Đề thi học kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức được biên soạn gồm 40 các câu hỏi trắc nghiệm chia thành 4 mức độ bám sát chương trình giúp bạn học củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới
  • Thời gian làm: 90 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Một chất điểm chuyển động được biểu diễn bởi phương trình S(t) = \frac{1}{12}t^{4} -
t^{3} + 6t^{2} + 10t,(t > 0) , t tính bằng giây, S(t) tính bằng mét. Tại thời điểm gia tốc của chất điểm đạt giá trị nhỏ nhất thì vận tốc bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 28 (m/s)

    Đáp án là:

    Một chất điểm chuyển động được biểu diễn bởi phương trình S(t) = \frac{1}{12}t^{4} -
t^{3} + 6t^{2} + 10t,(t > 0) , t tính bằng giây, S(t) tính bằng mét. Tại thời điểm gia tốc của chất điểm đạt giá trị nhỏ nhất thì vận tốc bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 28 (m/s)

    Vận tốc tức thời là

    v(t) = s'(t) = \frac{1}{3}t^{3} -
3t^{2} + 12t + 10

    Gia tốc tức thời của chất điểm là:

    a(t) = v'(t) = t^{2} - 6t + 12 = (t
- 3)^{2} + 3 \geq 3

    Vậy gia tốc đạt giá trị nhỏ nhất khi t = 3. Khi đó vận tốc của chất điểm là v(3) = \frac{1}{3}.(3)^{3} -
3.(3)^{2} + 12.3 + 10 = 28(m/s)

  • Câu 2: Nhận biết

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCDSA\bot(ABCD) và đáy là hình vuông. Chọn kết luận đúng?

    Hình vẽ minh họa

    Ta có: SA\bot(ABCD) \Rightarrow SA\bot
BC

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
SA\bot BC \\
AB\bot BC \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow BC\bot(SAB)

  • Câu 3: Nhận biết

    Hàm số nào sau đây đồng biến trên \mathbb{R}?

    Do \frac{\sqrt{2} + \sqrt{3}}{2} >
1 nên hàm số y = \left(
\frac{\sqrt{2} + \sqrt{3}}{2} ight)^{x} đồng biến trên \mathbb{R}.

  • Câu 4: Nhận biết

    Hai người đi săn cùng bắn vào một con mồi. Gọi A là biến cố người thứ nhất bắn trúng con mồi. B là biến cố người thứ hai bắn trúng con mồi. Mối quan hệ giữa hai biến cố A và B là:

    Hai biến cố A và B là hai biến cố độc lập vì việc người thứ nhất bắn trúng con mồi không phụ thuộc vào người thứ hai bắn trúng con mồi.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho hai tam giác đều DAC và BAC lần lượt nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Gọi α là góc giữa hai mặt phẳng (DAB) và (DBC). Tính giá trị cos α.

    Tính giá trị cos α

    Giả sử cạnh của tam giác đều bằng 2a. Khi đó AB = AD = CB = CD = 2a

    Gọi H là trung điểm của AC. Tam giác DAC đều suy ra DH ⊥ AC.

    Tương tự BH ⊥ AC.

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {\left( {DAC} ight) \bot \left( {ABC} ight)} \\   {\left( {DAC} ight) \cap \left( {ABC} ight)} \\   {DH \bot AC} \\   {DH \subset \left( {DAC} ight)} \end{array}} ight. \Rightarrow DH \bot \left( {ABC} ight)

    Gọi K là trung điểm của DB.

    Ta có: ABD cân tại A nên AK \bot BD

    Và CBD cân tại C nên CK \bot DB

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {\left( {DAB} ight) \cap \left( {DBC} ight) = BD} \\   {AK \bot BD;AK \subset \left( {DAB} ight)} \\   {CK \bot BD;CK \subset \left( {DAB} ight)} \end{array}} ight.

    Suy ra góc giữa hai mặt phẳng (DAB) và (DBC) là góc giữa hai đường thẳng AK và CK.

    Ta có DH = a\sqrt 3 ;BH = a\sqrt 3 nên BDH vuông cân tại H.

    Từ đó ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {DB = \sqrt {D{H^2} + H{B^2}}  = a\sqrt 6 } \\   {HK = \dfrac{1}{2}BD = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{2}} \end{array}} ight.

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {AC \bot DH} \\   {AC \bot BH} \\   {DH \cap BH = H} \\   {DH;BH \subset \left( {DBH} ight)} \end{array}} ight. \Rightarrow AC \bot \left( {DBH} ight)HK \subset \left( {DBH} ight) \Rightarrow AC \bot HK

    Xét tam giác ACK có KH vừa là trung tuyến, vừa là đường cao nên tam giác ACK cân tại K.

    Nên ta có: KH là phân giác của góc \widehat {AKC} suy ra \widehat {AKC} = 2\widehat {CKH}

    Ta có: t = \tan \widehat {CKH} = \frac{{HC}}{{HK}} = \frac{a}{{a\sqrt 6 :3}} = \frac{{\sqrt 6 }}{3}

    Vậy \cos \alpha  = \frac{{1 - {t^2}}}{{1 + {t^2}}} = \frac{{1 - \frac{6}{9}}}{{1 + \frac{6}{9}}} = \frac{1}{5}

  • Câu 6: Nhận biết

    Tính số gia của hàm số y = x^{2} +2 tại điểm x0 = 2 ứng với số gia \Delta x = 1

    Ta có:

    \Delta y = f\left( x_{0} + \Delta xight) - f\left( x_{0} ight)

    \Rightarrow \Delta y = f(2 + 1) -f(2)

    \Rightarrow \Delta y = f(3) -f(2)

    \Rightarrow \Delta y = \left( 3^{2} + 2ight) - \left( 2^{2} + 2 ight) = 5

  • Câu 7: Thông hiểu

    Một người học bắn cung tên bắn liên tục 4 mũi tên vào mục tiêu. Gọi M_{k} là biến cố cung thủ bắn trúng lần thứ k,k \in
\left\{ 1;2;3;4 ight\}. Hãy mô tả biến cố bắn trúng mục tiêu ít nhất một lần qua các biến cố M_{1};M_{2};M_{3};M_{4}.

    Gọi M là biến cố bắn trúng mục tiêu ít nhất 1 lần

    Khi đó \overline{M_{k}} là biến cố lần thứ k bắn không trúng mục tiêu.

    Khi đó ta có: M = M_{1} \cup M_{2} \cup
M_{3} \cup M_{4}

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho hai tập hợp A = {a, b, c, d}; B = {c, d, e}. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định
    sau:

    N(A) = 4 => Khẳng định đúng

    N(B) = 3 => Khẳng định đúng

    A ∩ B = {c, d} => N(A ∩ B) = 2 là khẳng định đúng

    A ∪ B = {a, b, c, e} => N(A ∪ B) = 4 => Khẳng định sai là N(A ∪ B) = 7

  • Câu 9: Nhận biết

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và mặt bên SAB là tam giác vuông tại S. Tính số đo góc giữa hai đường thẳng SACD.

    Hình vẽ minh họa

    ABCD là hình bình hành nên CD//AB

    \Rightarrow (SA;CD) = (SA;AB) =
\widehat{SAB} = 45^{0}

  • Câu 10: Nhận biết

    Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền xu ba lần liên tiếp. Gọi D là biến cố có ít nhất hai lần gieo xuất hiện mặt sấp. Tìm biến cố đối của biến cố D?

    Ta có:

    \Omega = \left\{
SSS;SSN;SNS;NSS;SNN;NSN;NNS;NNN ight\}

    Biến cố \overline{D} là biến cố có đúng một lần xuất hiện mặt sấp hoặc không có lần nào xuất hiện mặt sấp.

    \Rightarrow \overline{D} = \left\{
SNN;NSN;NNS;NNN ight\}

  • Câu 11: Nhận biết

    Giả sử \log_{2}x- 4\log_{2}b = 5\log_{2}a;(a;b > 0) thì giá trị của x biểu diễn theo a,b là:

    Ta có:

    \log_{2}x - 4\log_{2}b =5\log_{2}a

    \Leftrightarrow \log_{2}x = 5\log_{2}a +4\log_{2}b

    \Leftrightarrow \log_{2}x = \log_{2}a^{5}+ \log_{2}b^{4}

    \Leftrightarrow \log_{2}x = \log_{2}\left(a^{5}b^{4} ight) \Leftrightarrow x = a^{5}b^{4}

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Cho hai số thực dương x và y thỏa mãn \ln x + \ln y \geq \ln\left( x^{2} + y
ight). Tính giá trị nhỏ nhất của N = x + y?

    Ta có:

    \ln x + \ln y \geq \ln\left( x^{2} + y
ight)

    \Leftrightarrow xy \geq x^{2} +
y

    \Leftrightarrow y(x - 1) \geq
x^{2}

    Nếu 0 < x \leq 1 \Rightarrow y \geq xy
\geq x^{2} + y \Rightarrow 0 \geq x^{2}(ktm)

    Nếu x > 1 thì (x - 1)y \geq x^{2}

    \Leftrightarrow y \geq \frac{x^{2}}{x -
1} \Rightarrow N = x + y \geq x + \frac{x^{2}}{x - 1}

    Xét hàm số f(x) = x + \frac{x^{2}}{x -
1};\ \left( \forall x \in (1; + \infty) ight) ta có:

    f'(x) = \frac{2x^{2} - 4x + 1}{x^{2}
- 2x + 1}

    f'(x) = 0 \Rightarrow \left\lbrack\begin{matrix}x = \dfrac{2 - \sqrt{2}}{2}(ktm) \\x = \dfrac{2 + \sqrt{2}}{2}(tm) \\\end{matrix} ight.

    Lập bảng biến thiên ta suy ra được

    \underset{(1; + \infty)}{\min f(x)} =
f\left( \frac{2 + \sqrt{2}}{2} ight) = 2\sqrt{2} + 3

    Vậy giá trị nhỏ nhất của N = x + y =
2\sqrt{2} + 3.

  • Câu 13: Vận dụng

    Tuấn làm một bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi, mỗi câu gồm 4 phương án và chỉ có 1 phương án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm và mỗi câu trả lời sai bị trừ 2 điểm. Tuấn chọn ngẫu nghiên đáp án cho 10 câu hỏi. Xác suất để Tú thi được không quá 1 điểm?

    Xác suất trả lời đúng trong một câu là: \frac{1}{4}

    Xác suất trả lời sai trong một câu là: \frac{3}{4}

    Gọi x là số câu Tuấn trả lời đúng.

    Theo đều bài ra ta có Tuấn thi được không quá 1 điểm suy ra

    5x - 2(10 - x) \leq 1 \Leftrightarrow 7x
\leq 21 \Leftrightarrow x \leq 3

    Do đó Tuấn cần trả lời đúng không quá 3 câu

    TH1: Học sinh trả lời đúng 3 câu: P_{1} =
C_{10}^{3}.\left( \frac{1}{4} ight)^{3}.\left( \frac{3}{4}
ight)^{7}

    TH2: Học sinh trả lời đúng 2 câu: P_{2} =
C_{10}^{2}.\left( \frac{1}{4} ight)^{2}.\left( \frac{3}{4}
ight)^{8}

    TH3: Học sinh trả lời đúng 1 câu: P_{3} =
C_{10}^{1}.\left( \frac{1}{4} ight)^{1}.\left( \frac{3}{4}
ight)^{9}

    TH4: Học sinh trả lời không đúng câu nào: P_{4} = \left( \frac{3}{4}
ight)^{10}

    Vậy xác suất cần tìm là P(A) = P_{1} +
P_{2} + P_{3} + P_{4} \approx 0,7759

  • Câu 14: Thông hiểu

    Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C):y = \frac{2x + 1}{x + 2} song song với đường thẳng 3x - y + 2 =
0?

    Ta có: y' = \frac{3}{(x +
2)^{2}}

    Vì tiếp tuyến song song với 3x - y + 2 =
0 nên hệ số góc bằng 3 nên gọi tọa độ tiếp điểm là M\left( x_{0};y_{0} ight)

    Khi đó y'\left( x_{0} ight) = 3
\Leftrightarrow \frac{3}{\left( x_{0} + 2 ight)^{2}} = 3

    \Leftrightarrow \left( x_{0} + 2
ight)^{2} = 1 \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
x_{0} = - 1 \\
x_{0} = - 3 \\
\end{matrix} ight.

    Với x_{0} = - 1 \Rightarrow (d):y = 3(x +
1) - 1 = 3x + 2

    Với x_{0} = - 3 \Rightarrow (d):y = 3(x +
3) + 5 = 3x + 14

  • Câu 15: Nhận biết

    Tìm tập nghiệm của bất phương trình 2^{a} \leq 4?

    Ta có: 2^{a} \leq 4 \Leftrightarrow 2^{a}
\leq 2^{2} \Leftrightarrow a \leq 2

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là a
\in ( - \infty;2brack

  • Câu 16: Vận dụng

    Quãng đường chuyển động của một ô tô được biểu diễn bằng phương trình S(t) = - t^{3} +
9t^{2} + t + 10 , trong đó S tính bằng mét và t tính bằng giây. Trong thời gian 5s kể từ khi bắt đầu chuyển động, ô tô đạt vận tốc lớn nhất bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 28(m/s)

    Đáp án là:

    Quãng đường chuyển động của một ô tô được biểu diễn bằng phương trình S(t) = - t^{3} +
9t^{2} + t + 10 , trong đó S tính bằng mét và t tính bằng giây. Trong thời gian 5s kể từ khi bắt đầu chuyển động, ô tô đạt vận tốc lớn nhất bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 28(m/s)

    Ta có:

    S(t) = - t^{3} + 9t^{2} + t +
10

    Suy ra vận tốc của chuyển động là v(t) =
S'(t) = - 3t^{2} + 18t + 1

    Dễ thấy hàm số v(t) là hàm số bậc hai có đồ thị dạng Parabol với hệ số a =
- 3 < 0

    Ta có hoành độ đỉnh của Parabol là t = 3
\in \lbrack 0;5brack

    Do đó v_{\max} = v(3) = 28

    Vậy giá trị lớn nhất của vận tốc ô tô chuyển động trong 5 giây đầu là 28m/s

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, SA =
2a;SA\bot(ABCD). Xác định độ lớn khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBD)?

    Hình vẽ minh họa

    Gọi O = AC \cap BD

    Kẻ AK\bot SO;(K \in SO)(1)

    Ta có:

    SA\bot(ABCD) \Rightarrow SA\bot
BD(*)

    AC\bot DB(**)

    Từ (*) và (**) suy ra DB\bot(SAC)
\Rightarrow BC\bot AK(2)

    Từ (1) và (2) suy ra AK\bot(SBD)
\Rightarrow d\left( A;(SBD) ight) = AK

    Xét tam giác SAO vuông tại A ta có: \frac{1}{AK^{2}} = \frac{1}{AO^{2}} +
\frac{1}{SA^{2}} = \frac{9}{4a^{2}} \Rightarrow AK =
\frac{2a}{3}

    \Rightarrow d\left( A;(SBD) ight) =
\frac{2a}{3}

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho hai động cơ hoạt động độc lập nhau. Xác suất để động cơ 1 chạy tốt là 0,8 và xác suất để động cơ 2 chạy tốt là 0,7 . Tìm xác suất để có ít nhất một động cơ chạy tốt.

    Đáp án: 0,94

    (Ghi đáp án dưới dạng số thập phân)

    Đáp án là:

    Cho hai động cơ hoạt động độc lập nhau. Xác suất để động cơ 1 chạy tốt là 0,8 và xác suất để động cơ 2 chạy tốt là 0,7 . Tìm xác suất để có ít nhất một động cơ chạy tốt.

    Đáp án: 0,94

    (Ghi đáp án dưới dạng số thập phân)

    Gọi A là biến cố có ít nhất một động cơ chạy tốt

    B là biến cố chỉ có động cơ 1 chạy tốt.

    P(B) = 0,8(1 - 0,7) = 0,24

    Gọi C là biến cố chỉ có động cơ 2 là chạy tốt.

    P(C) = 0,7(1 - 0,8) = 0,14

    Gọi D là biến cố cả hai động cơ đều chạy tốt

    P(D) = 0,8.0,7 = 0,56

    Vậy P(A) = P(B) + P(C) + P(D) =
0,94

  • Câu 19: Nhận biết

    Công thức nào sau đây biểu diễn đúng đạo hàm của hàm số y = \ln\left( 1 - x^{2}
ight)?

    Ta có: y = \ln\left( 1 - x^{2}
ight)

    \Rightarrow y' = \left\lbrack
\ln\left( 1 - x^{2} ight) ightbrack'

    = \frac{- 2x}{1 - x^{2}} =
\frac{2x}{x^{2} - 1}

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho hai thùng giấy đựng các viên bi trong đó:

    Thùng 1 chứa 4 viên bi trắng, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi xanh.

    Thùng 2 chứa 7 viên bi trắng, 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh.

    Lấy ngẫu nhiên 1 viên trong mỗi thùng. Gọi A là biến cố “Hai viên bi lấy được cùng màu”. Số kết quả thuận lợi của biến cố A là: 88

    Đáp án là:

    Cho hai thùng giấy đựng các viên bi trong đó:

    Thùng 1 chứa 4 viên bi trắng, 5 viên bi đỏ và 6 viên bi xanh.

    Thùng 2 chứa 7 viên bi trắng, 6 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh.

    Lấy ngẫu nhiên 1 viên trong mỗi thùng. Gọi A là biến cố “Hai viên bi lấy được cùng màu”. Số kết quả thuận lợi của biến cố A là: 88

    Ta có các kết quả thuận lợi cho biến cố A như sau:

    Thùng 1 lấy ra 1 viên bi trắng, thùng 2 lấy được 1 viên bi trắng có: C_{4}^{1}C_{7}^{1} cách.

    Thùng 1 lấy ra 1 viên bi đỏ, thùng 2 lấy được 1 viên bi đỏ có: C_{5}^{1}C_{6}^{1} cách.

    Thùng 1 lấy ra 1 viên bi xanh, thùng 2 lấy được 1 viên bi xanh có: C_{6}^{1}C_{5}^{1} cách.

    Suy ra số phần tử của biến cố A là: n(A)
= C_{4}^{1}C_{7}^{1} + C_{5}^{1}C_{6}^{1} + C_{6}^{1}C_{5}^{1} =
88

  • Câu 21: Vận dụng

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a; SA\bot(ABCD);SA = a\sqrt{2}. Gọi M,N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên các cạnh SB;SD. Tính số đo góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (AMN).

    Hình vẽ minh họa

    Gọi \left\{ \begin{matrix}
AC \cap BD = O \\
SO \cap MN = I \\
AI \cap SC = P \\
\end{matrix} ight.

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
AN\bot(SCD) \Rightarrow AN\bot SC \\
AM\bot(SBC) \Rightarrow AM\bot SC \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow SC\bot(AMN) \Rightarrow
SC\bot(AMPN)

    \Rightarrow \left( SB;(AMN) ight) =
\left( SB;(AMPN) ight) = \widehat{SMP}

    Ta có: SM = \frac{SA^{2}}{SB} =
\frac{2a^{2}}{\sqrt{2a^{2} + a^{2}}} = \frac{2a\sqrt{3}}{3}

    SP = \frac{SA^{2}}{SC} =
\frac{2a^{2}}{\sqrt{2a^{2} + 2a^{2}}} = a

    \Rightarrow \sin\widehat{SMP} =
\frac{SP}{SM} = \frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \widehat{SMP} =
60^{0}

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho hình tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. Gọi I là hình chiếu của điểm O trên mặt phẳng (ABC). Điểm I là:

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}  {AB \bot OI} \\   {AB \bot OC} \end{array}} ight. \Rightarrow AB \bot CI

    Chứng minh tương tự ta được: BC \bot AI

    Vậy I là trực tâm của tam giác ABC.

  • Câu 23: Nhận biết

    Giả sử có bảy bông hoa khác nhau và ba lọ hoa khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách cắm ba bông hoa vào ba lọ đã cho (mỗi lọ cắm một bông)?

    Số cách xếp bảy bông hoa khác nhau vào ba lọ hoa khác nhau là số chỉnh hợp chập 3 của 7 phần tử.

    => Có A_7^3 = 210 cách.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Tính giá trị của biểu thức \log_{\sqrt[6]{x}}\left(x^{\frac{7}{4}}.\sqrt[6]{y} ight) biết \left\{ \begin{matrix}
x,y > 0,x eq 1 \\
log_{x}y = \sqrt{2022} \\
\end{matrix} ight.?

    Ta có:

    \log_{\sqrt[6]{x}}\left(x^{\frac{7}{4}}.\sqrt[6]{y} ight) = \log_{\sqrt[6]{x}}x^{\frac{7}{4}} +\log_{\sqrt[6]{x}}\sqrt[6]{y}

    = 6.\frac{7}{4} + \sqrt{2022} =
\frac{21}{2} + \sqrt{2022}

  • Câu 25: Nhận biết

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SB vuông góc với mặt phẳng (ABCD) (tham khảo hình vẽ). Khẳng định nào sau đây đúng?

    Hình vẽ minh họa:

    Từ giả thiết ABCD là hình vuông và SB vuông góc với đáy

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}AC\bot BD \\AC\bot SB \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow AC\bot(SBD)

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, biết: AB = a,AD = SA = a\sqrt 3. Hai bên mặt SAB và SAD vuông tại a. Gọi μ là góc giữa hai đường thẳng SB và AC. Tính cosμ?

    Hình vẽ minh họa:

    Xác định cosin góc giữa hai đường thẳng SB và AC

    Ta có:

    \begin{matrix}  \cos \left( {\overrightarrow {SB} ;\overrightarrow {AC} } ight) = \dfrac{{\overrightarrow {SB} .\overrightarrow {AC} }}{{SB.AC}} = \dfrac{{\overrightarrow {SB} .\overrightarrow {AC} }}{{4{a^2}}} \hfill \\  \overrightarrow {SB} .\overrightarrow {AC}  = \left( {\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {AB} } ight).\overrightarrow {AC}  \hfill \\   = \overrightarrow {SA} .\overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  \hfill \\ \end{matrix}

    Ta lại có:

    \begin{matrix}  \overrightarrow {AS} .\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {AS} .\left( {m\overrightarrow {AB}  + n\overrightarrow {AC} } ight) = 0 \hfill \\  \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  = 2.2a.\cos {60^0} = {a^2} \hfill \\   \Rightarrow \cos \left( {\overrightarrow {SB} ,\overrightarrow {AC} } ight) = \frac{1}{4} \hfill \\   \Rightarrow \cos \mu  = \frac{1}{4} \hfill \\ \end{matrix}

     

  • Câu 27: Nhận biết

    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Tính (AB;A'C')?

    Hình vẽ minh họa

    AB//A'B' \Rightarrow
(AB;A'C') = (A'B';A'C') =
\widehat{B'A'C'}

    Tam giác A’B’C’ vuông cân tại B’ \Rightarrow \widehat{B'A'C'} =
45^{0}

    Vậy (AB;A'C') =
45^{0}.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho hàm số y =f(x) = \log_{3}\left( x^{2} - 4x - m + 1 ight) với m là tham số. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số đã y = f(x) xác định với mọi x\in \mathbb{R}?

    Hàm số y =f(x) = \log_{3}\left( x^{2} - 4x - m + 1 ight) xác định với mọi x\mathbb{\in R} khi và chỉ khi

    x^{2} - 4x - m + 1 > 0;\forall
x\mathbb{\in R}

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
a > 0 \\
\Delta' < 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
1 > 0 \\
4 + m - 1 < 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow m < - 3

    Vậy m \in ( - \infty; - 3)

  • Câu 29: Vận dụng

    Đầu mỗi tháng cô H gửi vào ngân hàng 4 triệu đồng với lãi suất kép là 0,5% mỗi tháng. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng (khi ngân hàng đã tính lãi) thì cô H có được số tiền cả lãi và gốc nhiều hơn 100 triệu, biết lãi suất không đổi trong quá trình gửi.

    Ta có: T = \frac{M}{r}\left\lbrack (1 +r)^{n} - 1 ightbrack(1 + r)

    Giả sử sau n tháng sau anh A nhận được số tiền nhiều hơn 100 triệu, khi đó ta có:

    \frac{4}{0,5\%}\left\lbrack (1 +0,5\%)^{n} - 1 ightbrack(1 + 0,5\%) > 100

    \Rightarrow n > 23,5

    Vậy cần ít nhất 24 tháng để cô H có được số tiền cả lãi và gốc nhiều hơn 100 triệu.

  • Câu 30: Nhận biết

    Công thức nào tương ứng với đạo hàm cấp hai của hàm số y = - \frac{1}{x}?

    Ta có: y = - \frac{1}{x} \Rightarrow
y' = \frac{1}{x^{2}}

    \Rightarrow y'' = - \frac{\left(
x^{2} ight)'}{x^{4}} = - \frac{2x}{x^{4}} = -
\frac{2}{x^{3}}

  • Câu 31: Thông hiểu

    Để quyết định người chiến thắng cuộc thi người ta thực hiện gieo đồng thời ba con xúc xắc cân đối và đồng chất một vài lần. Người thắng cuộc nếu xuất hiện ít nhất 2 mặt 6 chấm. Tính xác suất để trong ba lần gieo, người đó thắng ít nhất 2 lần?

    Xác suất để một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm là \frac{1}{6}

    Xác suất để người chơi thắng cuộc trong một lần gieo là C_{3}^{2}.\left( \frac{1}{2}
ight)^{2}.\frac{5}{6} + \left( \frac{1}{6} ight)^{3} =
\frac{2}{27}

    Xác suất để trong 3 lần gieo người đó thắng ít nhất hai lần là:

    C_{3}^{2}.\left( \frac{2}{27}
ight)^{2}.\left( 1 - \frac{2}{27} ight) + \left( \frac{2}{27}
ight)^{3} = \frac{308}{19683}

  • Câu 32: Nhận biết

    Lớp 11A chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp để tham gia hoạt động đoàn trường. Xét hai biến cố:

    Biến cố A: “Học sinh đó là nam”

    Biến cố B: “Học sinh đó là học sinh giỏi”

    Khẳng định nào sau đây đúng khi mô tả biến cố A \cup B?

    Ta có:

    A \cup B: Học sinh đó là học sinh nam hoặc là học sinh giỏi

  • Câu 33: Thông hiểu

    Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy, SB hợp với mặt đáy một góc 600. Tính khoảng cách d từ điểm D đến mặt phẳng (SBC)

    Hình vẽ minh họa

    Tính khoảng cách d từ điểm D đến mặt phẳng (SBC)

    Ta có:

    \begin{matrix}  {60^0} = \left( {SB;\left( {ABCD} ight)} ight) = \left( {SB;AB} ight) = \widehat {SBA} \hfill \\   \Rightarrow SA = AB.\tan \widehat {SBA} = a\sqrt 3  \hfill \\ \end{matrix}

    Ta có: AD // BC => AD // (SBC)

    => d(D,(SBC)) = d(A; (SBC))

    Kẻ AK \bot SB (1)

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {BC \bot SA} \\   {BC \bot AB} \end{array}} ight. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} ight) \Rightarrow BC \bot AK\left( 2 ight)

    Từ (1) và (2) => AK \bot \left( {SBC} ight)

    \begin{matrix}   \Rightarrow d\left( {A;\left( {SBC} ight)} ight) = AK \hfill \\  AK = \dfrac{{SA.AB}}{{\sqrt {S{A^2} + A{B^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} \hfill \\ \end{matrix}

    d\left( {D;\left( {SBC} ight)} ight) = AK = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}

  • Câu 34: Nhận biết

    Cho hai biến cố xung khắc với nhau. Biết xác suất của hai biến cố có giá trị lần lượt là \frac{1}{3}\frac{1}{4}. Tính xác suất của biến cố hợp hai biến cố đã cho?

    Gọi hai biến cố là A, B có P(A) =
\frac{1}{3};P(B) = \frac{1}{4}

    Vì hai biến cố A và B là hai biến cố xung khắc nên P(A \cup B) = P(A) + P(B) = \frac{1}{3} +
\frac{1}{4} = \frac{7}{12}

  • Câu 35: Vận dụng cao

    Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C'd(C;BB') = 2a;d(A;BB') = a;d(A;CC') =
a\sqrt{3}, hình chiếu vuông góc của điểm A lên mặt phẳng (A'B'C') là trung điểm M của BC. Biết A'M = 2a. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'?

    Hình vẽ minh họa:

    Gọi A_{1};A_{2} lần lượt là hình chiếu của A trên BB’ và CC’

    Theo đề bài ta có:

    AA_{1} = a;AA_{2} = a\sqrt{3};A_{1}A_{2}
= 2a

    Dễ thấy A{A_{1}}^{2} + A{A_{2}}^{2} =
A_{1}{A_{2}}^{2} nên tam giác AA_{1}A_{2} vuông tại A

    Gọi H là trung điểm của A_{1}A_{2}
\Rightarrow AH = \frac{A_{1}A_{2}}{2} = a

    Ta lại có MH//BB' \Rightarrow
MH\bot\left( AA_{1}A_{2} ight) \Rightarrow MH\bot AH

    \Rightarrow MH = \sqrt{AM^{2} - AH^{2}}
= a\sqrt{3}

    \Rightarrow \cos\left( (ABC);\left(
AA_{1}A_{2} ight) ight) = \cos(MH,AM)

    = \cos\widehat{HMA} = \frac{MH}{AM} =
\frac{\sqrt{3}}{2}

    Suy ra S_{ABC} =
\frac{S_{AA_{1}A_{2}}}{\cos\left( (ABC);\left( AA_{1}A_{2} ight)
ight)} = a^{2}

    Vậy V = AM.S_{ABC} = 2a^{3}

  • Câu 36: Thông hiểu

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, SA ⊥ (ABCD). Gọi AM, AN lần lượt là đường cao của tam giác SAB và tam giác SAD. Khẳng định nào dưới đây là khẳng định đúng?

    Hình vẽ minh họa:

    Khẳng định đúng trong các khẳng định đã cho

    Ta có: SA ⊥ (ABCD) => SA ⊥ BC

    Mà AB ⊥ BC => BC ⊥ (SAB)

    => BC ⊥ AE

    Mà AM nằm trong mặt phẳng (SAB)

    Xét tam giác SAB có:

    AM ⊥ SB

    Mà BC ⊥ AM => AM ⊥ (SBC) => AM ⊥ SC

    Chứng minh tương tự ta được: AN ⊥ SC

    => SC ⊥ (AMN)

  • Câu 37: Thông hiểu

    Xác định các nghiệm phương trình \log_{2}(2x - 5)^{2} = 2\log_{2}(x - 2) rồi tính tổng tất cả các giá trị đó ta được kết quả là: 16/3

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Xác định các nghiệm phương trình \log_{2}(2x - 5)^{2} = 2\log_{2}(x - 2) rồi tính tổng tất cả các giá trị đó ta được kết quả là: 16/3

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Điều kiện

    \left\{ \begin{matrix}
(2x - 5)^{2} > 0 \\
x - 2 > 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
(2x - 5)^{2} > 0\forall x\mathbb{\in R} \\
x > 2 \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow x > 2

    Ta có:

    \log_{2}(2x - 5)^{2} = 2\log_{2}(x -2)

    \Leftrightarrow \log_{2}(2x - 5)^{2} =\log_{2}(x - 2)^{2}

    \Leftrightarrow (2x - 5)^{2} = (x -
2)^{2}

    \Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}2x - 5 = x - 2 \\2x - 5 = - x + 2 \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}x = 3 \\x = \dfrac{7}{3} \\\end{matrix} ight.\ (tm)

    Tổng tất cả các nghiệm của phương trình là: S = 3 + \frac{7}{3} = \frac{16}{3}.

  • Câu 38: Nhận biết

    Rút gọn biểu thức: D = x^{\frac{2}{5}}.\sqrt[6]{x} với x > 0 ta được kết quả là:

    Ta có: D = x^{\frac{2}{5}}.\sqrt[6]{x} =
x^{\frac{2}{5}}.x^{\frac{1}{6}} = x^{\frac{2}{5} + \frac{1}{6}} =
x^{\frac{17}{30}}.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Số cách sắp xếp A;B;C;D;E;F;G vào một dãy ghế dài sao cho hai đầu dãy ghế là vị trí của AG?

    Ta xếp A và G vào hai vị trí đầu dãy và có thể hoán đổi cho nhau nên ta có 2! cách xếp.

    Xếp 5 người còn lại vào 5 vị trí giữa ta có 5! cách xếp.

    Vậy ta có: 2!.5! = 240 cách xếp.

  • Câu 40: Nhận biết

    Cho hai đường thẳng a,b và mặt phẳng (Q). Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề dưới đây?

    Mệnh đề: “Nếu a//(Q),b\bot a thì b\bot(Q).” Sai vì đường thẳng b có thể nằm trong mặt phẳng (Q).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo