Góc nội tiếp

1. Định nghĩa

  • Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
  • Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Góc nội tiếp

Lý thuyết: Góc nội tiếp

2. Định lý

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Hình vẽ minh họa

Lý thuyết: Góc nội tiếp

\widehat {BAC} là góc nội tiếp chắn cung nhỏ BC (như hình 1) và chắn cung lớn BC (như hình 2).

Ta có thể viết:\widehat {BAC} = \frac{1}{2}\mathop {BC}^{\displaystyle\frown}

3. Hệ quả

Trong một đường tròn:

  • Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
  • Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
  • Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90^0) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.
  • Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A (\widehat A = {90^0}). Vẽ đường tròn đường kính AB cắt BC tại D, cắt AC tại E. Chứng minh rằng: Tam giác DBE cân.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết: Góc nội tiếp

Ta có:

\widehat {EBD} = \frac{1}{2}\mathop {DE}^{\displaystyle\frown} ;\widehat {BED} = \frac{1}{2}\mathop {BD}^{\displaystyle\frown} (1)

\widehat {BDA} = {90^0} (vì \widehat {BDA} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

⇒ AD ⊥ BC

ΔABC cân tại A nên AD vừa là đường cao vừa là đường phân giác góc A.

Khi đó ta có:

\left\{ \begin{gathered}
  \widehat {BAD} = \widehat {BED} \hfill \\
  \widehat {EBD} = \widehat {DAE} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

\widehat {BAD} = \widehat {DAE}

\Rightarrow \widehat {BED} = \widehat {EBD} (2)

Từ (1) và (2) => \mathop {DE}^{\displaystyle\frown}=\mathop {DB}^{\displaystyle\frown}

=> DE = DB

=> Tam giác BDE cân tại D.

Câu trắc nghiệm mã số: 16893,16890,16889
  • 3.929 lượt xem
Sắp xếp theo