Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 1)

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình dạy học nối tiếp, giúp bạn học tự đánh giá năng lực học của mình.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau

    (1) Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.

    (2) Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên

    (3) Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.

    (4) Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

    Số phát biểu đúng là

    (1) Sai vì chỉ có bóng đèn sợi đốt phát sáng do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao  

  • Câu 2: Thông hiểu

    Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là:

    Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… → Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là: không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật.

  • Câu 3: Nhận biết

    Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

     Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

  • Câu 4: Nhận biết

    Kim loại dẫn điện vì trong kim loại có các

    Kim loại dẫn điện vì trong kim loại có các  electron tự do chuyển động không ngừng.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một thùng chữ nhật được làm bằng thép không gỉ. Khi tăng nhiệt độ lên thì thùng đó có

    Một thùng chữ nhật được làm bằng thép không gỉ. Khi tăng nhiệt độ lên thì thùng đó có chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. Vì khi chất rắn tiếp xúc với nhiệt độ cao, nó sẽ nở ra

  • Câu 6: Thông hiểu

    Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

    Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo của đèn báo của máy nước nóng.

  • Câu 7: Vận dụng

    Một thìa bằng kim loại để ở 30oC nhiệt năng của nó là 30J. Sau đó tăng nhiệt độ lên 50oC nhiệt năng của chiếc thìa là 70J. Nhiệt lượng mà chiếc thìa nhận được là

    Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

    ⇒ Nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được trong trường hợp trên bằng 70 − 30 = 40J

  • Câu 8: Nhận biết

    Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất thường

    Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất thường đứng đầu chuỗi thức ăn. Sinh vật sản xuất là những loài sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

  • Câu 9: Nhận biết

    Chất nào sau đây dẫn nhiệt kém?

    Chất dẫn nhiệt kém là vải

  • Câu 10: Thông hiểu

    Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao?

    NO2 gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao.

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho nguồn 2 pin, 2 bóng đèn giống nhau, 1 khóa K và một số dây dẫn. Khi khóa K đóng đèn sáng bình thường. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp 2 đèn mắc nối tiếp và ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. 

    Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, ta cần mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt dương (+) của ampe kế với cực dương (+) của nguồn điện. Chốt âm (-) của ampe kế mắc với thiết bị điện về phía cực âm (-) của nguồn điện. 

    Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

    Sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn 2 pin, 2 bóng đèn giống nhau mắc nối tiếp, 1 ampe kế, 1 khóa K và một số dây dẫn

  • Câu 12: Nhận biết

    Nhân tố sinh thái là

    Nhân tố sinh thái là nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; gồm nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng tăng lên là

    Vì khi nhiệt độ của vật tăng lên thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên. 

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Vận tốc truyền xung thần kinh trên sợi dây thần kinh có bao Myelin ở người là 100m/s. Một phản xạ có trung tâm điều khiển ở não, bàn chân là bô phân tiếp nhận và trả lời kích thích đến khi trả lời kích thích đó có thời gian là bao nhiêu. Biết rằng người thanh niên này cao 1,65m.

    Quãng đường xung thần kinh di chuyển là: 

    h = 2ho = 1,65.2 = 3,3 (m)

    Bàn chân (tiếp nhận kích thích, Neuron phát ra xung thần kinh)  → Bàn chân (trả lời kích thích) 

    Thời gian từ khi bàn chân tiếp nhận kích thích đến khi trả lời kích thích: 

    \mathrm t=\frac{\mathrm h}{\mathrm v}=\frac{3,3}{100}=0,033\;(\mathrm s)

  • Câu 15: Nhận biết

    Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng

    Ta có, nhiều vật sau khi bị cọ xát sẽ nhiễm điện.

    Mà vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác.

    → Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút hay đẩy các vật khác.

  • Câu 16: Nhận biết

    Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật có quan hệ

    Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

  • Câu 17: Nhận biết

    Bộ phận có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục giúp dẫn khí làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi là:

    khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục giúp dẫn khí làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi

  • Câu 18: Vận dụng

    Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

    Đốt ở đáy ống Vì đốt ở đáy ống tạo nên dòng đôi lưu truyền năng lượng bằng các dòng chất di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn làm cho nước nhanh sôi hơn. 

  • Câu 19: Thông hiểu

    Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần xã sinh vật?

    Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng thẳng đứng.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

    Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau nên có đặc trưng về độ đa dạng. Còn quần thể là tập hợp cá thể cùng loài (đồng nhất về thành phần loài) nên không có đặc trưng về độ đa dạng.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?

    Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thụ quan.

  • Câu 22: Nhận biết

    Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và ...

     

  • Câu 23: Vận dụng

    Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

    Cây xanh, vi khuẩn và nấm luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn vì chúng là sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

  • Câu 24: Vận dụng

    Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hóa của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là:

    Tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hóa của chó mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là môi trường sinh vật.

    Môi trường sinh vật bao gồm, động, thực vật và con người, nơi sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì không đúng chung cho cả nam và nữ là

    Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì không đúng chung cho cả nam và nữ là "Da trở nên mịn màng, bắt đầu hành kinh" vì 

    Bắt đầu hành kinh chỉ ở nữ giới

    Da mặt trở nên nhờn, lỗ chân lông to hơn, dễ nổi mụn đầu trắng, đầu đen

  • Câu 26: Vận dụng

    Cho các nội dung sau

    (1) Dùng một mảnh vải len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy.

    (2) Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được vụn sắt.

    (3) Khi các vật cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho chúng trở nên nhiễm điện.

    (4) Khi quần áo được chải sạch bằng bàn chải lông, do cọ xát mà quần áo bị nhiễm điện nên nó hút các hạt bụi và lông tơ.

    (5) Một vật dẫn được điện là do trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

    Số phát biểu đúng là:

    (2) Sai Thanh nam châm hút được các vụn sắt vì thanh nam châm có từ tính chứ không phải thanh nam châm bị nhiễm điện

    Các ý còn lại đúng

  • Câu 27: Nhận biết

    Các chất co lại khi

    Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 

  • Câu 28: Thông hiểu

    Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều

     Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều 

  • Câu 29: Nhận biết

    Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người?

    Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất

  • Câu 30: Nhận biết

    Chảo thép không gỉ thường có đáy bằng đồng, bạch kim (platinum) vì

    Chảo thép không gỉ thường có đáy bằng đồng, bạch kim (platinum) vì đồng, bạch kim dẫn nhiệt tốt hơn thép không gỉ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 1) Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo