Bài học: Nồng độ dung dịch giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8
Trong đó:
mct là khối lượng chất tan, tính bằng gam.
mdd là khối lượng dung dịch, tính bằng gam.
Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan
Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Hướng dẫn giải
Khối lượng chất tan là: mct = 10 gam
Khối lượng dung dịch thu được là:
mdd = mdm + mct = 40 + 10 = 50 gam
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:
Ví dụ 2: Một dung dịch NaOH có nồng độ 40%. Tính khối lượng NaOH có trong 150 gam dung dịch trên.
Hướng dẫn giải
Khối lượng NaOH có trong 150 gam dung dịch 40% là:
Trong đó:
n là số mol chất tan (mol),
V là thể tích dung dịch (lít).
Ví dụ 1: Trong 500 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Hướng dẫn giải:
Số mol CuSO4 có trong dung dịch là:
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch HCl 0,5 M với 3 lít dung dịch HCl 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau khi trộn.
Hướng dẫn giải
Số mol HCl có trong 2 lít dung dịch 1: n1 = 0,5.2 = 1 mol.
Số mol HCl có trong 3 lít dung dịch 2: n2 = 1.3 = 3 mol.
Thể tích dung dịch thu được sau khi trộn: V = 2 + 3 = 5 lít.
Số mol đường có trong 5 lít dung dịch sau khi trộn: n = 1 + 3 = 4 mol
Nồng độ dung dịch thu được sau khi trộn:
Trong đó:
Ddd là khối lượng riêng của dung dịch (gam/lít);
V là thể tích của dung dịch (lít).
Công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol của dung dịch:
Lưu ý: Công thức tính này lấy đơn vị của Ddd là gam/lít, thường các đầu bài cho đơn vị của Ddd là gam/ml nên ta cần đổi lại đơn vị để áp dụng công thức.