (SIK) = Sx,\ \ Sx//IK//BD.

    Trong (SBD),\ \ DM \cap Sx =
N.

    N chính là giao điểm của DM(SIK).

    Trong (SBD), có Sx//BD nên hai tam giác \Delta SMN \Delta BMD đồng dạng.

    Do đó \frac{MD}{MN} = 2 \Rightarrow
\frac{ND}{NM} = 3.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Tìm giá trị của tham số m để hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}
\frac{x^{2} - x - 2}{x - 2} & \ khi\ x eq 2 \\
m & \ khi\ x = 2 \\
\end{matrix} ight. liên tục trên \mathbb{R}.

    Đáp án: 3

    Đáp án là:

    Tìm giá trị của tham số m để hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}
\frac{x^{2} - x - 2}{x - 2} & \ khi\ x eq 2 \\
m & \ khi\ x = 2 \\
\end{matrix} ight. liên tục trên \mathbb{R}.

    Đáp án: 3

    Phần giải chi tiết

    Tập xác định \mathcal{D} =
\mathbb{R}.

    Hàm số f(x) liên tục trên các khoảng ( - \infty;2),(2; +
\infty).

    Ta có \left\{ \begin{matrix}
f(2) = m \\
\lim_{x ightarrow 2}f(x) = \lim_{x ightarrow 2}\frac{x^{2} - x -
2}{x - 2} = \lim_{x ightarrow 2}(x + 1) = 3. \\
\end{matrix} ight.

    Hàm số f(x) liên tục trên \mathbb{R} khi và chỉ khi f(2) = \lim_{x ightarrow 2}f(x) \Leftrightarrow
m = 3.

  • Câu 22: Vận dụng

    Một cái hồ chứa 600 lít nước ngọt. Người ta bơm nước biển có nồng độ muối 30 gam/lít vào hồ với tốc độ 15 lít/phút. Nồng độ muối trong hồ dần về bao nhiêu gam/lít khi t dần về dương vô cùng?

    Đáp án: 30

    Đáp án là:

    Một cái hồ chứa 600 lít nước ngọt. Người ta bơm nước biển có nồng độ muối 30 gam/lít vào hồ với tốc độ 15 lít/phút. Nồng độ muối trong hồ dần về bao nhiêu gam/lít khi t dần về dương vô cùng?

    Đáp án: 30

    Sau t phút bơm nước vào hồ thì lượng nước là 600 + 15t (lít) và lượng muối có được là 30.15t (gam).

    Nồng độ muối của nước là

    C(t) = \frac{30.15t}{600 + 15t} =
\frac{30t}{40 + t} (gam/lít).

    Khi t dần về dương vô cùng, ta có

    \lim_{t ightarrow + \infty}C(t) =
\lim_{t ightarrow + \infty}\frac{30t}{40 + t} = \lim_{t ightarrow +
\infty}\frac{30t}{t\left( \frac{40}{t} + 1 ight)}

    = \lim_{t ightarrow +
\infty}\frac{30}{\frac{40}{t} + 1} = 30\ (gam/lít).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo