Đề thi học kì 2 Hóa 11 sách Kết nối tri thức (Đề 3)

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Hóa 11 sách Kết nối tri thức gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gồm 4 mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Chất nào dưới đây không phải là aldehyde?

     Aldehyde là hợp chất trong phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (của gốc hydrocarbon hoặc nhóm -CHO) hoặc nguyên tử hydrogen.

  • Câu 2: Nhận biết

    Các alkane không tham gia loại phản ứng nào?

     Các alkane là các hydrocarbon no, không tham gia phản ứng cộng.

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho phản ứng hoá học sau:

    C2H5−Br + NaOH  \xrightarrow{t^o} C2H5−OH + NaBr

    Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

     Nhóm -OH thế vào vị trí của nguyên tử halogen nên phản ứng trên là phản ứng thế.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?

    Phenol tác dụng với nước bromine sinh ra kết tủa trắng

     

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây không phân biệt được từng chất khi chỉ có dung dịch KMnO4?

    Đối với dãy: Benzene, toluene và hexane. 

    - Benzene và hexane không làm mất màu dung dịch KMnO4.

    - Hexane làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.

  • Câu 6: Vận dụng

    Biết 0,05 mol hydrocarbon X mạch hở làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa m gam bromine cho ra sản phẩm có hàm lượng bromine đạt 69,56%. Công thức phân tử của X và giá trị m lần lượt là

    Gọi công thức tổng quát của hydrocarbon là CnH2n+2-2k (với k là số liên kết π).

    Phương trình hóa học:

         CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2kBr2k

    mol 0,05   →       0,05k  →     0,05

    Theo đề bài %mBr = 69,56%

    \frac{80.2\mathrm k}{14\mathrm n+2+158\mathrm k}.100=69,56

    ⇒ 160k = 9,7384n + 1,3912 + 109,9048k

    ⇒ 50,0952k = 9,7384n + 1,3912

    ⇒ 36k = 7n + 1

    ⇒ k = 1; n = 5 thỏa mãn

    ⇒ CTPT của X là C5H10 và mBr2 = 0,05.160 = 8 gam. 

  • Câu 7: Nhận biết

    Acetone phản ứng với chất nào sau đây

    CH3COCH3 + HCN → (CH3)2C(OH)CN

  • Câu 8: Nhận biết

    Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê,... Sữa chua tốt cho hệ tiêu hoá. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?

    Vị chua trong sữa chua tạo bởi lactic acid. 

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các alcohol sau:

    CH3-CH2-OH

    Số alcohol không hòa tan được Cu(OH)2 là:

    Các Polyalcohol có các nhóm -OH liên kề có thể tạo phức với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng.

    Vậy số alcohol không hòa tan được Cu(OH)2 là 3

  • Câu 10: Thông hiểu

    Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 - 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là

    Thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là:

    {\mathrm V}_{{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}}\;=\;\frac{500.5}{100}=\;25\;\mathrm{mL}

  • Câu 11: Thông hiểu

    Để phân biệt hai bình mất nhãn chứa C2H2 và HCHO, người ta sử dụng

    Người ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt C2H2 và HCHO, C2H2 cho kết tủa màu vàng còn HCHO cho kết tủa màu trắng bạc.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?

    Nhỏ nước bromine vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa trắng.

    Phương trình phản ứng

  • Câu 13: Nhận biết

    Dung dịch acetic acid không phản ứng được với

     Dung dịch acetic acid không phản ứng được với NaNO3.

  • Câu 14: Nhận biết

    Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng: C2H6O → X → Acetic acid \xrightarrow{+CH_3OH} Y. Công thức của X, Y lần lượt là:

     Acetic acid: CH3COOH

    C2H6O → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOCH3

    Phương trình phản ứng minh họa

    C2H5OH + CuO \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CH3CHO + Cu + H2O

    CH3CHO + O2 \overset{t^{o},Mn^{2+}  }{ightarrow} CH3COOH

     CH3COOH + CH3OH \overset{H_{2} SO_{4},t^{o} }{ightleftharpoons}  CH3COOCH3 + H2O

  • Câu 16: Nhận biết

    Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

     Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH 2n+1OH (n ≥ 1) 

    Ví dụ: CH3OH

  • Câu 17: Nhận biết

    Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

    Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

    CnH2nO2 (n ≥ 1).

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho 1,74 g một aldehyde no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh ra 6,48 g Ag kim loại. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của aldehyde.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận
    Đáp án là:

    Cho 1,74 g một aldehyde no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh ra 6,48 g Ag kim loại. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của aldehyde.

    Chỗ nhập nội dung câu trả lời tự luận

    nAg = 6,48/108 = 0,06 (mol)

    - TH1: X là HCHO.

    ⇒ nX = 1/4.nAg = 1/4.0,06 = 0,015 (mol)

    ⇒ MX = 1,74/0,015 = 116 (loại)

    - TH2: X là RCHO (R ≠ H).

    ⇒ nX = 0,03 mol ⇒ MX = 1,74/0,03 = 58 (g/mol)

    ⇒ MR + 29 = 58 

    ⇒ MR = 29 (–C2H5)

    Vậy:

    Công thức phân tử của X là C3H6O.

    Công thức cấu tạo thu gọn của X là CH3CH2CHO.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Để phân biệt aldehyde và ketone, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

    Aldehyde phản ứng với AgNO3 còn ketone thì không.

    R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH \xrightarrow{t^o}R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

  • Câu 20: Nhận biết

    Isoamyl alcohol có trong thành phần thuốc thử Kovax (loại thuốc thử được dùng để xác định vi khuẩn). Isoamyl alcohol có công thức cấu tạo là (CH3)2CHCH2CH2OH. Tên thay thế của hợp chất này là

    Tên thay thế của monoalcohol: Tên hydrocarbon (bỏ e) - vị trí nhóm -OH - ol

    Tên thay thế của hợp chất này là 3-methylbutan-1-ol.

  • Câu 21: Vận dụng

    Đun nóng hỗn hợp gồm hai alcohol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ether và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai alcohol trên là

    2 R-OH ightarrow R-O-R + H2O

       a               0,5a

    nH2O = 0,5a = 1,8/18 = 0,1 \Rightarrow a = 0,2

    malcohol = mether + mH2O = 6 + 1,8 = 7,8 gam

    Malcohol = R + 17 = 7,8/0,2 = 39

    \Rightarrow R = 22

    Vậy hai alcohol là CH3-OH và C2H5-OH

  • Câu 22: Vận dụng

    Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng C6H­5Cl trong hỗn hợp đầu là

    Chỉ có C3H7Cl phản ứng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

    Gọi số mol của C3H7Cl là x.

    C3H7Cl + NaOH → C3H7OH + NaCl

    x                    →                           x

    NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

    x           →               x

    x = nAgCl = 1,435/143,5 = 0,01 mol

    → mC3H7Cl = 0,01.78,5 = 0,785 gam

    → %mC3H7Cl = (0,785/1,91).100% = 41,1%

    → %mC6H­5Cl = 100% – 41,1% = 58,9%

  • Câu 23: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm hai acid hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Trung hoà 8,3 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam muối khan. Mặt khác, nếu cho 8,3 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam bạc. Công thức của 2 acid là:

    Phương trình phản ứng

    RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

    R + 45                         R + 67

    8,3                                 11,6 

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có

    n_X\;=\frac{\;11,6-8,3}{22}=\;0,15\;mol;

    X tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ Có một acid là HCOOH

    nAg = 21,6 : 108 = 0,2 mol

    HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag

    0,1                        ←                                                                       0,2        

    nHCOOH = \frac{1}{2}nAg = 0,1 mol

    ⇒ nacid = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol;

    macid = 8,3 – 0,1.46 = 3,7 ⇒ Macid = 74 ⇒ Acid còn lại là C2H5COOH

  • Câu 24: Thông hiểu

    Một loại nước uống có cồn, thể tích bình chứa 330 mL dung dịch và trên nhãn ghi độ cồn là 4,5o. Tính thể tích ethanol có trong 350mL dung dịch của loại nước uống này.

    Thể tích ethanol có trong 330 mL dung dịch:

    \operatorname Đ\operatorname ộ\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}r\operatorname ư\operatorname ợu\hspace{0.278em}=\frac{V_{r\operatorname ư\operatorname ợu}}{V_{hỗn\;hợp}}.100\hspace{0.278em}

    V_{r\operatorname ư\operatorname ợu\hspace{0.278em}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{\hspace{0.278em}\operatorname Đ\operatorname ộ\hspace{0.278em}r\operatorname ư\operatorname ợu.V_{h\operatorname ỗn\hspace{0.278em}h\operatorname ợp}}{100}=\frac{4,5.350}{100}=15,75\;(mL)

  • Câu 25: Thông hiểu

    Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (gọi tắt là dẫn xuất halogen).

    a) Dẫn xuất halogen có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương. Đúng||Sai

    b) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khối lượng phân từ, bản chất và số lượng nguyên tử halogen. Đúng||Sai

    c) Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học. Đúng||Sai

    d) Do liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hóa học. Sai||Đúng

    Đáp án là:

    Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (gọi tắt là dẫn xuất halogen).

    a) Dẫn xuất halogen có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương. Đúng||Sai

    b) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khối lượng phân từ, bản chất và số lượng nguyên tử halogen. Đúng||Sai

    c) Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học. Đúng||Sai

    d) Do liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hóa học. Sai||Đúng

    a) đúng

    b) đúng.

    c) đúng

    d) sai vì

    Liên kết C−X phân cực về phía nguyên tử halogen nên phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là phản ứng thế nguyên tử halogen. Ngoài ra, dẫn xuất halogen còn tham gia phản ứng tách HX.

  • Câu 26: Nhận biết

    Dẫn xuất nào sau đây có đồng phân hình học?

    Điều kiện có đồng phân hình học:

    + Phân tử có liên kết đôi.

    + Mỗi nguyên tử carbon ở liên kết đôi liên kết với các nguyên tử/ nhóm nguyên tử khác nhau.

    \Rightarrow Chất có đồng phân hình học là CHCl=CHCl.

  • Câu 27: Nhận biết

    Sản phẩm của phản ứng khử acetone bằng LiAlH4

    CH3COCH3 \xrightarrow{{\mathrm{LiAlH}}_4} CH3-CHOH-CH3

  • Câu 28: Vận dụng

    Lượng chlorobenzene thu được khi cho 23,4 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột FeBr3) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là:

    Hiệu suất phản ứng đạt 80%

    ⇒ nC6H6 phản ứng = \frac{23,4}{78}.80\%=0,24\hspace{0.278em}mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

     C6H6 + Cl2 \overset{t^{o} , Fe}{ightarrow} C6H5Cl + HCl (1) 

    0,24                      0,24 mol

     Vậy khối lượng chlorobenzene  thu được là: 0,24.112,5 = 27 gam. 

  • Câu 29: Vận dụng

    Cho 11,52 gam acid hữu cơ X đơn chức, mạch hơ tác dụng hết với CaCO3 thu được 14,56 gam muối acid hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

    Gọi acid hữu cơ X đơn chức, mạch hở là RCOOH 

    Phương trình phản ứng:

                               2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + H2

    Theo phản ứng:  2R+ 90                          2R +128 ⇒ m tăng = 38 gam

    Theo đề bài      : 11,52                                14,56  ⇒ m tăng = 14,56 - 11,52 = 3,04 gam

    ⇒ nRCOOH = 3,04.2:38 = 0,16 mol

    ⇒ MRCOOH = 11,52 : 0,16 = 72 ⇒ R = 27 (CH2=CH-) 

    Vậy hợp chất cần tìm là: CH2=CHCOOH.

  • Câu 30: Nhận biết

    Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ từ

  • Câu 31: Thông hiểu

    Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?

    Dẫn xuất halogen có đồng phân hình học là C6H5CH=CFCH3 do 2 nguyên tử carbon mang nối đôi đính với 2 nguyên tử/ nhóm nguyên tử khác nhau.

  • Câu 32: Nhận biết

    Điều kiện để alkene có đồng phân hình học là:

    Trong phân tử alkene nếu mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có đồng phân hình học.

    Vậy điều kiện để có đồng phân hình học của alkene

     là:

    a ≠ b và c ≠ d.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Cho các chất sau: (1) CH3CHO; (2) CH2=CHCHO; (3) (CH3)2CHCHO; (4) CH2=CHCH2OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là

    Phương trình phản ứng 

    (1) CH3CHO + H2  \xrightarrow{xt,\;t^o} CH3CH2OH

    (2) CH2=CHCHO + 2H2 \xrightarrow{xt,\;t^o} CH3CH2CH2OH

    (3) (CH3)2CHCHO + H2 \xrightarrow{xt,\;t^o} (CH3)2CHCH2OH

    (4) CH2=CHCH2OH + H2 \xrightarrow{xt,\;t^o} CH3CH2CH2OH

    Vậy chỉ có 2 chất (2) và (3) cho cùng 1 sản phẩm 

  • Câu 34: Vận dụng cao

    Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín chứa dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 1223oC thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là:

    Axit picric: C6H3O7N3

    naxit picric = 27,48/ 229 = 0,12 mol

    Bảo toàn N: nN2 = 0,12.1,5 = 0,18 mol

    Bảo toàn H: nH2 = 0,12.1,5 = 0,18 mol

    Gọi số mol của CO2 và CO lần lượt là x, y:

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{bảo}\;\mathrm{toàn}\;\mathrm C:\;\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,12.6\\\mathrm{Bảo}\;\mathrm{toàn}\;\mathrm O:\;2\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,12.7\;\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,12\\\mathrm y\;=\;0,6\end{array}ight.

    ⇒ x = 0,12 mol; y = 0,6 mol

    ⇒ nkhí = 0,18 + 0,18 + 0,12 + 0,6 = 1,08 mol
    \Rightarrow\;\mathrm P\;=\;\frac{1,08.(1223+273).0,082}{20\;}\;=\;6,624\;\mathrm{atm}

  • Câu 35: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây không tạo ra ethanal?

    Phản ứng khôngh tạo ra ethanal:

    CH3OH + CuO \xrightarrow{t^\circ} HCHO + Cu + H2O

  • Câu 36: Thông hiểu

    Đốt cháy hoàn toàn một aldehyde X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:

    Theo bài ra ta có:

    Đốt cháy hoàn toàn một aldehyde X thu được: nCO2 = nH2O

    ⇒ Aldehyde đơn chức, no mạch hở, đơn chức: CnH2nO.

    X tráng bạc cho nAg = 4nX ⇒ X là HCHO.

  • Câu 37: Nhận biết

    Cho mẩu Mg vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch acetic acid. Hiện tượng quan sát được là:

    Mẩu Mg tan dần, có khí không màu thoát ra.

    Phương trình hoá học:

    Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2.

  • Câu 38: Thông hiểu

    Chất nào sau đây khi phản ứng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) không tạo ra butane?

    Vinyl acetylene: CH≡C–CH=CH + 3H2 → CH3–CH2–CH2–CH3.

    But-1-yne: CH≡C–CH2–CH3 + 2H2 → CH3–CH2–CH2–CH3.

    Buta-1,3-diene: CH2=CH–CH=CH2 + 2H2 → CH3–CH2–CH2–CH3.

    Methylpropene: CH2=C(CH3)–CH3 + H2 → CH3–CH(CH3)–CH3 (không thõa mãn)

  • Câu 39: Nhận biết

    Khẳng định nào dưới đây không đúng?

     Phenol tan ít trong nước ở điều kiện thường, tan nhiều khi đun nóng (tan vô hạn ở 66oC).

  • Câu 40: Nhận biết

    Phenol và ethanol đều phản ứng được với

    Phương trình phản ứng:

    2CH5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

    2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Hóa 11 sách Kết nối tri thức (Đề 3) Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo