Bài học: Hóa trị giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.
Ví dụ:
HCl: Cl hóa trị I;
CH4: cacbon hóa trị IV;
H2S: lưu huỳnh hóa trị II...
Ví dụ:
BaO: hóa trị Ba bằng II;
K2O: hóa trị K bằng I;
Al2O3: hóa trị Al bằng III...
Từ cách xác định hóa trị các nguyên tố thì ta có thể xác định được hóa trị của một nhóm nguyên tố.
Ví dụ:
Axit sunfuric có công thức là H2SO4 ⇒ Nhóm (SO4) có hóa trị II (vì liên kết được với 2 nguyên tử H).
Kali hiđroxit có công thức hóa học là KOH ⇒ Nhóm (OH) có hóa trị I (vì liên kết với 1 nguyên tử K có hóa trị I).
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Chọn công thức hóa học của hợp chất có hai nguyên tố bất kì là ().
Trong đó:
x, y là chỉ số
a là hóa trị của A, b là hóa trị của B
Theo quy tắc hóa trị:
Quy tắc: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia.
Lưu ý:
Ví dụ: Từ công thức hóa học của hợp chất , ta có: 2.III = 3.II
a. Tính hóa trị của một nguyên tố
Ví dụ: Tính hóa trị của Cr trong hợp chất Cr2O3.
Hướng dẫn giải:
Gọi hóa trị của Cr là a, theo quy ước oxi có hóa trị II, vậy: 2 x a = 3 x II, a = III.
b. Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nitơ hóa trị IV và oxi
Hướng dẫn giải:
Viết công thức dạng chung NxOy:
Theo quy tắc hóa trị: ,
chuyển thành tỉ lệ:
Thường tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất, vì vậy lấy: x = 1 và y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất: NO2
Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm (NO3) hóa trị I.
Hướng dẫn giải:
Viết công thức hóa học dạng chung Cux(NO3)y
Theo quy tắc hóa trị thì: ,
chuyển thành tỉ lệ:
Công thức hóa học của hợp chất: Cu(NO3)2