Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 3)

Mô tả thêm: Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bám sát nội dung chương trình học, giúp bạn học tự đánh giá năng lực học của mình.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Nội dung nào sau đây không đúng.

    Tuyến nội tiết tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu là tuyến tụy.

    Tuyến ức kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho các nội dung sau: 

    (1) Để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật thì cần tránh cầm tay vào các bộ phận dẫn điện ở mạch điện, đi chân đất khi sửa chữa điện.

    (2) Khi dòng điện chạy qua cơ thể người gây ra tác dụng sinh lí.

    (3) Dòng điện đi qua dung dịch copper(II) sulfate có thể làm tách đồng từ dung dịch.

    (4) Để có dòng điện thì nhất thiết phải cần dây dẫn.

    Số nội dung không đúng là:

    (1) Sai: Để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật thì cần tránh cầm tay vào các bộ phận dẫn điện ở mạch, đi giầy hay dép cách điện khi sửa chữa điện.

    (2) đúng

    (3) Đúng.

    (4) sai vì 

    Để có dòng điện không nhất thiết phải có dây dẫn, chỉ cần có các điện tích chuyển động tự do (trong kim loại có các electron chuyển động tự do, trong dung dịch điện phân có các ion dương và ion âm chuyển động tự do,...).

  • Câu 3: Thông hiểu

    Nội dung nào sau không đúng

    Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào. 

  • Câu 4: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Sắt là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố là hemoglobin. Do đó, khi cơ thể thiếu nguyên tố sắt trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. 

  • Câu 5: Vận dụng

    Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15oC đến 30oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá ở hình dưới đây, hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi:

    Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (1, 2, 3) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15oC đến 30oC) → Nên nhập loài cá 2 để về nuôi.

    Giải thích: Loài cá 2 có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá 2 sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

  • Câu 6: Nhận biết

    Gấu Bắc Cực sống ở môi trường lạnh nên chúng có bộ lông màu trắng, dày, lớp mỡ dày. Nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới sinh vật?

    Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ. Bắc cực có nhiệt độ lạnh, do đó gấu bắc cực có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm.

  • Câu 7: Vận dụng

    Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

    (1). Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.

    (2). Nếu loài mèo rừng bị giảm số lượng thì loài dê sẽ tăng số lượng.

    (3). Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

    (4). Cỏ được xếp vào sinh vật sản xuất.

    Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn

    Cỏ → Thỏ → Mèo → Vi sinh vật

    Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật

    Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật

    Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật.

    Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.

    Nếu loài mèo rừng bị giảm số lượng thì loài dê sẽ tăng số lượng.

    Cỏ được xếp vào sinh vật sản xuất.

    Vậy có 3 nội dung đúng

  • Câu 8: Thông hiểu

    Thực vật sống ở những nơi có ánh sáng mạnh, lá cây thường có phiến lá nhỏ, cứng, màu xanh nhạt, lá mọc xiên chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào:

     

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.

    (2) Sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho thuốc hóa học trong nông nghiệp.

    (3) Nếu bị tác động quá mạnh, quần thể và quần xã sẽ không phục hồi được, khiến cho toàn hệ sinh thái mất cân bằng và suy thoái.

    (4) Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

    Số phát biểu đúng là:

    (1). đúng vì khống chế sinh học đảm bảo cho 2 quần thể sinh vật duy trì số lượng ổn định phù hợp với sức chứa của môi trường.

    (2). đúng.

    (3). đúng.

    (4). đúng.

  • Câu 10: Nhận biết

    Cơ quan cảm giác nào sau đây có chức năng nhận hình ảnh và màu sắc của vật.

     Thị giác có chức năng nhận hình ảnh và màu sắc của vật.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra?

    "Săm xe đạp được bơm căng để ngoài nắng bị nổ" liên quan tới sự nở vì nhiệt của chất khí. Khi để ngoài nắng nhiệt độ tăng cao, chất khí trong săm xe nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn là chất làm săm xe nên dễ bị nổ.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Vì sao khi đun nước bằng ấm nhôm lại sôi nhanh hơn khi đun bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa?

    Khi đun nước bằng ấm nhôm lại sôi nhanh hơn khi đun bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

  • Câu 13: Nhận biết

    Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

    Là phẳng quần áo bằng bàn là điện bằng sự dẫn nhiệt

  • Câu 14: Thông hiểu

    Chuỗi thức ăn: "Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng" có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?

    Có 4 loài sinh vật tiêu thụ đó là: cào cào, nhái, rắn và đại bàng.

    Cỏ là sinh vật sản xuất.

  • Câu 15: Nhận biết

    Thành phần chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong máu là

    Thành phần chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong máu là huyết tương. Huyết tương chiếm khoảng 55%; còn hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm khoảng 45% thể tích máu.

  • Câu 16: Nhận biết

    Lớp ngoài cùng của da có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể, được gọi là

    Lớp ngoài cùng của da được gọi là lớp biểu bì. Lớp biểu bì gồm tầng sừng, tầng tế bào sống; có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Nhận định nào sau đây đúng:

    Ở người, số lượng trứng rụng trong một chu kì thường là1 trứng.

    Với những người có chu kì kinh nguyệt không đều, ngày rụng trứng không đều (không dự đoán được ngày rụng trứng). Do đó, đối với những người này không nên áp dụng biện pháp tính ngày trứng rụng.

    Vì trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ. Khi đó, niêm mạc tử cung không bong ra nên không gây hiện tượng chảy máu.

  • Câu 18: Nhận biết

    Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào ngày nào của chu kì kinh nguyệt?

    Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt. Nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu, đó là hiện tượng kinh nguyệt.

  • Câu 19: Nhận biết

    Cho biết loại khí nào được khuếch tán từ từ phế nang đi vào máu trong mao mạch trong quá trình trao đổi khí ở phổi?

    Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 ampe kế. Sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như trên và mắc thêm 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn đúng là:

    Ampe kế được mắc nối tiếp trong đoạn mạch sao cho  sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế. 

    Vôn kế được mắc song song với bóng đèn sao cho  cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế. 

    Sơ đồ mạch điện lắp đúng là:

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti - A hoặc kháng thể anti - B được thể hiện ở bảng sau:

    Anti Người 1 Người 2 Người 3 Người 4
    A Ngưng kết Ngưng kết Ngưng kết Không ngưng kết
    B Ngưng kết Không ngưng kết Không ngưng kết Ngưng kết

    Dựa vào kết quả của bảng trên, nhận xét nào sau đây biểu diện đúng:

    Nhóm máu của mỗi người là:

    Người 1 - nhóm máu B.

    Người 2 - nhóm máu AB.

    Người 3 - nhóm máu A.

    Người 4 - nhóm máu O.

    Người

    Ngưng kết với kháng thể

    anti - A

    Ngưng kết với kháng thể

    anti - B

    Có kháng nguyên A Có kháng nguyên B Nhóm máu
    Người 1 Không Không B
    Người 2 AB
    Người 3 Không Không A
    Người 4 Không Không Không Không O

    Người 1 có thể truyên máu cho ngường 2. Vì người nhóm 1 nhóm máu B có thể truyền máu cho người nhóm AB (người 2)

  • Câu 22: Nhận biết

    Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã?

    Hoạt động có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của quần xã là bảo vệ môi trường sống của quần xã.

  • Câu 23: Vận dụng

    Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4200J thì nóng thêm 1oC. Hỏi nếu truyền thêm 189 000J cho 2,5 kg nước thì nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?

    Theo đề bài ta có 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4200 J thì nóng lên 1oC.

    Muốn 2,5 kg nước nóng thêm 1oC thì cần truyền cho nó lượng nhiệt năng là

    2,5 . 4200 = 10500 J.

    Nếu truyền thêm 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng thêm

     189 000 : 10 500  = 18oC.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

    Ngăn đá của tử lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu, vì ngăn đá làm lạnh không khí và không khí lạnh sẽ chìm xuống phía dưới.

  • Câu 25: Nhận biết

    Trong Vườn Quốc gia Tam Đảo, cá cóc là loài

    Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. 

    Cá cóc là loài đặc trưng của Vườn Quốc gia Tam Đảo.

  • Câu 26: Nhận biết

    Yếu tố nào sau đây không thuộc thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?

     Yếu tố nào không thuộc thành phần hữu sinh của hệ sinh thái là cây lá khô, đây là thành phần vô sinh của hệ sinh thái.

  • Câu 27: Nhận biết

    Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng?

    Ở nam giới:

    Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng, nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng là khoảng 35oC.

    Túi tinh chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.

    Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.

    Dương vật chứa ống đái - là con đường giúp tinh dịch phóng ra ngoài.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì tự mở rộng để cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn.

    (2) Khi các vật cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho chúng trở nên nhiễm điện.

    (3) Kim loại dẫn điện vì trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng

    (4) Hai vật mang điện trái dấu sẽ đẩy nhau.

    Số phát biểu đúng là:

    (1) Sai.

    Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì bị đứt để ngắt dòng điện qua mạch.

    (2) Đúng

    (3) Đúng

    (4) Sai

    Hai vật mang điện trái dấu sẽ hút nhau.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?

    Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cơ thể là một khối thống nhất, thích nghi với môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể.

    Điều hoà lượng đường trong máu sau khi ăn là chức năng của hệ nội tiết.

  • Câu 30: Nhận biết

    Cho tập hợp các sinh vật sau:

    (1) Các cây khoai lang trên một ruộng khoai lang.

    (2) Các con chim trong vườn;

    (3) Các con cá trong cùng một ao;

    (4) Các tràm ở rừng U Minh;

    (5) Các cây cỏ ven sông; 

    (6) Các con cá rô phi đơn tính trong một hồ nước;

    (7) Các con ong trong một tổ ong;

    Những tập hợp sinh vật nào ở trên là quần thể sinh vật?

    Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới

    → Những tập hợp là quần thể sinh vật: (1), (4), (7).

    - (6): Các con cá rô phi đơn tính trong một hồ nước không có khả năng tạo ra thế hệ mới nên không được coi là quần thể sinh vật.

    - (2), (3), (5). Các sinh vật này có thể thuộc nhiều loài khác nhau nên không được coi là quần thể sinh vật.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 3) Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo