Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, chấu hoặc mùn cưa vì

    Muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, chấu hoặc mùn cưa vì bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt kém.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Xác định chất Z trong sơ đồ phản ứng sau:

    Cu \xrightarrow{+{\mathrm O}_2} (X) \xrightarrow{+\mathrm{HCl}} (Y) \xrightarrow{+\mathrm{NaOH}} (Z)

    Phương trình phản ứng:

    2Cu + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CuO (X)

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (Y)

    CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 (Z)

  • Câu 3: Vận dụng

    Để cây lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, ngoài các loại phân hữu cơ, cần bón bổ sung phân hoá học như phân đạm, phân lân và phân kali. Với một loại giống lúa theo khuyến cáo, khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha trong một vụ như sau:

    Thời kìLượng phân bón/ha
    Bón lót25 kg phân đạm urea
    Bón thúc đợt 150 kg phân đạm urea
    Bón thúc đợt 250 kg phân đạm urea
    Bón đón đòng30 kg phân đạm urea

    Tính khối lượng N có trong phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.

    Khối lượng phân đạm cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ là:

    25 + 50 + 50 + 30 = 155 (kg)

    Khối lượng N có trong 155 kg CO(NH2)2 là:

    {\mathrm m}_{\mathrm N}=\frac{2.{\mathrm M}_{\mathrm N}}{{\mathrm M}_{\mathrm{CO}{({\mathrm{NH}}_2)}_2}}.155=\frac{2.14}{60}.155=72,33\;(\mathrm{kg})

  • Câu 4: Vận dụng

    Nhận định nào sau đây là sai về thụ tinh và thụ thai?

    Thành tử cung bao gồm nhiều lớp. Lớp niêm mạc dày để phôi thai bám vào và phát triển nên niêm mạc sẽ không bong ra trong suốt quá trình mang thai. 

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho các nội dung sau:

    (1) Số loài trong quần xã càng lớn thì nguồn sống càng khan hiếm khiến sự cạnh tranh trong quần xã tăng cao dẫn đến quần xã kém ổn định.

    (2) Độ đa dạng của quần xã tỉ lệ thuận với số lượng loài trong quần xã.

    (3) Vùng nào có khí hậu càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã ở vùng đó càng cao.

    (4) Số lượng cá thể sinh vật trong quần xã càng nhiều thì độ đa dạng càng cao.

    Nhận định đúng là:

    (1) sai vì Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã có độ đa dạng càng cao

    (6) sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài càng giảm.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây gồm các oxide tác dụng được với dung dịch KOH?

    Các oxide tác dụng được với dung dịch KOH (base) là oxide acid hoặc oxide lưỡng tính.

     ⇒ Dãy oxide thỏa mãn là: N2O5, P2O5, CO2.

  • Câu 7: Vận dụng

    Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh trong một bình chứa 2,479 lít khí O2 (đkc). Thể tích khí SO2 thu được là:

    {\mathrm n}_{\mathrm S}=\frac{6,4}{32}=0,2\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{2,479}{22,4}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

    S + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SO2

    Ta có: \frac{{\mathrm n}_{\mathrm S}}1>\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}1 ⇒ S dư, tính theo số mol O2.

    Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = nO2 = 0,1 (mol)

    ⇒ VO2 = 0,1.24,79 = 2,479 (l)

  • Câu 8: Thông hiểu

    Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2 và O2 người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

    Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp gồm SO2, CO2 và O2 ta dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2): Dẫn hỗn hợp khí qua Ca(OH)2 thì SO2 và CO2 phản ứng bị giữ lại còn O2 không phản ứng thoát ra.

    Phương trình hóa học:

    Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

  • Câu 9: Nhận biết

    Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

    Lá khô trên sàn rừng là một yếu tố không sống → ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ 25oC. Kết luận nào là sai?

    Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt bị mất đi hay nhận thêm vào trong quá trình truyền nhiệt. Do đó nó không phải là đại lượng trạng thái mà là đại lượng của một quá trình.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng đến cây trong trường hợp này?

    Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Đây là ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng (cây có tính hướng sáng).

  • Câu 12: Vận dụng

    Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

    Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.

  • Câu 13: Nhận biết

    Tuyến tiền liệt có chức năng nào dưới đây?

    Tuyến tiền liệt có chức năng tiết dịch màu trắng hòa với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Trong các hợp chất chứa N sau đây, có bao nhiêu hợp chất được dùng làm phân đạm để bón cho cây trồng: NaNO3, KNO3, CO(NH2)2, NO, HNO3?

    Chất dùng làm phân đạm bón cho cây trồng là: KNO3, CO(NH2)2.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 250 g dung dịch NaOH 8% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là:

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm ta có:

     {\mathrm m}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}.\mathrm C\%}{100\%}=\frac{250.8\%}{100\%}=20\;(\mathrm g)

    Số mol NaOH tham gia phản ứng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{20}{40}=0,5\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

          CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

    mol:             0,5   →      0,25

    ⇒ mCu(OH)2 = 0,25.98 = 24,5 (g)

  • Câu 16: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Khi nung nóng thì thể tích của chất khí tăng.

  • Câu 17: Nhận biết

    Công thức hóa học của muối có tên ammonium sulfate là

    Công thức hóa học của muối có tên ammonium sulfate là(NH4)2SO4.

  • Câu 18: Vận dụng

    Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình vẽ. Đầu C được giữ cố định. Khi đốt nóng thanh đồng thì đầu A có thể dịch chuyển tới vị trí nào trong hình vẽ? Biết AB và BC luôn vuông góc với nhau.

    Vì khi đốt nóng thanh đồng BC sẽ dài ra vì sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, thanh đồng AB cũng bị dài ra do sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. Mà thanh đồng AB và BC luôn vuông góc với nhau nên đầu A có thể dịch chuyển đến vị trí 2.

  • Câu 19: Vận dụng cao

    Hòa tan 25,9 g hỗn hợp hai muối khan gồm NaCl và Na2SO4 vào nư­ớc dư thì thu đ­ược dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch Ba(OH)2 20% vừa đủ, thấy xuất hiện 23,3 g kết tủa, lọc bỏ kết tủa thu đ­ược dung dịch B. Khối l­ượng của NaCl trong hỗn hợp ban đầu là

    Khi cho hỗn hợp muối khan gồm NaCl và Na2SO4 vào nước ta thu được dung dịch A chứa chất tan là NaCl và Na2SO4.

    Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 chỉ có Na2SO4 phản ứng còn NaCl không phản ứng.

    Phương trình hóa học:

    Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH              (1)

    Ta có: Kết tủa thu được là BaSO4 có khối lượng 23,3 gam.

    {\mathrm n}_{{\mathrm{BaSO}}_4}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{BaSO}}_4}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{BaSO}}_4}}=\frac{23,3}{233}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Theo phương trình hóa học (1): nNa2SO4 = nBaSO4 = 0,1 (mol)

    ⇒ mNa2SO4 = nNa2SO4.MNa2SO4 = 0,1.142 = 14,2 (g)

    ⇒ mNaCl = mhh – mNa2SO4 = 25,9 – 14,2 = 11,7 (g)

  • Câu 20: Vận dụng

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

    - Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh:

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2xanh + 2NaCl

    - Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu:

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3đỏ nâu + 3NaCl

    - Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng:

    MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2trắng + 3NaCl

  • Câu 21: Nhận biết

    Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì:

    Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt lượng của vật giảm đi.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Điều nào dưới đây là sai khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?

    Nồng độ hormone progesterone giảm.

  • Câu 23: Nhận biết

    Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng? 

    Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (P) dưới dạng các muối phosphate.

  • Câu 24: Vận dụng

    Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

    - Tập hợp vọoc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là một quần thể.

    - Các tập hợp sinh vật còn lại đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh.

  • Câu 25: Nhận biết

    Câu nào nói về năng lượng nhiệt sau đây là không đúng?

    Năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

  • Câu 26: Nhận biết

    Nơi sản xuất trứng ở nữ giới là

    Buồng trứng là nơi sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

  • Câu 27: Vận dụng

    Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng trình tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái?

    Trình tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái:

    Sinh vật sản xuất → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật phân giải.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng?

    Hình thức dẫn nhiệt không xảy ra trong chân không.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Đâu không phải là biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu?

    Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như: hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ và phục hồi rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…

  • Câu 30: Nhận biết

    Các đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?

    Đặc trưng cơ bản của quần xã là độ đa dạng trong quần xã và thành phần các loài trong quần xã.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo