Đề thi học kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi cuối kì 1 Toán 11 được biên soạn gồm câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi đúng sai và câu hỏi ngắn thuộc 5 chuyên đề trọng tâm giúp bạn học có thêm tài liệu ôn thi, củng cố nội dung kiến thức Toán 11 sách Kết nối tri thức.
  • Số câu hỏi: 22 câu
  • Số điểm tối đa: 22 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Cho góc \alpha được biểu diễn trên đường tròn lượng giác như hình vẽ. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

    Góc \alpha được biểu diễn như hình vẽ, khi đó \sin\alpha > 0,cos\alpha
< 0,tan\alpha < 0,cot\alpha < 0.

    Tung độ của điểm M\sin\alpha suy ra \sin\alpha > \frac{1}{2}

    Mệnh đề đúng là \sin\alpha - \frac{1}{2}
> 0.

  • Câu 2: Nhận biết

    Với x là góc bất kì và các biểu thức có nghĩa. Đẳng thức nào dưới đây đúng?

    Đẳng thức đúng: sin2x = 2sinx\cos
x.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho hàm số y = 2cos\left( x +
\frac{\pi}{3} ight) + 3 có giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là M, m. Tính giá trị của biểu thức S = 20M - 12m.

    Ta có: - 1 \leq \cos\left( x +
\frac{\pi}{3} ight) \leq 1

    Nên 1 \leq 2cos\left( x + \frac{\pi}{3}
ight) + 3 \leq 5.

    Suy ra S = 20M - 12m = 20.5 - 12.1 =
88.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Số nghiệm trong khoảng ( - \pi\ ;\
\pi) của phương trình 1 - \cos2x =0 là

    Ta có:

    1 - cos2x = 0

    \Leftrightarrow cos2x = 1

    \Leftrightarrow 2x = k2\pi;\left(
k\mathbb{\in Z} ight)

    \Leftrightarrow x = k\pi\left(
k\mathbb{\in Z} ight).

    Với - \pi < x < \pi thì - 1 < k < 1.

    Suy ra k = 0.

    Vậy có 1 nghiệm trong khoảng ( - \pi\ ;\
\pi).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một cấp số cộng gồm 5 số hạng. Hiệu số hạng đầu và số hạng cuối bằng 20. Tìm công sai d của cấp số cộng đã cho?

    Gọi năm số hạng của cấp số cộng đã cho là: u_{1}^{};u_{2}^{};u_{3}^{};u_{4}^{};u_{5}^{}.

    Theo đề bài ta có:

    u_{1} - u_{5} = 20

    \Leftrightarrow u_{1} - (u_{1} + 4d) =
20

    \Leftrightarrow d = - 5

    Vậy công sai của cấp số cộng đã cho là d
= - 5

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho dãy số \left( u_{n} ight) xác định bởi \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = 1 \\
u_{n + 1} + 5 = 2\left( u_{n} + 5 ight) \\
\end{matrix} ight.. Tính số hạng thứ 2024 của dãy số đó?

    Ta có v_{n} = u_{n} + 5, \forall n \in Ν^{*} \Rightarrow v_{n + 1} =
2v_{n}, \forall n \in
Ν^{*}

    Do đó \left( v_{n} ight) là cấp số nhân với v_{1} = 6, q = 2, v_{n}
= 6.q^{n - 1};

    v_{2024} =
6.2^{2023} \Rightarrow u_{2024} = 6.2^{2023} - 5.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thống kê điểm số (thang điểm 10) của 50 học sinh tham dự kỳ thi giữa kỳ 1 của lớp 11A, ta có bảng số liệu sau:

    Điểm

    [0; 2)

    [2; 4)

    [4; 6)

    [6; 8)

    [8; 10)

    Số học sinh

    5

    7

    13

    18

    7

    Tìm mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

    Từ bảng số liệu, nhóm chứa mốt sẽ là \lbrack 6\ ;\ 8).

    Khi đó mốt là

    M_{0} = 6 + \frac{18 - 13}{(18 - 13) +
(18 - 7)}.(8 - 6) = 6,625 \approx 6,63.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thống kê điểm số (thang điểm 10) của 50 học sinh tham dự kỳ thi giữa kỳ 1 của lớp 11A, ta có bảng số liệu sau:

    Điểm

    [0; 2)

    [2; 4)

    [4; 6)

    [6; 8)

    [8; 10)

    Số học sinh

    5

    7

    13

    18

    7

    Tìm tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm trên. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

    Ta có bảng số liệu:

    Điểm

    [0; 2)

    [2; 4)

    [4; 6)

    [6; 8)

    [8; 10)

    Số học sinh

    5

    7

    13

    18

    7

    Tần số tích lũy

    5

    12

    25

    43

    50

    \frac{n}{4} = \frac{50}{4} =
12,5 nên nhóm chứa tứ phân vị thứ nhất là \lbrack 4\ ;\ 6).

    Khi đó tứ phân vị thứ nhất là

    Q_{1} = 4 + \frac{\frac{50}{4} -
12}{13}.(6 - 4) = \frac{53}{13} \approx 4,08.

  • Câu 9: Nhận biết

    Cho hình chóp S.ABCDcó đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi I,J lần lượt là trung điểm SA, SC. Đường thẳng IJ song song với đường thẳng nào trong các đường thẳng sau?

    Hình vẽ minh họa

    Do IJ là đường trung bình của tam giác SAC \Rightarrow
IJ//AC.

  • Câu 10: Nhận biết

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Hình chiếu song song của điểm A theo phương CD lên mặt phẳng (SBC) là điểm nào sau đây?

    Hình vẽ minh họa

    Do AB \cap (SBC) = \left\{ B
ight\} suy ra hình chiếu song song của điểm A theo phương CD\ \ (CD//AB) lên mặt phẳng (SBC) là điểm B.

  • Câu 11: Nhận biết

    Cho dãy số \left( u_{n} ight) với u_{n} = \frac{4^{n - 1}}{5^{n -
2}}. Tính \lim_{n ightarrow +
\infty}u_{n}.

    Ta có:

    \lim_{n ightarrow + \infty}u_{n} =
\lim_{n ightarrow + \infty}\frac{4^{n - 1}}{5^{n - 2}} = \lim_{n
ightarrow + \infty}\left( \left( \frac{4}{5} ight)^{n}.\frac{4^{-
1}}{5^{- 2}} ight) = 0

  • Câu 12: Vận dụng

    Phương trình nào dưới đây có nghiệm trong khoảng (0;1)?

    Xét phương án 2x^{2} - 3x + 4 =
0: 2x^{2} - 3x + 4 = 0\Delta = 9 - 32 = - 23

    => Phương trình vô nghiệm.

    Xét phương án 3x^{4} - 4x^{2} + 5 =
0: 3x^{4} - 4x^{2} + 5 =
0

    Đặt t = x^{2}(t \geq 0), phương trình trở thành: 3t^{2} - 4t + 5 =
0.

    \Delta' = 4 - 15 = - 11

    => Phương trình vô nghiệm.

    Xét phương án (x - 1)^{5} - x^{7} - 2 =
0: (x - 1)^{5} - x^{7} - 2 = 0
\Leftrightarrow (x - 1)^{5} = x^{7} + 2

    \forall x \in (0;1) \Rightarrow \left\{
\begin{matrix}
x - 1 < 0 \Rightarrow (x - 1)^{5} < 0 \\
x^{7} + 2 > 2 \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow Phương trình vô nghiệm.

    Xét phương án 3x^{2024} - 8x + 4 =
0: 3x^{2024} - 8x + 4 = 0, xét f(x) = 3x^{2024} - 8x + 4.

    \left\{ \begin{matrix}
f(0) = 3.0 - 8.0 + 4 = 4 \\
f(1) = 3.1 - 8.1 + 4 = - 1 \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow f(0).f(1) < 0

    Mặc khác hàm số f(x) liên tục trên \mathbb{R} do đó liên tục trên \lbrack 0;1brack.

    Vậy phương trình 3x^{2024} - 8x + 4 =
0 có ít nhất một nghiệm trong khoảng (0;1).

  • Câu 13: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I,J lần lượt là trọng tâm của hai tam giác SABSCD;\ \ E,F lần lượt là trung điểm của ABCD. Khi đó:

    a) \frac{SJ}{SF} = \frac{2}{3}. Đúng||Sai

    b) IJ//\ (ABCD). Đúng||Sai

    c) BC song song với mặt phẳng (SAD),(SEF). Đúng||Sai

    d) BC cắt mặt phẳng (AIJ). Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I,J lần lượt là trọng tâm của hai tam giác SABSCD;\ \ E,F lần lượt là trung điểm của ABCD. Khi đó:

    a) \frac{SJ}{SF} = \frac{2}{3}. Đúng||Sai

    b) IJ//\ (ABCD). Đúng||Sai

    c) BC song song với mặt phẳng (SAD),(SEF). Đúng||Sai

    d) BC cắt mặt phẳng (AIJ). Sai||Đúng

    Hình vẽ minh họa

    a) Đúng.

    Do I,J lần lượt là trọng tâm của tam giác SABSCD nên \frac{SI}{SE} = \frac{SJ}{SF} =
\frac{2}{3}.

    b) Đúng.

    Do I,J lần lượt là trọng tâm của tam giác SABSCD nên

    \frac{SI}{SE} = \frac{SJ}{SF} =
\frac{2}{3} \Rightarrow IJ//EF

    \ EF \subset (ABCD) \Rightarrow
IJ//(ABCD).

    c) Đúng.

    BC//AD,AD \subset (SAD) \Rightarrow
BC//(SAD).

    EF là đường trung bình của hình bình hành ABCD nên

    BC//EF,EF \subset (SEF) \Rightarrow
BC//(SEF).

    d) Sai.

    Ta có: IJ//EF,EF//BC \Rightarrow
BC//IJIJ \subset (AIJ)
\Rightarrow BC//(AIJ).

  • Câu 14: Thông hiểu

    Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:

    a) AD//(ABF). Sai||Đúng

    b) (AFD)//(BEC). Đúng||Sai

    c) (ABD)//(EFC). Sai||Đúng

    d) Sáu điểm A,B,C,D,E,F là 6 đỉnh của một hình lăng trụ tam giác. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:

    a) AD//(ABF). Sai||Đúng

    b) (AFD)//(BEC). Đúng||Sai

    c) (ABD)//(EFC). Sai||Đúng

    d) Sáu điểm A,B,C,D,E,F là 6 đỉnh của một hình lăng trụ tam giác. Đúng||Sai

    Hình vẽ minh họa

    a) Sai: AD và (ABF) cắt nhau tại A.

    b) Đúng.

    Vì ABCD là hình bình hành nên AD \parallel BC, suy ra AD \parallel (BEC).

    Vì ABEF là hình bình hành nên AF \parallel BE, suy ra AF \parallel (BEC).

    ADAFcắt nhau nên (AFD) \parallel (BEC).

    c) Sai: Vì (ABD) và (EFC) có điểm C chung.

    d) Đúng:

    Vì ABCDABEF là hình bình hành nên AB,\ CD,\ FE đôi một song song

    Mặt khác (AFD) \parallel (BEC) (theo câu b)

    Do đó 6 điểm A,B,C,D,E,F là 6 đỉnh của một hình lăng trụ tam giác

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}- \dfrac{x}{2}\ \ khi\ \ x \leq 1 \\\dfrac{x^{2} - 3x + 2}{x^{2} - 1}\ \ khi\ \ x > 1 \\\end{matrix} ight.. Các kết luận dưới đây đúng hay sai?

    a)\ \lim_{x ightarrow 0}f(x) = - \
2. Sai||Đúng

    b)\ \lim_{x ightarrow 3}f(x) = + \
\infty. Sai||Đúng

    c)\lim_{x ightarrow + \ \infty}f(x) =
1. Đúng||Sai

    d) Hàm số f(x) liên tục tại x_{0} = 1. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Cho hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}- \dfrac{x}{2}\ \ khi\ \ x \leq 1 \\\dfrac{x^{2} - 3x + 2}{x^{2} - 1}\ \ khi\ \ x > 1 \\\end{matrix} ight.. Các kết luận dưới đây đúng hay sai?

    a)\ \lim_{x ightarrow 0}f(x) = - \
2. Sai||Đúng

    b)\ \lim_{x ightarrow 3}f(x) = + \
\infty. Sai||Đúng

    c)\lim_{x ightarrow + \ \infty}f(x) =
1. Đúng||Sai

    d) Hàm số f(x) liên tục tại x_{0} = 1. Đúng||Sai

    a) Sai

    \lim_{x ightarrow 0}f(x) = \lim_{x
ightarrow 0}\left( - \frac{x}{2} ight) = 0.

    b) Sai

    \lim_{x ightarrow 3}f(x) = \lim_{xightarrow 3}\left( \frac{x^{2} - 3x + 2}{x^{2} - 1} ight) =\frac{1}{4}.

    c) Đúng

    \lim_{x ightarrow + \ \infty}f(x) =
\lim_{x ightarrow + \ \infty}\left( \frac{x^{2} - 3x + 2}{x^{2} - 1}
ight)

    = \lim_{x ightarrow + \ \infty}\left(
\frac{x - 2}{x + 1} ight) = \lim_{x ightarrow + \ \infty}\left( 1 -
\frac{3}{x + 1} ight) = 1.

    d) Đúng

    Ta có:

    f(1) = - \frac{1}{2}\lim_{x ightarrow 1^{-}}f(x) = \lim_{x
ightarrow 1^{-}}\left( - \frac{x}{2} ight) = -
\frac{1}{2}.

    \lim_{x ightarrow 1^{+}}f(x) = \lim_{x
ightarrow 1^{+}}\left( \frac{x^{2} - 3x + 2}{x^{2} - 1} ight) =
\lim_{x ightarrow 1^{+}}\left( \frac{x - 2}{x + 1} ight) = -
\frac{1}{2}.

    Vậy f(1) = \lim_{x ightarrow 1^{-}}f(x)
= \lim_{x ightarrow 1^{+}}f(x) nên hàm số f(x) liên tục tại x_{0} = 1.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M,N lần lượt là trung điểm các cạnh ABCD, P là trung điểm cạnh SA. Khi đó:

    a) MN//BC Đúng||Sai

    b) PN//SD Sai||Đúng

    c) MN//(SAD) Đúng||Sai

    d) SC cắt mặt phẳng (MNP) Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M,N lần lượt là trung điểm các cạnh ABCD, P là trung điểm cạnh SA. Khi đó:

    a) MN//BC Đúng||Sai

    b) PN//SD Sai||Đúng

    c) MN//(SAD) Đúng||Sai

    d) SC cắt mặt phẳng (MNP) Sai||Đúng

    Hình vẽ minh họa

    a) Đúng

    M,N lần lượt là trung điểm các cạnh ABCD nên MNCB là hình bình hành nên MN//BC.

    b) Sai

    Do PN,\ \ SD không đồng phẳng nên PN không thể song song với SD

    c) Đúng

    Do MN//BC \Rightarrow MN//ADAD \subset (SAD) \Rightarrow
MN//(SAD).

    d) Sai

    Do OP là đường trung bình của tam giác SAC nên SC//OP, mà OP
\subset (MNP) nên SC//(MNP).

  • Câu 17: Vận dụng

    Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (mét) của mực nước trong kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày (0 \leq t \leq 24) cho bởi hàm số h(t) = a\cos\left( \frac{\pi}{6}t
ight) + b có đồ thị như hình bên dưới (a,b là các số thực dương). Gọi S là tập hợp tất cả các thời điểm t trong ngày để chiều cao của mực nước biển là 15 mét. Tổng tất cả phần tử của S bằng.

    Đáp án: 36

    Đáp án là:

    Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h (mét) của mực nước trong kênh tính theo thời gian t (giờ) trong một ngày (0 \leq t \leq 24) cho bởi hàm số h(t) = a\cos\left( \frac{\pi}{6}t
ight) + b có đồ thị như hình bên dưới (a,b là các số thực dương). Gọi S là tập hợp tất cả các thời điểm t trong ngày để chiều cao của mực nước biển là 15 mét. Tổng tất cả phần tử của S bằng.

    Đáp án: 36

    Theo đồ thị ta có: \left\{ \begin{matrix}
h(6) = 9 \\
h(24) = 15 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
- a + b = 9 \\
a + b = 15 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
a = 3 \\
b = 12 \\
\end{matrix} ight.

    Suy ra: h(t) = 3cos\left( \frac{\pi}{6}t
ight) + 12.

    Theo đề bài yêu cầu:

    h(t) = 15

    \Leftrightarrow 3cos\left(
\frac{\pi}{6}t ight) + 12 = 15

    \Leftrightarrow \cos\left(
\frac{\pi}{6}t ight) = 1

    \Leftrightarrow \frac{\pi}{6}t = k2\pi
\Leftrightarrow t = 12k\left( k\mathbb{\in Z} ight)

    Vì: 0 \leq t \leq 24 nên t = 0,t = 12,t = 24

    Suy ra: S = \left\{ 0;12;24
ight\}

  • Câu 18: Vận dụng

    Một người nhảy bungee (một trò chơi mạo hiểm mà người chơi nhảy từ một nơi có địa thế cao xuống với dây dai an toàn buộc xung quanh người) từ một cây cầu và căng một sợi dây dài 100 m. Sau mỗi lần rơi xuống, nhờ sự đàn hồi của dây, người nhảy dược kéo lên một quãng đường có độ dài bằng 75\% so với lần rơi trước đó và lại bị rơi xuống đúng bằng quãng đường vừa dược kéo lên. Tính tổng quãng đường người đó đi được sau 10 lần kéo lên và lại rơi xuống (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét)?

    Đáp án: 666

    Đáp án là:

    Một người nhảy bungee (một trò chơi mạo hiểm mà người chơi nhảy từ một nơi có địa thế cao xuống với dây dai an toàn buộc xung quanh người) từ một cây cầu và căng một sợi dây dài 100 m. Sau mỗi lần rơi xuống, nhờ sự đàn hồi của dây, người nhảy dược kéo lên một quãng đường có độ dài bằng 75\% so với lần rơi trước đó và lại bị rơi xuống đúng bằng quãng đường vừa dược kéo lên. Tính tổng quãng đường người đó đi được sau 10 lần kéo lên và lại rơi xuống (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét)?

    Đáp án: 666

    Gọi u_{n} là quãng dường người đó dược kéo lên ở lần thứ n (đơn vị tính: mét).

    Ta có u_{1} = 0,75 \cdot 100 = 100 \cdot
1,5 = 75\ mu_{n} = 0,75 \cdot
u_{n - 1}.

    Vậy \left( u_{n} ight) là cấp số nhân với số hạng đầu u_{1} = 75 và công bội q = 0,75.

    Tổng quãng đường người đó đi được sau 10 lần kéo lên và lại rơi xuống là

    S = 100 + 2u_{1} + 2u_{2} + \cdots +
2u_{10}

    = 100 + 2S_{10} = 100 + 2 \cdot
\frac{75\left( 1 - 0,75^{10} ight)}{1 - 0,75} \approx 666\ \
(m)

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SABC, P là điểm trên cạnhAB sao cho \frac{AP}{AB} = \frac{1}{3}. Gọi Qlà giao điểm của SC với mặt phẳng (MNP). Tính \frac{SQ}{SC}( làm tròn đến hàng phần trăm)

    Đáp án: 0,33

    Đáp án là:

    Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SABC, P là điểm trên cạnhAB sao cho \frac{AP}{AB} = \frac{1}{3}. Gọi Qlà giao điểm của SC với mặt phẳng (MNP). Tính \frac{SQ}{SC}( làm tròn đến hàng phần trăm)

    Đáp án: 0,33

    Hình vẽ minh họa

    Tìm giao điểm Q của SC với mặt phẳng (MNP)

    Chọn mặt phẳng phụ (SAC) chứa SC

    Trong (ABC) gọi H = AC \cap NP

    Suy ra (MNP) \cap (SAC) = HM. Khi đó Q là giao điểm của HMSC.

    Gọi L là trung điểm AC

    Ta có \frac{HA}{HL} = \frac{AP}{LN} =
\frac{\frac{1}{3}AB}{\frac{1}{2}AB} = \frac{2}{3}(vì M,\ N là trung điểm của ACBC nên LN =
\frac{1}{2}AB)

    \Rightarrow HA =
\frac{2}{3}HL

    LC = AL = HL - HA = HL - \frac{2}{3}HL
= \frac{1}{3}HL nên HL =
\frac{3}{4}HC

    Mặt khác ta có\frac{HC}{HL} =
\frac{QC}{ML} = \frac{4}{3} (vì ML//SC)

    2ML = SC nên\frac{QC}{SC} = \frac{2}{3} \Rightarrow
\frac{SQ}{SC} = \frac{1}{3}.

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Từ hình vuông có cạnh bằng 1, người ta chia mỗi cạnh của hình vuông thành ba phần bằng nhau và nối các điểm chia một cách thích hợp để có hình vuông mới (hình vẽ).Tiếp tục quá trình này đến vô hạn. Gọi S_{n}là diện tích của hình vuông được tạo thành ở bước thứ n \left( n \in \left\{ 1;2;3;... ight\}
ight). Tính tổng S = S_{1} +
S_{2} + S_{3} + ... + S_{n} + ...?

    Đáp án: 5/4 (kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Từ hình vuông có cạnh bằng 1, người ta chia mỗi cạnh của hình vuông thành ba phần bằng nhau và nối các điểm chia một cách thích hợp để có hình vuông mới (hình vẽ).Tiếp tục quá trình này đến vô hạn. Gọi S_{n}là diện tích của hình vuông được tạo thành ở bước thứ n \left( n \in \left\{ 1;2;3;... ight\}
ight). Tính tổng S = S_{1} +
S_{2} + S_{3} + ... + S_{n} + ...?

    Đáp án: 5/4 (kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Giả sử cạnh hình vuông bằng a.

    Ta có cạnh của hình vuông được tạo ở bước 1 là \frac{a\sqrt{5}}{3} \Rightarrow S_{1} =
\frac{5a^{2}}{9}

    Tương tự như trên, ta có:

    S_{2} = \left(
\frac{5}{9} ight)^{2}a^{2},S_{3}
= \left( \frac{5}{9} ight)^{3}a^{2},…, S_{n} = \left( \frac{5}{9}
ight)^{n}a^{2}

    Nên S = S_{1} + S_{2} + S_{3} + ... +
S_{n} + ... là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với \left\{ \begin{matrix}
u_{1} = \frac{5}{9}a^{2} \\
q = \frac{5}{9} \\
\end{matrix} ight..

    Khi đó S = \dfrac{u_{1}}{1 - q} =\dfrac{\dfrac{5}{9}a^{2}}{1 - \dfrac{5}{9}} =\dfrac{5}{4}a^{2}.

    Với a = 1 suy ra S =
\frac{5}{4}.

  • Câu 21: Vận dụng

    Cho hai số thực a,b thỏa mãn \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} + bx -
2}{x - 2} = 5. Tính giá trị biểu thức S = a + 2b.

    Đáp án: -4||- 4

    Đáp án là:

    Cho hai số thực a,b thỏa mãn \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} + bx -
2}{x - 2} = 5. Tính giá trị biểu thức S = a + 2b.

    Đáp án: -4||- 4

    \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} +
bx - 2}{x - 2} = 5 là 1 số hữu hạn và \lim_{x ightarrow 2}(x - 2) = 0 nên \lim_{x ightarrow 2}\left( ax^{2} + bx - 2
ight) = 0 hay 4a + 2b - 2 = 0
\Leftrightarrow b = 1 - 2a.

    Khi đó:

    \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} + bx
- 2}{x - 2} = \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} + (1 - 2a)x - 2}{x -
2}

    = \lim_{x ightarrow 2}\frac{ax^{2} + x
- 2ax - 2}{x - 2} = \lim_{x ightarrow 2}\frac{(ax^{2} - 2ax) + (x -
2)}{x - 2}

    = \lim_{x ightarrow 2}\frac{(x - 2)(ax
+ 1)}{x - 2} = \lim_{x ightarrow 2}(ax + 1)

    = 2a + 1 = 5 \Rightarrow a =
2

    Suy ra b = - 3.

    Vậy S = - 4.

  • Câu 22: Vận dụng cao

    Cho hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}
\frac{\sqrt[3]{6x - 5} - \sqrt{4x - 3}}{(x - 1)^{2}}\ \ \ khi\ \ x eq
1 \\
2024m\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ khi\ \ x = 1 \\
\end{matrix} ight. liên tục tại x = 1 khi đó giá trị của tham số m bằng bao nhiêu? (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b).

    Đáp án: -1/1012

    Đáp án là:

    Cho hàm số f(x) = \left\{ \begin{matrix}
\frac{\sqrt[3]{6x - 5} - \sqrt{4x - 3}}{(x - 1)^{2}}\ \ \ khi\ \ x eq
1 \\
2024m\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ khi\ \ x = 1 \\
\end{matrix} ight. liên tục tại x = 1 khi đó giá trị của tham số m bằng bao nhiêu? (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b).

    Đáp án: -1/1012

    Hàm số xác định tại x = 1.

    Ta có f(1) = 2024m. Tính \lim_{x ightarrow 1}\frac{\sqrt[3]{6x - 5} -
\sqrt{4x - 3}}{(x - 1)^{2}}.

    Đặt t = x - 1 thì x = t + 1, x
ightarrow 1 thì t ightarrow
0

    \frac{\sqrt[3]{6x - 5} - \sqrt{4x -
3}}{(x - 1)^{2}} = \frac{\sqrt[3]{6t + 1} - \sqrt{4t +
1}}{t^{2}}

    = \frac{\sqrt[3]{6t + 1} - (2t +
1)}{t^{2}} + \frac{(2t + 1) - \sqrt{4t + 1}}{t^{2}}.

    = \frac{6t + 1 - (8t^{3} + 12t^{2} + 6t +
1)}{t^{2}\left\lbrack \sqrt[3]{(6t + 1)^{2}} + (2t + 1)\sqrt[3]{6t + 1}
+ (2t + 1)^{2} ightbrack} +
\frac{(4t^{2} + 4t + 1) - (4t + 1)}{t^{2}(2t + 1 + \sqrt{4t +
1})}.

    = \frac{- 8t - 12}{\left\lbrack
\sqrt[3]{(6t + 1)^{2}} + (2t + 1)\sqrt[3]{6t + 1} + (2t + 1)^{2}
ightbrack} + \frac{4}{(2t + 1 +
\sqrt{4t + 1})}.

    Vậy \lim_{x ightarrow
1}\frac{\sqrt[3]{6x - 5} - \sqrt{4x - 3}}{(x - 1)^{2}}

    = \lim_{t ightarrow 0}\{\frac{- 8t -
12}{\left\lbrack \sqrt[3]{(6t + 1)^{2}} + (2t + 1)\sqrt[3]{6t + 1} + (2t
+ 1)^{2} ightbrack} +
\frac{4}{(2t + 1 + \sqrt{4t + 1})}\} = - 2.

    Để hàm số liên tục tại x = 1 khi f(1) = \lim_{x ightarrow
1}\frac{\sqrt[3]{6x - 5} - \sqrt{4x - 3}}{(x - 1)^{2}}

    \Leftrightarrow 2024m = - 2
\Leftrightarrow m = \frac{- 1}{1012}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo