Tính theo phương trình hóa học

Bài học: Tính theo phương trình hóa học giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?

Các bước tiến hành:

  • Viết phương trình hóa học.
  • Chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất.
  • Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n \times M).

Ví dụ 1: Cho 4,6 gam natri phản ứng với nước theo sơ đồ phản ứng sau:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Hãy tính khối lượng natri hiđroxit (NaOH) thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

  • Tìm số mol Na tham gia phản ứng:

 {\mathrm n}_{\mathrm{Na}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Na}}}{{\mathrm M}_{\mathrm{Na}}}=\frac{4,6}{23}=0,2\;(\mathrm{mol})

  • Tìm số mol NaOH thu được sau khi phản ứng:

Theo phương trình hóa học ta có:

        2 mol Na tham gia phản ứng, sẽ thu được 2 mol NaOH.

Vậy: 0,2 mol Na.................................................0,2 mol NaOH.

  • Tìm khối lượng natri hiđroxit NaOH ta được: 

mNaOH = nNaOH\timesMNaOH = 0,2\times40 = 8 (g)

Ví dụ 2: Cho natri phản ứng với nước thu được dung dịch natri hiđroxit (NaOH) và 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của natri tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

  • Viết phương trình hóa học:

 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

  • Tìm số mol của H2 thu được:

{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\;(\mathrm{mol})

  • Tìm số mol Na tham gia phản ứng:

Theo phương trình hóa học ta có:

        Để thu được 1 mol H2, cần 2 mol Na tham gia phản ứng.

Vậy: Để thu được 0,1 mol H2, cần 0,2 mol Na tham gia phản ứng.

  • Tìm khối lượng natri tham gia phản ứng ta được ta được:

mNa = nNa\timesMNa = 0,2\times23 = 4,6 (g)

II. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?

  • Viết phương trình hóa học.
  • Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất.
  • Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Chuyển đổi số mol chất thành thể tích khí ở đktc (V = 22,4 \times n).

Ví dụ: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình đựng khí oxi; khí sinh ra là lưu huỳnh đioxit:

S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2

Hãy tính thể tích khí SO2 (đktc) sinh ra; nếu đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh.

Các bước tiến hành.

  • Tìm số mol của lưu huỳnh tham gia phản ứng:

{\mathrm n}_{\mathrm S}=\frac{3,2}{32}=0,1\;(\mathrm{mol})

  • Tìm số mol SO2 sinh ra sau phản ứng:

Theo phương trình hóa học:

          1 mol S tham gia phản ứng, sinh ra 1 mol SO2.

Vậy: 0,1 mol S  .........................................0,1 mol SO2.

  • Tìm thể tích khí SO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng:

VSO2 = nNa\times 22,4 = 0,1\times22,4 = 2,24 lít

Ví dụ 2: Tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lưu huỳnh. Biết sau phản ứng thu được 3,2 gam lưu huỳnh đioxit SO2.

Hướng dẫn giải:

  • Viết phương trình hóa học:

 S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2 

  • Tính số mol lưu huỳnh đioxit thu được:

{\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{SO}}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm{SO}}_2}}=\frac{3,2}{64}=0,05\;(\mathrm{mol})

  • Tìm số mol khí oxi tham gia phản ứng:

Theo phương trình hóa học:

       Để thu được 1 mol SO2 cần dùng 1 mol O2.

Vậy: Để thu được 0,05 mol SO2 cần dùng 0,05 mol O2.

  • Tìm thể tích khí oxi cần dùng:

VO2 = 22,4\times n = 22,4 \times 0,05 = 1,12 (lít)

Câu trắc nghiệm mã số: 29633,29634,29635
  • 4.344 lượt xem
Sắp xếp theo