Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Lý thuyết Hệ thống hóa về hiđrocacbon được Khoahoc biên soạn và tổng hợp, hy vọng giúp ích trong quá trình tự ôn tập, củng cố nâng cao kiến thức cho bạn học.

I. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Tóm tắt về một số loại hiđrocacbon quan trọng

 

Ankan

Anken

Ankin

Ankylbenzen

Công thức phân tử

CnH2n +2 (n ≥ 1)

CnH2n (n ≥ 2)

CnH2n – 2 (n ≥ 2)

CnH2n – 6 (n ≥ 6)

Đặc điểm cấu tạo phân tử

  • Chỉ có liên kết đơn C – C, C – H.
  • Có đồng phân mạch cacbon.
  • Có một liên kết đôi C = C.
  • Có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học.
  • Có một liên kết đôi C ≡ C.
  • Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba.
  • Có vòng benzen.
  • Có đồng phân mạch cacbon của nhánh ankyl và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl.

Tính chất vật lí

  • Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí; ≥ C5 là chất lỏng hoặc rắn.
  • Không màu.
  • Không tan trong nước

Tính chất hóa học

  • Phản ứng thế (halogen).
  • Phản ứng tách.
  • Phản ứng oxi hóa.
  • Phản ứng cộng (H­2, Br2, HX, …)
  • Phản ứng trùng hợp.
  • Phản ứng oxi hóa.
  • Phản ứng cộng (H2, Br2, HX, …).
  • Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của liên kết ba đầu mạch.
  • Phản ứng oxi hóa.
  • Phản ứng thế (halogen, nitro).
  • Phản ứng cộng.
  • Phản ứng oxi hóa mạch nhánh.

Ứng dụng

Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi.

Làm nguyên liệu

Làm nguyên liệu

Làm dung môi, nguyên liệu

Phương trình minh họa tính chất hóa học

1. Ankan

1.1. Phản ứng thế

CH4 + Cl2 \overset{as}{\rightarrow} CH3Cl + HCl

1.2. Phản ứng tách

CH3 – CH2 – CH3 \overset{t^{o} ,xt}{\rightarrow} CH3 – CH = CH2 + H2

CH3 – CH2 – CH3  \overset{t^{o} ,xt}{\rightarrow} CH4 + CH2 = CH2

1.3. Phản ứng oxi hóa

CH4­ + 2O2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} CO2 + 2H2O

2. Anken

2.1. Phản ứng cộng

CH2 = CH2 + H2 \overset{t^{o} ,Ni}{\rightarrow} CH3 – CH3

2.2. Phản ứng trùng hợp

nCH2 = CH2 \overset{t^{o} ,xt,p}{\rightarrow} (– CH2 – CH2 –)n

2.3. Phản ứng oxi hóa

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH

3. Ankin

3.1. Phản ứng cộng

CH ≡ CH + 2H2 \overset{t^{o} ,Ni}{\rightarrow}CH3 – CH3

3.2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3

3.3. Phản ứng oxi hóa

Phản ứng cháy:

2C2H2 + 5O2 \overset{t^{o}}{\rightarrow} 4CO2 + 2H2O

Làm mất màu dung dịch thuốc tím.

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

4. Ankylbenzen

4.1. Phản ứng thế

Phản ứng thế với brom

4.2. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng ankylbenzen

4.3. Phản ứng oxi hóa

C6H5–CH3 + 2KMnO4 \overset{t^{o}}{\rightarrow} C6H5 – COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

Câu trắc nghiệm mã số: 20937,20938,20945,20957,20958

II. Sự chuyển hóa giữa các loại hiđrocacbon

Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hidrocacbon

 

  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo