Đề thi học kì 2 Toán lớp 10 Cánh Diều - Đề 5

Mô tả thêm: Đề thi HK2 Toán 10 được biên soạn gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm chia thành 4 mức độ bám sát chương trình sách Cánh Diều.
  • Thời gian làm: 90 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho phương trình x^{2} + y^{2} - 2mx - 4(m - 2)y + 6 - m =
0(1). Tìm điều kiện của m để (1) là phương trình đường tròn.

    Ta có: x^{2} + y^{2} - 2mx - 4(m - 2)y +
6 - m = 0

    ightarrow \left\{ \begin{matrix}
a = m \\
b = 2(m - 2) \\
c = 6 - m \\
\end{matrix} ight.\  ightarrow a^{2} + b^{2} - c > 0

    \Leftrightarrow 5m^{2} - 15m + 10 > 0
\Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
m < 1 \\
m > 2 \\
\end{matrix} ight.\ .

  • Câu 2: Thông hiểu

    Giả sử tập hợp B là tập hợp các số có 4 chữ số được tạo thành từ tập hợp C = \left\{
1;2;3;4;5;6;7;8;9 ight\}. Lấy ngẫu nhiên một số bất kì từ tập B. Xác suất để số được chọn có đúng hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ:

    Mỗi số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau lập từ các số của tập C là một chỉnh hợp chập 4 của 9

    \Rightarrow n(\Omega) = A_{9}^{4} =
3024

    Số cách lấy một bộ có 4 chữ số gồm 2 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ được tập từ C là:

    C_{4}^{2}.C_{5}^{2} = 60

    Mỗi bộ như vậy sẽ lập được 4! số

    Suy ra n(B) = 60.4! = 1440

    Vậy xác suất của biến cố B là: P(B) =
\frac{1440}{3024} = \frac{10}{21}

  • Câu 3: Vận dụng

    Xác định phương trình đường tròn (C) có tâm nằm trên đường thẳng (d):x - 6y - 10 = 0 và tiếp xúc với hai đường thẳng có phương trình \left( d_{1}
ight):3x + 4y + 5 = 0\left(
d_{2} ight):4x - 3y - 5 = 0?

    Vì đường tròn cần tìm có tâm K nằm trên đường thẳng d nên gọi K(6a + 10;a). Mặt khác đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng \left( d_{1}
ight):3x + 4y + 5 = 0\left(
d_{2} ight):4x - 3y - 5 = 0 nên khoảng cách từ tâm I đến hai đường thẳng bằng bán kính.

    \frac{\left| 3(6a + 10) + 4a + 5
ight|}{5} = \frac{\left| 4(6a + 10) - 3a - 5 ight|}{5}

    \Leftrightarrow |22a + 35| = |21a +
35|

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
a = 0 \\
a = \frac{- 70}{43} \\
\end{matrix} ight.

    Với a = 0 thì K(10;0);R = 7 khi đó phương trình đường tròn là: (x - 10)^{2} + y^{2} =
49

    Với a = \frac{- 70}{43} thì K\left( \frac{10}{43};\frac{- 70}{43}
ight);R = \frac{7}{43} khi đó phương trình đường tròn là: \left( x - \frac{10}{3} ight)^{2} + \left(
y + \frac{70}{43} ight)^{2} = \left( \frac{7}{43}
ight)^{2}.

  • Câu 4: Nhận biết

    Một hộp gồm có 4 bi xanh và 5 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong hộp. Biến cố đối của biến cố D: “Hai viên bi cùng màu” là:

    Biến cố đối của biến cố D: “Hai viên bi cùng màu” là: \overline{D}: “Hai viên bi khác màu”.

  • Câu 5: Nhận biết

    Trong các vecto dưới đây, vecto nào cùng phương với vecto \overrightarrow{u} = (3; -
2)?

    Nhận thấy \frac{3}{- 9} = \frac{-
2}{6} nên \overrightarrow{d} = ( -
9;6) cùng phương với \overrightarrow{u} = (3; - 2).

  • Câu 6: Thông hiểu

    Phương trình của đường thẳng (d) song song với (d’): 6x + 8y – 1 = 0 và cách (d’) một đoạn bằng 2 là:

    (d’) có vectơ pháp tuyến là \overrightarrow {n'}  = \left( {6;8} ight)

    Vì (d) // (d’) nên (d) cũng nhận \overrightarrow {n'}  = \left( {6;8} ight) làm vectơ pháp tuyến.

    Do đó phương trình (d) có dạng: 6x + 8y + c = 0\left( {c e -1} ight)

    Chọn A\left( {\frac{{ - 5}}{2};2} ight) \in \left( {d'} ight)

    (d) // (d’) nên khoảng cách giữa (d) và (d’) chính là d(A, (d)).

    Do đó d(A, (D)) = 2

    ⇔ |c + 1| = 20

    ⇔ c + 1 = 20 hoặc c + 1 = –20

    ⇔ c = 19 (nhận vì 19 ≠ –1) hoặc c = –21 (nhận vì –21 ≠ –1).

    Vậy có hai đường thẳng (d) thỏa mãn yêu cầu bài toán có phương trình là:

    6x + 8y + 19 = 06x + 8y – 21 = 0.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Có bao nhiêu cách lập các nhóm gồm 2, 3, 5 học sinh từ một tổ có 10 học sinh?

     Số cách lập nhóm có hai học sinh là: C_{10}^2 cách

    Số học sinh còn lại 8 học sinh (vì 2 học sinh lập nhóm đầu tiên)

    => Số cách lập nhóm có 3 học sinh là: C_8^3 cách

    Số học sinh còn lại còn 5 học sinh để lập nhóm 5 học sinh 

    => Số cách lập nhóm 5 học sinh là: C_5^5 cách

    Mà các cách lập nhóm liên quan đến nhau

    => Số cách lập các nhóm gồm 2, 3, 5 học sinh từ một tổ có 10 học sinh là

    C_{10}^{2}\times C_{8}^{3}\times C_{5}^{5} cách.

  • Câu 8: Nhận biết

    Trong balo của học sinh A có 8 bút chì khác, 6 bút bi và 10 quyển vở. Số cách chọn một đồ vật trong balo là:

    Áp dụng quy tắc cộng, số cách chọn một đồ vật trong balo là: 8 + 6 + 10 = 24 cách.

  • Câu 9: Nhận biết

    3 viên bi đen khác nhau, 4 viên bi đỏ khác nhau, 5 viên bi xanh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách xếp các viên bi trên thành dãy sao cho các viên bi cùng màu ở cạnh nhau?

    Số cách xếp 3 viên bi đen khác nhau thành một dãy bằng. 3!.

    Số cách xếp 4 viên bi đỏ khác nhau thành một dãy bằng. 4!.

    Số cách xếp 5 viên bi đen khác nhau thành một dãy bằng. 5!.

    Số cách xếp 3 nhóm bi thành một dãy bằng. 3!.

    Vậy số cách xếp thỏa yêu cầu đề bài bằng 3!.4!.5!.3! = 103680 cách.

  • Câu 10: Nhận biết

    Giả sử E là một biến cố liên quan phép thử T với không gian mẫu \Omega. Phát biểu nào dưới đây sai?

    P(E) = 0 khi và chỉ khi E là biến cố không thể.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho tọa độ hai điểm M\left( - 2\sqrt{3};\frac{3}{2} ight),N\left(
2;\frac{3\sqrt{3}}{2} ight). Viết phương trình chính tắc của elip có tâm là gốc tọa độ và đi qua hai điểm M;N?

    Gọi phương trình chính tắc của elip là: \frac{x^{2}}{a^{2}} + \frac{y^{2}}{b^{2}} = 1;(a;b
> 0)

    Do elip đi qua hai điểm M\left( -
2\sqrt{3};\frac{3}{2} ight),N\left( 2;\frac{3\sqrt{3}}{2}
ight) nên ta có hệ phương trình:

    \left\{ \begin{matrix}\dfrac{12}{a^{2}} + \dfrac{9}{b^{2}} = 1 \\\dfrac{4}{a^{2}} + \dfrac{27}{b^{2}} = 1 \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}a^{2} = 16 \\b^{2} = 9 \\\end{matrix} ight.

    Vậy phương trình chính tắc của elip thỏa mãn yêu cầu bài toán là: \frac{x^{2}}{16} + \frac{y^{2}}{9} =
1

  • Câu 12: Nhận biết

    Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \Delta_{1}:7x + 2y - 1 = 0\Delta_{2}:\left\{ \begin{matrix}
x = 4 + t \\
y = 1 - 5t \\
\end{matrix} ight.\ .

    \left. \ \begin{matrix}
\Delta_{1}:7x + 2y - 1 = 0 ightarrow {\overrightarrow{n}}_{1} = (7;2)
\\
\Delta_{2}:\left\{ \begin{matrix}
x = 4 + t \\
y = 1 - 5t \\
\end{matrix} ight.\  ightarrow \ \ {\overrightarrow{u}}_{2} = (1; -
5) ightarrow {\overrightarrow{n}}_{2} = (5;1) \\
\end{matrix} ight\} ightarrow \left\{ \begin{matrix}
\frac{7}{5}\boxed{=}\frac{2}{1} \\
{\overrightarrow{n}}_{1} \cdot {\overrightarrow{n}}_{2}\boxed{=}0 \\
\end{matrix} ight.\  ightarrow \Delta_{1},\ \ \Delta_{2} cắt nhau nhưng không vuông góc.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Tính góc tạo bởi giữa hai đường thẳng d_{1}:2x + 2\sqrt{3}y + 5 = 0d_{2}:y - 6 = 0.

    Ta có

    \left\{ \begin{matrix}
d_{1}:2x + 2\sqrt{3}y + 5 = 0 ightarrow {\overrightarrow{n}}_{1} =
\left( 1;\sqrt{3} ight) \\
d_{2}:y - 6 = 0. ightarrow {\overrightarrow{n}}_{2} = (0;1) \\
\end{matrix} ight.

    \overset{\varphi = \left( d_{1};d_{2}
ight)}{ightarrow}\cos\varphi = \frac{\left| \sqrt{3}
ight|}{\sqrt{1 + 3}.\sqrt{0 + 1}} = \frac{\sqrt{3}}{2} ightarrow
\varphi = 30^{\circ}.

  • Câu 14: Nhận biết

    Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C):(x – 2)^{2} + (y + 3)^{2} = 5 tại điểm M(3;-1).

     Tâm I(2;-3).

    Phương trình tiếp tuyến tại M(3;-1) là:

    (3 - 2)(x - 3) + ( - 1 + 3)(y + 1) = 0 \Leftrightarrow x + 2y - 1 = 0.

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Giả sử phương trình đường thẳng (\Delta):ax + by + c = 0 với a,b \in \mathbb{N}^{*}\frac{b}{a} là phân số tối giản. Biết rằng đường thẳng (\Delta) đi qua điểm A(1;2) và cách điểm B( - 2;3) một khoảng bằng \frac{4\sqrt{2}}{\sqrt{5}}. Khi đó giá trị biểu thức Q = 3a + 2b + 1 là:

    Ta có:

    d\left( (\Delta);B ight) =
\frac{4\sqrt{2}}{\sqrt{5}}

    \Leftrightarrow \frac{\left| a( - 2 - 1)
+ b(3 - 2) ight|}{\sqrt{a^{2} + b^{2}}} =
\frac{8}{\sqrt{10}}

    \Leftrightarrow \sqrt{10}.| - 3a + b| =
8\sqrt{a^{2} + b^{2}}

    \Leftrightarrow 10\left( 9a^{2} - 6ab +
b^{2} ight) = 64\left( a^{2} + b^{2} ight)

    \Leftrightarrow 13a^{2} - 30ab - 27b^{2}
= 0(*)

    Với b = 0 thì (*) \Leftrightarrow 13a^{2} = 0 \Leftrightarrow a
= 0 (loại do a^{2} + b^{2} >
0)

    Xét b eq 0 thì (*) \Leftrightarrow 13\left( \frac{a}{b}
ight)^{2} - 30\left( \frac{a}{b} ight) - 27 = 0

    \Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}\dfrac{a}{b} = - \dfrac{9}{13}(ktm) \\\dfrac{a}{b} = 3(tm) \\\end{matrix} ight.

    Với \frac{a}{b} = 3 thì ta chọn a = 3;b = 1 \Rightarrow (\Delta):3x + y - 5
= 0

    Vậy Q = 3a + 2b + 1 = 12

  • Câu 16: Vận dụng

    Chon là số tự nhiên thỏa mãn phương trình C_{n - 4}^{n - 6} +
nA_{n}^{2} = 454. Tìm hệ số của số hạng chứa x^{4} trong khai triển nhị thức Niu-tơn của \left( \frac{2}{x} - x^{3}
ight)^{n}( với x eq 0).

    Điều kiện n \geq 6n\mathbb{\in N}.

    C_{n - 4}^{n - 6} + nA_{n}^{2} = 454\Leftrightarrow \frac{(n - 4)!}{(n - 6)!2!} + n \cdot \frac{n!}{(n -2)!} = 454

    \Leftrightarrow \frac{(n - 5)(n - 4)}{2} + n^{2}(n - 1) = 454\Leftrightarrow 2n^{3} - n^{2} - 9n - 888 = 0 \Leftrightarrow n =8 (Vì n\mathbb{\in
N}).

    Khi đó ta có khai triển: \left( \frac{2}{x} - x^{3}
ight)^{8}.

    Số hạng tổng quát của khai triển là C_{8}^{k}\left( \frac{2}{x} ight)^{8 - k}\left(
- x^{3} ight)^{k} = C_{8}^{k}( - 1)^{k}2^{8 - k}x^{4k -
8}.

    Hệ số của số hạng chứa x^{4} ứng với k thỏa mãn: 4k - 8 = 4 \Leftrightarrow k =
3.

    Vậy hệ số của số hạng chứa x^{4}: C_{8}^{3}( -
1)^{3}2^{5} = - 1792.

  • Câu 17: Nhận biết

    Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

    Thí nghiệm không phải là phép thử ngẫu nhiên là: “Quan sát vận động viên chạy bộ xem được bao nhiêu km/h”.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho số a =
367653964 \pm 213. Số quy tròn của số gần đúng 367653964 là:

    Với a = 367653964 \pm 213 suy ra độ chính xác d = 213

    Vì độ chính xác đến hàng trăm nên số quy trình của số a được làm tròn đến hàng nghìn.

    Vì chữ số hàng năm là 9 > 5

    => Chữ số hàng nghìn được tăng thêm 1 đơn vị từ 3 đến 4 và các chữ số đằng sau thay bởi chữ số 0.

    => Số quy tròn của số gần đúng 367653964 là: .367654000.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Gieo ba con xúc xắc một cách độc lập. Tính xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc bằng 9?

    Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm trên ba mặt của ba con xúc xắc là 9”

    \left\{ \begin{matrix}
9 = 1 + 2 + 6 \\
9 = 2 + 3 + 4 \\
9 = 1 + 3 + 5 \\
9 = 1 + 4 + 4 \\
9 = 2 + 2 + 5 \\
9 = 3 + 3 + 3 \\
\end{matrix} ight. nên n(A) =
3.3! + 3.2 + 1 = 25

    Lại có |\Omega| = 6^{3} =
216

    Khi đó xác suất của biến cố A là: P(A) =
\frac{25}{216}

  • Câu 20: Nhận biết

    Khoảng biến thiên của mẫu số liệu: 2;5;16;8;7;9;10;12;14;11;6 là:

    Quan sát mẫu số liệu ta thấy:

    Giá trị lớn nhất là 16

    Giá trị nhỏ nhất là 2

    Suy ra khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: 16 – 2 = 14.

  • Câu 21: Nhận biết

    Để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê so với số trung bình, ta dùng đại lượng nào sau đây?

    Để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê so với số trung bình, ta dùng đại lượng phương sai.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cửa hàng thống kê cỡ giày trong một đơn hàng ngẫu nhiên của một vị khách như sau: 35;37;39;41;38;40;40;37;40. Xác định trung vị của mẫu số liệu?

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm như sau:

    35;37;37;38;39;40;40;40;41

    Trung vị của mẫu số liệu là 39.

  • Câu 23: Nhận biết

    Tìm hệ số của x^{7} trong khai triển (1 + x)^{10}.

    Số hạng tổng quát là: T_{k + 1} =
C_{10}^{k}.x^{k}.

    Số hạng chứa x^{7} trong khai triển (1 + x)^{10} là: T_{8} = C_{10}^{8}.x^{7} nên hệ số là 45.

  • Câu 24: Nhận biết

    Có bao nhiêu các sắp xếp 10 bạn học sinh thành một hàng ngang ?

    Mỗi cách xếp 10 học sinh thành một hàng ngang là một hoán vị của tập hợp có 10 phần tử.

    Suy ra số cách sắp xếp là P_{10}.

  • Câu 25: Nhận biết

    Cho dãy số liệu 1;1;2;3;4;4;5;5;5;6. Xác định mốt của mẫu số liệu?

    Mốt số liệu đã cho có số 5 xuất hiện nhiều lần nhất

    Suy ra mốt của mẫu số liệu là 5.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Từ tập hợp các chữ số A = \left\{ 1,3,4,5,6,8,9 ight\} có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một khác nhau và luôn có mặt số 1?

    Gọi số tự nhiên có ba chữ số cần tìm có dạng \overline{abc}

    TH1: \overline{1bc}. Chọn b, c có 5.6 = 30 cách.

    TH2: \overline{a1c}. Chọn b, c có 5.6 = 30 cách.

    TH3: \overline{ab1}. Chọn b, c có 5.6 = 30 cách.

    Vậy có thể lập được 30 + 30 + 30 =
90(số) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho đa giác đều có 2020 đỉnh. Số hình chữ nhật có 4 đỉnh là 4 trong số 2020 điểm là đỉnh của đa giác đã cho là bao nhiều?

    Đa giác đều có 2020 đỉnh có 1010 đường chéo qua tâm, cứ hai đường chéo qua tâm cho ta một hình chữ nhật. Vậy số cách chọn ra 4 đỉnh tạo thành hình chữ nhật là C_{1010}^{2}.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Hãy chọn kết quả lần lượt là số trung bình và phương sai của mẫu số liệu 3;5;5;6;7;7;8;9;10?

    Ta có:

    Số trung bình của mẫu số liệu là:

    \overline{x} = \frac{3 + 5 + 5 + 6 + 7 +
7 + 8 + 9 + 10}{9} \approx 6,7

    Phương sai của mẫu số liệu là:

    s^{2} = \frac{1}{9}.\lbrack(3 - 6,7)^{2}
+ 2.(5 - 6,7)^{2} + (6 - 6,7)^{2} + 2.(7 - 6,7)^{2}

    + (8 - 6,7)^{2} + (9 - 6,7)^{2} + (10 -
6,7)^{2}brack \approx 4,2

    Vậy số trung bình và phương sai của mẫu số liệu lần lượt là: 6,7;\ 4,2.

  • Câu 29: Nhận biết

    Một đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến?

     Một đường thẳng có vô số vectơ pháp tuyến.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho tam giác ABC có tọa độ ba đỉnh A(6;3),B( - 3;6),C(1; - 2). Xác định tọa độ điểm D \in BC thỏa mãn BD = 2CD?

    Giả sử tọa độ điểm D là: D(x;y)

    Ta có: D \in BC thỏa mãn BD = 2CD

    \Leftrightarrow \overrightarrow{BD} =
2\overrightarrow{DC}

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\overrightarrow{BD} = (x + 3;y - 6) \\
\overrightarrow{DC} = (1 - x; - 2 - y) \\
\end{matrix} ight.

    \overrightarrow{BD} =
2\overrightarrow{DC} \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x + 3 = 2 - 2x \\
y - 6 = - 4 - 2y \\
\end{matrix} ight.

    \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}x = - \dfrac{1}{3} \\y = \dfrac{2}{3} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow D\left( - \dfrac{1}{3};\dfrac{2}{3}ight)

  • Câu 31: Vận dụng

    Một học sinh đo đường kính của một hình tròn là 24 \pm 0,2 (cm). Bạn đó tính được chu vi hình tròn là p = 75,36 (cm). Biết 3,141 < \pi <
3,142. Hãy ước lượng sai số tuyệt đối của p.

    Gọi \overline{a}\overline{p} lần lượt là đường kính và chu vi của hình tròn.

    Ta có: 23,8 \leq \overline{a} \leq
24,2.

    Ta có: 3,141.23,8 = 74,7558 \leq\overline{p} = \pi\overline{a}\leq 3,142.24,2 = 76,0364.

    Do đó 74,7558 - 75,36 = - 0,6042 \leq\overline{p} - 75,36\leq 76,0364 - 75,36 = 0,6764.

    Vậy sai số tuyệt đối của p\Delta_{p} = \left| \overline{p} - 75,36
ight| \leq 0,6764.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn tâm I(2; - 5) và tiếp xúc với đường thẳng \Delta: - 3x + 4y + 11 = 0 có phương trình là:

    Đường tròn tâm I tiếp xúc với đường thẳng \Delta có bán kính R bằng khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng \Delta.

    Suy ra R = d(I;\Delta) = \frac{\left| -
3.2 + 4.( - 5) + 11 ight|}{5} = 3

    Vậy phương trình đường tròn tâm I(2; -
5) và tiếp xúc với đường thẳng \Delta: - 3x + 4y + 11 = 0 có phương trình là: (x - 2)^{2} + (y + 5)^{2} =
9.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Lấy ngẫu nhiên 3 quả cầu từ hộp gồm 6 quả cầu trắng và 3 quả cầu đen. Tính xác suất để lấy được ba quả cùng màu?

    Số phần tử của không gian mẫu n(\Omega) =
C_{9}^{3} = 84

    Gọi A là biến cố lấy được 3 quả cùng màu

    TH1: Lấy được 3 quả màu trắng có: C_{6}^{3} = 20 cách

    TH2: Lấy được 3 quả màu đen có: C_{3}^{3}
= 1 cách

    \Rightarrow n(A) = 20 + 1 =
21

    Vậy xác suất của biến cố A cần tìm là: P(A) = \frac{n(A)}{n(\Omega)} = \frac{21}{84} =
\frac{1}{4}

  • Câu 34: Nhận biết

    Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C):x^{2} + y^{2} = 9 là:

    (C):x^{2} + y^{2} =
9\overset{}{ightarrow}I(0;0),\ \ R = \sqrt{9} = 3.

  • Câu 35: Nhận biết

    Trong các phương trình sau đây, phương trình nào là phương trình chính tắc của Hypebol?

    Phương trình Hypebol có dạng \frac{x^{2}}{a^{2}} - \frac{y^{2}}{b^{2}} =
1;c^{2} = a^{2} + b^{2}

    Vậy phương trình cần tìm là \frac{x^{2}}{9} - \frac{y^{2}}{4} =
1.

  • Câu 36: Vận dụng

    Một lớp học có 30 học sinh gồm có nam và nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để tham gia hoạt động của Đoàn trường. Xác suất chọn được 2 nam và 1 nữ là \frac{12}{29}. Tính số học sinh nữ của lớp.

     Gọi số học sinh nữ là x. Suy ra số học sinh nam là 30-x.

    Chọn 3 học sinh từ 30 học sinh, không gian mẫu là: n(\Omega)=C_{30}^3=4060.

    Gọi A là biến cố "Chọn được 2 nam và 1 nữ". Suy ra n(A) = C_{30 - x}^2.C_x^1 = xC_{30 - x}^2.

    Theo đề bài: P(A) = \frac{{12}}{{29}} \Leftrightarrow \frac{{xC_{30 - x}^2}}{{4060}} = \frac{{12}}{{29}} \Leftrightarrow x = 14.

    Vậy có 14 học sinh nữ.

  • Câu 37: Nhận biết

    Quy tròn số 2,654 đến hàng chục, được số 2,7. Khi đó sai số tuyệt đối là:

    Sai số tuyệt đối là:

    \Delta_{a} = \left| a - \overline{a}
ight| = |2,7 - 2,654| = 0,046

  • Câu 38: Nhận biết

    Đường thẳng nào song song với đường thẳng \Delta:2x - y - 1 = 0?

    Đường thẳng song song với đường thẳng \Delta:2x - y - 1 = 0 là: 4x - 2y - 1 = 0.

  • Câu 39: Vận dụng

    Cho các chữ số 0; 1; 2; 4; 5; 6; 8. Hỏi từ các chữ số trên lập được tất cả bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau chia hết cho 5 mà trong mỗi số chữ số 1 luôn xuất hiện?

    Gọi số cần tìm có dạng \overline{abcde}. Vì \overline{abcde} chia hết cho 5 suy ra e = \left\{ 0;5 ight\}.

    TH1. Với e = 0 suy ra có 4 \times 5 \times 4 \times 3 = 240 số cần tìm.

    TH2. Với e = 5, suy ra có 5 \times 4 \times 3 + 3 \times 4 \times 4 \times 3
= 204 số cần tìm.

    Vậy có tất cả 444 số cần tìm.

  • Câu 40: Nhận biết

    Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm A(2; - 1)B(2;5).

    \left\{ \begin{matrix}A(2; - 1) \in AB \\{\overrightarrow{u}}_{AB} = \overrightarrow{AB} = (0;6) \\\end{matrix} ight.\ \overset{ightarrow}{}AB:\left\{ \begin{matrix}x = 2 \\y = - 1 + 6t \\\end{matrix} ight.\ \ \ \left( t\mathbb{\in R} ight).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi học kì 2 Toán lớp 10 Cánh Diều - Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo