Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

    Hoạt động có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên là: Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Trong quần xã, hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây?

    Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại. Hiện tượng khống chế sinh học thường xảy ra giữa 2 loài có mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi như quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Tại sao người viễn thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường?

    Người viễn thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường do ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Bệnh nào xuất hiện nếu tuyến giáp không tiết ra thyrosine?

    Bệnh Basedow xuất hiện nếu tuyến giáp không tiết ra thyrosine

  • Câu 5: Nhận biết

    Kích thước quần thể sinh vật là

    Kích thước quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định của quần thể.

  • Câu 6: Nhận biết

    Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể cân chỉnh, cân đối

    Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể cân chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường.

  • Câu 7: Nhận biết

    Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?

     Ở nam giới:

    - Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng, nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng là khoảng 35oC.

    - Túi tinh chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.

    - Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.

    - Dương vật chứa ống đái - là con đường giúp tinh dịch phóng ra ngoài.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Biện pháp tránh thai nào dưới đây chỉ áp dụng trên phụ nữ?

    Đặt vòng là biện pháp đưa vòng tránh thai (là một dụng cụ nhỏ thường có hình chữ T) vào tử cung để ngăn cản sự làm tổ của hợp tử.

  • Câu 9: Nhận biết

    Sản phẩm nào không phải sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể?

    Muối khoáng calcium không phải sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể.

  • Câu 10: Vận dụng

    Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?

    Ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 → ngày đầu tiên của chu kì sau là ngày mùng 30 (chu kì 28 ngày) → ngày trứng rụng là 14 ngày trước đó → ngày 16.

  • Câu 11: Nhận biết

    Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?

    Cơ quan trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai là tử cung. Niêm mạc tử cung dày, xốp và chứa nhiều mạch máu để làm tổ và phát triển phôi thai.

  • Câu 12: Nhận biết

    Cơ quan cảm giác nào sau đây có chức năng cảm nhận âm thanh?

    Chức năng của các cơ quan cảm giác: 

    Thị giác: cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật.

    Thính giác: cảm nhận âm thanh.

    Khứu giác: cảm nhận mùi.

    Vị giác: cảm nhận vị trong thức ăn.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Điều nào dưới đây đúng khi nói về phản ứng của cơ thể khi trời nóng hoặc khi vận động?

    Khi nhiệt độ bên ngoài nóng hoặc khi vận động, cơ thể sẽ có phản ứng: Mao mạch dãn, tăng tiết mồ hôi, cơ dựng lông dãn → tăng thải nhiệt.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Bộ phận nào sau đây nằm ngay bên dưới hầu (họng), tham gia vào quá trình dẫn khí, tạo âm thanh?

    Thanh quản là bộ phận nằm ngay bên dưới hầu (họng), tham gia vào quá trình dẫn khí, tạo âm thanh.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Những loài động vật nào sau đây có cùng môi trường sống?

    Diều hâu, chim cú mèo, chim sẻ, chim bồ câu có cùng môi trường sống

  • Câu 16: Vận dụng

    Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:

     IIIIII
    Trước sinh sản55%42%20%
    Đang sinh sản30%43%45%
    Sau sinh sản15%15%35%

    Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau?

    1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển.

    2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.

    3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt.

    4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ.

    5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt.

    Các nhận xét đúng là: (1), (2), (5).

    Ý (3) sai vì: thời điểm I quần thể có nhiều cá nhỏ, nếu tiếp tục đánh bắt  sẽ làm ảnh hưởng tới quần thể.

    Ý (4) sai vì: thời điểm III, tỷ lệ cá thể sau sinh sản cao, có nghĩa là chưa khai thác hết tiềm năng.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong cơ thể là sai?

    Dịch bạch huyết là dịch trong suốt được chứa trong mạch bạch huyết, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Dịch bạch huyết được vận chuyển từ các mô tới tĩnh mạch qua hệ thống mạch bạch huyết.

  • Câu 18: Nhận biết

    Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã?

    Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến độ đa dạng của quần xã là điều kiện khí hậu trong quần xã. Điều kiện khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao do có nhiều loài sinh vật có thể thích nghi.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hoà chu kì sinh dục ở nam và nữ?

    Những tuyến nội tiết có chức năng điều hoà chu kì sinh dục ở nam và nữ là: Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục.

  • Câu 20: Vận dụng

    Long đặt một chiếc bút bi cách mắt 25 cm, ở khoảng cách đó cậu đọc rõ chữ trên bút và thấy bút màu xanh. Sau đó, Long đưa bút sang phải, giữ nguyên khoảng cách, mắt vẫn hướng về phía trước, theo em thì đâu là hiện tượng Long quan sát được?

    Càng đưa bút sang bên phải trong khi mắt vẫn nhìn thẳng, ảnh của bút sẽ rơi ngày càng xa điểm vàng dẫn tới ngày càng mờ về cả chữ viết và màu sắc cho tới một điểm nào đó, khi ảnh của vật rơi vào điểm mù, Long sẽ không còn quan sát thấy bút nữa.

  • Câu 21: Nhận biết

    Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

    Đơn vị bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh là hệ sinh thái.

    Trong đó nhân tố vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh) và nhân tố hữu sinh là quần xã sinh vật (gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải).

  • Câu 22: Vận dụng

    Cho các nội dung sau:

    (a) Niêm mạc tử cung dày lên để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh.

    (b) Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra ngay sau khi trứng rụng.

    (c) Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt xảy ra sau khi trứng được thụ tinh.

    (d) Niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhày gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

    Nhận định đúng?

    (a) Đúng. Niêm mạc tử cung dày lên, xốp, chứa nhiều mạch máu để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh.

    (b) Sai. Hiện tượng chảy máu trong chu kì kinh nguyệt không xảy ra ngay sau khi trứng rụng. Vì nếu trứng rụng rụng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

    (c) Sai. Vì trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ. Khi đó, niêm mạc tử cung không bong ra nên không gây hiện tượng chảy máu.

    (d) Đúng. Niêm mạc tử cung bong ra cùng với máu và dịch nhầy gọi là hiện tượng kinh nguyệt.

  • Câu 23: Vận dụng

    Tác nhân nào chiếm chỗ của oxygen trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết người?

    Carbon oxide có nhiều trong khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá. Khi bị nhiễm nhiều, nó chiếm chỗ của oxygen trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.

  • Câu 24: Nhận biết

    Chúng ta cần làm gì để có một hệ thần kinh khỏe mạnh?

    Để có một hệ thần kinh khỏe mạnh, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh như luyện tập thể thao thường xuyên, đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích, thường xuyên kiểm tra sức khỏe,...

  • Câu 25: Thông hiểu

    Ống nhỏ trên da có chức năng đào thải chất cặn bã và điều hoà thân nhiệt được gọi là

    Ống nhỏ trên da có chức năng đào thải chất cặn bã và điều hoà thân nhiệt được gọi là tuyến mồ hôi.

  • Câu 26: Vận dụng

    Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã?

    Tôm, cá trong Hồ Tây được coi là một quần xã vì đây là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, giữa các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau.

  • Câu 27: Vận dụng

    Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

    Ở bìa rừng, cây nhận ánh sáng không đều từ các phía, phía bên ngoài cây nhận nhiều ánh sáng, từ gốc tới ngọn, phía bên trong rừng cây nhận ít, phần lớn là trên ngọn.

  • Câu 28: Vận dụng

    Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là

    Cỏ là sinh vật là sinh vật sản xuất vì: cỏ là sinh vật tự dưỡng (bậc dinh dưỡng cấp 1), có khả năng tự tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.

  • Câu 29: Nhận biết

    Việc làm nào khiến con người dễ mắc bệnh ngoài da?

    Mặc quần áo ẩm, ướt khiến con người dễ mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, phát ban, mẩn ngứa… Quần áo ẩm ướt là một trong những nguyên nhân khiến mụn trứng cá mọc ở các vùng trên cơ thể như lưng, ngực, cơ quan sinh dục...

  • Câu 30: Thông hiểu

    Hiện tượng người cao lớn quá mức hay thấp lùn có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hay thiếu hormone nào sau đây?

    Hiện tượng người cao lớn quá mức hay thấp lùn có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hay thiếu hormone GH.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo