Khái niệm, phân loại tính chất của Tơ

Khái niệm, phân loại tính chất của Tơ gửi tới bạn học biết tơ là gì, tơ được phân loại như thế nào và đưa ra một số một số loại tơ thường gặp.

I. Khái niệm

  • Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
  • Trong tơ, những phân tử polime có mạch cacbon không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau.
  • Polime này tương đối rắn, tương đối bền với nhiệt, với các dung môi thông thường; mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

Sợi tơ tằm

2. Phân loại

Loại tơ

Nguồn gốc

Ví dụ

Tơ thiên nhiên

Có sẵn trong thiên nhiên và được sử dụng trực tiếp

Bông, len, tơ tằm …

Tơ hóa học

Tơ tổng hợp

Polime được tổng hợp bằng các phản ứng hóa học

Tơ poliamit, tơ vinylic thế …

Tơ bán tổng hợp hay nhân tạo

Xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng chế biến thêm bằng phương pháp hóa học

Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat…

Câu trắc nghiệm mã số: 2000,2002

III. Một số loại tơ thường gặp

1. Tơ nilon-6,6

  • Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –CO–NH–
  • Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
  • Nilon-6,6 được điều chế từ hexametylen điamin H2N[CH2]6NH2 và axit ađipic:

  • Tơ nilon-6,6 cũng như nhiều loại tơ poliamit khác được dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,...

2. Tơ Capron (nilon - 6)

Tơ Capron (nilon - 6) được điều chế theo phản ứng trùng ngưng (H2N-[CH2]5-COOH) hoặc trùng hợp [(CH2)5CONH], có cấu trúc mạch thẳng

H2N-[CH2]5-COOH \overset{t^{o} }{\rightarrow} (− NH-[CH2]5-CO)−n + nH2O

axit ε-aminocaproic                  Nilon -6 (tơ capron)

Tơ capran \overset{xt,t^{o} }{\rightarrow} (− NH-[CH2]5-CO −)n

                                                     [Nilon -6 (tơ capron)]

3. Tơ nitron (hay olon)

Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) nên được gọi poliacrilonitrin:

nCH2=CH–CN \overset{t^{o}, xt }{\rightarrow} (–CH2–CH(CN)–)n

Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo hoặc bện thành sợi len đan áo rét.

4. Tơ Lapsan (tơ polieste)

Có nhiều nhóm este, điều chế theo phản ứng trùng ngưng, cấu trúc mạch thẳng (poli este)

n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO-CH2-CH2-OH \overset{t^{o}, xt, p }{\rightarrow}

axit terephtalic                        etylen glicol

(−CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)−+ 2H2O

(Poli(etylen-terephtalat) (tơ lapsan)) 

5. Tơ Clorin

Được điều chế theo phản ứng PVC + Cl2 có nguồn gốc là tơ tổng hợp, cấu trức mạch thẳng (poli Vinylic)

(−CH2−CHCl)−n + nCl2 \overset{t^{o}, xt }{\rightarrow} (−CHCl−CHCl)−n + nHCl

6. Tơ axetat

Tơ axetat là hỗn hợp gồm xenlulozo diaxetat ([C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n và xenlulozo triaxetat ([C6H7O2(OOCCH3)3]n nguồn gốc tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo

7. Tơ visco

Hòa tan xenlulozo trong NaOH loãng sau đó thu được một dung dịch keo rất nhớt đó chính là tơ visco.

Câu trắc nghiệm mã số: 541,1999,2001,2003
  • 2.580 lượt xem
Sắp xếp theo