Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

Bài học: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

  • Phương pháp:

Đun nóng những hợp chất giàu oxi dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4, kali clorat KClO3,... trong ống nghiệm. 

  • Phương trình hóa học:

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

  • Trong các thí nghiệm điều chế, khí oxi thường được thu bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước. 

 Hình 1: Thu khí oxi 

II. Điều chế oxi trong công nghiệp

a. Sản xuất oxi từ không khí

Trước hết hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí nitơ (-196°C), sau đó là khí oxi (-183°C).

Hóa 8 bài 27

b. Sản xuất từ nước

Điện phân nước trong các bình điện phân, sẽ thu được hai khí riêng biệt là O2 và H2.

2H2O \overset{đpdd}{\rightarrow} 2H2↑ + O2

III. Phản ứng phân hủy

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}CaO + CO2

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu trắc nghiệm mã số: 29748,29749,29750
  • 4.282 lượt xem
Sắp xếp theo