Bài học Đồng và hợp chất của đồng đưa ra chi tiết các nội dung tính chất của đồng và hợp chất của đồng, kèm theo các hình ảnh thí dụ phương trình phản ứng.
Đồng nằm ở ô số 29, thuộc nhóm IB, chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn.
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1
Trong các hợp chất đồng có số oxi hóa phổ biến là: +1; +2 do Cu dễ dàng nhường electron lớp ngoài cùng và electron của phân lớp 3d.
Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.
Đồng tác dụng với Cl2, Br2,... ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng, đồng phản ứng được với một số phi kim như oxi, lưu huỳnh.
Thí dụ:
2Cu + O2 2CuO
Cu + Cl2 CuCl2
Chú ý: đồng không tác dụng với hiđro, nitơ, cacbon.
Đồng không phản ứng được với dung dịch HCl và H2SO4 loãng vì Cu đứng sau H trong dãy điện hóa. Với các dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3, đồng khử được các axit này sinh ra các sản phẩm khử như SO2, NO2, NO.
Thí dụ:
Cu + H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
CuO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước. CuO là oxit bazơ, tác dụng dễ với axit và oxit axit. CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O Khi đun nóng, CuO dễ bị khử bởi H2, C, CO thành đồng kim loại. CuO + H2 Cu + H2O |
Cu(OH)2 |
Cu(OH)2 kết tủa màu xanh, không tan trong nước. Cu(OH)2 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2 CuO + H2O |
Dung dịch muối đồng có màu xanh của ion Cu2+.
Muối đồng thường gặp là đồng (II): CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2 ...
Muối đồng (II) sunfat kết tinh ở dạng ngậm nước CuSO4.5H2O có màu xanh, dạng khan có màu trắng.
CuSO4.5H2O CuSO4 (màu trắng) + 5H2O