Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 5

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học kì 2. Nội dung câu hỏi ở các mức độ khác nhau giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Một loại phân superphosphate kép có chứa 69,62% muối Ca(H2PO4)2, còn lại gồm các chất không chứa phosphorus. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là

    Giả sử xét trong 100 gam phân lân, có có 69,62 gam 

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{Ca}{({\mathrm H}_2{\mathrm{PO}}_4)}_2}=\frac{\;69,62}{236}\approx 0,2975\;(\mathrm{mol})

    ⇒ nP2O5 = 0,2975 mol

    ⇒ mP2O5 = 42,25 g

    Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

    \%{\mathrm P}_2{\mathrm O}_5=\frac{42,25}{100}.100\%=42,25\%

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây đều là muối?

    Muối là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

    ⇒ Dãy chất chỉ toàn gồm muối là: NaHCO3, Na2SO4, Ba(NO3)2.

  • Câu 3: Nhận biết

    Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

    Đặc điểm của quần thể đặc trưng trong quần xã: Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 8,4 g bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}\;=\frac{8,4}{56}\;=\;0,15\;(\mathrm{mol})

    nCuSO4 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

    Phương trình hóa học

            CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4

    mol:   0,1 →   0,1 →  0,1

    ⇒ mrắn = 8,4 − 0,1.56 + 0,1.64 = 9,2 gam.

  • Câu 5: Nhận biết

    Phân đạm, phân lân, phân kali là phân bón hóa học chứa lần lượt các nguyên tố dinh dưỡng:

    Phân đạm, phân lân, phân kali là phân bón hóa học chứa lần lượt các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.

  • Câu 6: Vận dụng

    Trong một khu vườn, người ta thường trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?

    I. Tận dụng tối đa diện tích gieo trồng.

    II. Tận dụng nguồn sống của môi trường.

    III. Thu hoạch được nhiều loại nông phẩm.

    IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của các loài cây.

    Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau sẽ đem lại các lợi ích:

    I. Tận dụng diện tích gieo trồng.

    II. Tận dụng nguồn dinh dưỡng của môi trường.

    III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn.

    Ý IV sai, biện pháp này không làm rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây.

  • Câu 7: Vận dụng

    Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

    Tập hợp vọoc Chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà là quần thể.

    Các tập hợp sinh vật còn lại đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là

    - Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2 là base ⇒ khí thoát ra là khí không tác dụng với dung dịch base.

    - CO2, SO2 là oxide acid nên tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

    - CO là oxide trung tính không tác dụng với dung dịch base ⇒ là khí thoát ra ngoài.

  • Câu 9: Vận dụng

    Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào ?

    Nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm trứng rụng, đối với nữ giới có chu kì 28 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Khi xới cơm nóng từ nồi vào bát cơm thì

    Khi xới cơm nóng từ nồi vào bát ăn cơm thì nhiệt truyền từ cơm trong nồi ra bát dẫn đến nhiệt năng bát nhận được tăng.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo?

    Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến mào tinh để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo.

  • Câu 12: Nhận biết

    Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?

    Nguyên tử, phân tử không có tính chất nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

  • Câu 13: Nhận biết

    Sodium sulfate ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Công thức hóa học của sodium sulfate là

    Công thức hóa học của sodium sulfate là Na2SO4.

  • Câu 14: Nhận biết

    Hormone nào gây ra những biến đổi trên cơ thể của nữ giới ở tuổi dậy thì?

    Ở nữ giới, các tế bào nang trứng trong buồng trứng tiết ra hormone estrogen, hormone này tham gia điều hòa quá trình sinh sản, gây nên biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì.

  • Câu 15: Nhận biết

    Oxide nào sau đây không phải oxide acid?

    MgO là oxide base.

  • Câu 16: Nhận biết

     Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?

    Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn săn bắt thú hoang dã, quý hiếm.

  • Câu 17: Nhận biết

    Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải trong hệ sinh thái?

    Sinh vật phân giải là những loài sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ có sẵn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhóm này chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng, nấm,…

  • Câu 18: Thông hiểu

    Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

    Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

  • Câu 19: Vận dụng

    Sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng, vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?

    Sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng, vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ: 

    Cỏ → châu chấu → gà → trăn → vi khuẩn.

  • Câu 20: Vận dụng

    Trường hợp nào sào sau đây không phải sử nở vì nhiệt của chất rắn?

    Cửa gỗ khó đóng sát vào mùa mưa không phải ứng dụng nở vì nhiệt của chất rắn.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Chất nào sau đây dùng làm thuốc thử để phân biệt hydrochloric acid và sulfuric acid?

    Chất dùng làm thuốc thử để phân biệt hydrochloric acid và sulfuric acid là BaCl2: HCl không phản ứng với dung dịch BaCl2, còn H2SO4 phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng:

    H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + HCl

  • Câu 22: Nhận biết

    Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?

    Các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Khu sinh học nào sau đây có khí hậu thuận lợi và hệ động thực vật phong phú nhất?

    Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao là điều kiện thuận lợi giúp hệ động thực vật phong phú và đa dạng.

  • Câu 24: Vận dụng cao

    Thêm từ từ 300 ml dung dịch H2SO4 1M vào li đựng 1 muối carbonate của kim loại hóa trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thì thu được dung dịch muối sulfate có khối lượng 52,2 g. Công thức của muối carbonate là

    Gọi kim loại hóa trị I là M.

    ⇒ Công thức hóa học của muối carbonate là M2CO3.

    Ta có: Vdd H2SO4 = 300ml = 0,3l

    ⇒ nH2SO4 = 0,3.1 = 0,3 mol

    Phương trình hóa học: 

    M2CO3 + H2SO4 → M2SO4 + CO2 + H2O

    Từ phương trình ta thấy: nM2SO4 = nH2SO4 = 0,3 mol

    {\mathrm M}_{{\mathrm M}_2{\mathrm{SO}}_4}\;=\;\frac{52,2}{0,3}\;=174\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    ⇒ 2M + 96 = 174

    ⇒ M = 39 g/mol

    Vậy kim loại hóa trị I là potassium (K).

    Công thức phân tử của muối carbonate là K2CO3.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì

    Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại nở vì nhiệt khác nhau, được gắn chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh. Khi bị đốt nóng, băng kép sẽ bị cong về phía kim loại có độ dãn nở thấp hơn.

    ⇒ Khi bị nung nóng thì băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.

  • Câu 26: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 10,8 g aluminium (Al) trong khí oxygen thu được aluminium oxide (Al2O3). tính thể tích khí oxygen cần dùng (thể tích khí đo ở đkc).

    Số mol của Al cần đốt cháy là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}}=\frac{10,8}{27}=0,4\;(\mathrm{mol})

     Phương trình phản ứng:

            4Al + 3O2 → 2Al2O3

    mol: 0,4 → 0,3

    Thể tích khí oxygen cần dùng là:

    V = 0,3.24,79 = 7,437 (l).

  • Câu 27: Thông hiểu

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

    Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Chỉ từ 4oC trở lên nước mới nở ra khi nhiệt độ tăng. Khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thì nước co lại. Vì vậy, ở 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.

  • Câu 28: Nhận biết

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?

    Phát biểu đúng là: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là

    Phân bón hóa học đơn là các hợp chất chỉ chứ 1 trong 3 nguyên tố N, P, K trong hợp chất đó, nếu hợp chất đố có 2 trong 3 chất hoặc cả 3 thì đó là phân bón kép.

    ⇒ Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2.

  • Câu 30: Nhận biết

    Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền:

    Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo