Nguyên tử

Bài học: Nguyên tử giới thiệu đến các em ngắn gọn, chi tiết lý thuyết. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 8.

I. Nguyên tử là gì?

  • Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
  • Kích thước nguyên tử: Nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính khoảng 10-8 cm.
  • Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

Hình 1: Sơ đồ nguyên tử hiđro

  • Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm (-).

II. Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

  • Proton kí hiệu là p, có điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+).
  • Nơtron không mang điện, kí hiệu là n.

Trong một nguyên tử có bao nhiêu proton thì cũng có bấy nhiêu electron, tức là:

Số p = số e

Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

III. Lớp electron

Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

Ví dụ: 

         

 a)                                                       b)

Hình 2: Sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo của nitơ a) và nhôm b)

Từ sơ đồ ta biết được:

Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng
Nitơ 7 7 2 5
Nhôm 13 13 3 3

Nguyên tử có thể liên kết được với nhau. Chính nhờ electron mà nguyên tử có khả năng này.

Câu trắc nghiệm mã số: 29421,29422,29423
  • 31.461 lượt xem
Sắp xếp theo