Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 2. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Để hòa tan hết 24,2 gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dung dịch có 0,6 mol HCl. Khối lượng của CuO và ZnO trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là các giá trị nào dưới đây?

    Gọi số mol của ZnO và CuO lần lượt là x, y (mol).

    Phương trình phản ứng:

           ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

    mol: x  →      2x   

          CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    mol: y   →    2y

    Khối lượng của hỗn hợp ban đầu là 24,2 g:

    m = 81x + 80y = 24,2 (g)         (1)

    Số mol HCl tham gia phản ứng là 0,6 mol:

    nHCl = 2(x + y) = 0,6 (mol)       (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: x = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)

    mCuO = 80.0,1 = 8 (g)

    mZnO = 0,2.81 = 16,2 (g)

  • Câu 2: Thông hiểu

    Về mùa đông giá lạnh, hiện tượng rụng lá ở các cây xanh vùng ôn đới có tác dụng làm

    Về mùa đông giá lạnh, hiện tượng rụng lá ở các cây xanh vùng ôn đới có tác dụng giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giảm thoát hơi nước.

  • Câu 3: Nhận biết

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

  • Câu 4: Vận dụng

    (X) là muối sulfate của kim loại R hóa trị II. (X) có khối lượng phân tử bằng 160 amu. Xác định tên gọi của muối (X).

    (X) là muối sulfate của kim loại R hóa trị II ⇒ Công thức của (X) là RSO4.

    (X) có khối lượng phân tử bằng 160 amu nên ta có:

    M(X) = MR + 96 = 160 ⇒ MR = 64 (amu)

    Vậy kim loại R là copper, công thức của (X) là CuSO4; tên gọi của (X) là copper(II) sulfate.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là

     Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là xương rồng và cây bụi do sa mạc có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khô cằn.

  • Câu 6: Nhận biết

    Loại phân nào sau đây hỗ trợ cây trồng trong giai đoạn trưởng thành, ra hoa và tăng độ ngọt cho củ, quả, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, chống sâu bệnh,...?

    Phân kali hỗ trợ cây trồng trong giai đoạn trưởng thành, ra hoa và tăng độ ngọt cho củ, quả, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, chống sâu bệnh,...

  • Câu 7: Thông hiểu

    Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

    Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

    - Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất ⇒ thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3, số lượng muối tan trong nước là

    Muối tan trong nước là: NaCl, KNO3, CuSO4.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Cho các khu sinh học sau đây:
    (1) Rừng rụng lá ôn đới.
    (2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
    (3) Rừng mưa nhiệt đới.
    (4) Đồng rêu hàn đới.
    Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:

    Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là: 

    Đồng rêu hàn đới → Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga) → Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.

  • Câu 10: Nhận biết

    Biện pháp nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên?

    Biện pháp có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên là xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Ngoài ra, còn có một số biện pháp như: trồng rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo,…

  • Câu 11: Vận dụng

    Khi mua đồ uống được đóng chai hay lon, ta thường thấy các chai hay lon nước đều không được đầy kín lên miệng chai, mà có mặt thoáng cách miệng chai hay lon vì

    Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Xét sự nở vì nhiệt của các chất khí oxygen, hydrogen và carbon dioxide, phương án nào sau đây là đúng?

    Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau ⇒ Phương án đúng là: cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.

  • Câu 13: Nhận biết

    Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

    Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật.

    \Rightarrow Giun sán kí sinh trong đường ruột là nhân tố sinh thái hữu sinh.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch Na2SO4 thu được kết tủa X màu trắng. Kết tủa X là 

    Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra là:

    Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH

    ⇒ Kết tủa X là BaSO4.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho các quần thể sau:

    (1) Nhóm cây bụi mọc hoang dại.

    (2) Cây thông trong rừng thông.

    (3) Sâu sống trên tán lá cây.

    (4) Các loài cây gỗ sống trong rừng nhiệt đới.

    (5) Chim hải âu làm tổ.

    (6) Đàn trâu rừng.

    Trong tự nhiên những quần thể nào phân bố đều là:

    Quần thể phân bố đều là những quần thể có tính cạnh tranh rất cao.

    - Trong các quần thể nêu trong bài thì quần thể (2) và (5) là những quần thể có tính cạnh tranh cao.

    - Quần thể (1) và (6) có kiểu phân bố theo nhóm.

    - Quần thể (3) và (4) có kiểu phân bố ngẫu nhiên.

  • Câu 16: Vận dụng

    Hàm lượng dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %K2O theo khối lượng có trong phân bón. Một loại phân kali có chứa 85% potassium chloride, 15% còn lại là các chất không chứa potassium. Hãy tính hàm lượng dinh dưỡng của loại phân kali này.

    Giả sử có 100 gam phân kali.

    ⇒ Khối lượng potassium chloride có trong 100 gam phân này là 85 gam.

     \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{KCl}}=\frac{85}{74,5\%}=\frac{170}{149}(\mathrm{mol})

    Bảo toàn nguyên tố K có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm K}_2\mathrm O}=\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{KCl}}=\frac12.\frac{170}{149}=\frac{85}{149}(\mathrm{mol})

    Hàm lượng dinh dưỡng của loại phân kali này là:

    \frac{{\displaystyle\frac{85}{149}}.94}{100}.100=53,62\%

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 7,437 lít khí CO2 ở đkc tác dụng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng muối calcium carbonate thu được.

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{7,437}{24,79}=0,3\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

            CO2 + Ca(OH)2 → CaO + CO2

    mol: 0,3             →           0,3

    Khối lượng muối calcium carbonate thu được là:

    mCaCO3 = 0,3.100 = 30 (g)

  • Câu 18: Vận dụng

    Tảo biển là thức ăn của loài nhím biển tía. Do điều kiện môi trường thuận lợi dẫn đến loài nhím biển tía sinh sản với tốc độ nhanh. Điều này đã làm

    Khi loài nhím biển tăng \Rightarrow số lượng tảo biển giảm do tảo biển là thức ăn của loài nhím biển.

  • Câu 19: Nhận biết

    Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?

    Hệ sinh thái sông, suối là hệ sinh thái nước ngọt.

  • Câu 20: Nhận biết

    Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở

    Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.

  • Câu 21: Vận dụng

    Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa và khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

    Khi nung nóng đều một vật rắn, vật nở đều, ta được một vật mới có hình dạng giống vật cũ nhưng lớn hơn. Do đó, khi nung nóng một đĩa có lỗ ở giữa thì toàn bộ kích thước của vật tăng, vì vậy đường kính của lỗ cũng tăng.

  • Câu 22: Nhận biết

    Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

    Sinh vật sản xuất: là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Nhóm này bao gồm chủ yếu là các loài thực vật, tảo và một số vi sinh vật tự dưỡng.

    ⇒ Sinh vật được gọi là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới là: cỏ và các loại cây bụi.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?

    Thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh nên giãn nở vì nhiệt lâu hơn so với thủy tinh. Do vậy khi nhiệt độ tăng đột ngột (đổ nước sôi vào) thì bên trong cốc thủy tinh giản nở nhanh hơn so với bên ngoài nên dễ khiến cốc bị nứt vỡ.

  • Câu 24: Nhận biết

    Câu nào sau đây đúng?

    Nhiệt lượng là phần năng lượng nhiệt mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

  • Câu 25: Nhận biết

    Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây?

    Nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng.

  • Câu 26: Vận dụng

    Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

    Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng.

  • Câu 27: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải là đạm ammonium?

    (NH2)2CO là phân urea.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Sulfur dioxide được tạo thành khi cho hai chất nào sau đây phản ứng với nhau?

    Phản ứng tạo thành SO2 là:

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cần làm nóng một chiếc thìa kim loại. Cách làm nóng thìa nào dưới đây không phải là truyền nhiệt?

    Cọ xát thìa vào mặt bàn là cách làm nóng thìa bằng thực hiện công.

  • Câu 30: Nhận biết

    Oxid acid là

    Oxid acid là những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo