Khái niệm, phân loại và danh pháp Amin

Khái niệm, phân loại và danh pháp Amin gồm có 3 nội dung chính: khái niệm, phân loại và danh pháp Amin, ở mỗi nội dung bài học đưa ra các lý thuyết, thí dụ minh họa giúp bạn đọc nắm được kiến thức. 

I. Khái niệm

1. Khái niệm

Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

Thí dụ: 

NH3: amoniac

CH3NH2: metylamin 

C6H5NH2: phenylamin

Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin. 

Thí dụ:

Viết đồng phân của hợp chất có công thức phân tử: C3H9N

CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin

CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin

CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin

(CH3)3-N: trimetyl amin

II. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất

1. Theo gốc hiđrocacbon

  • Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,...,
  • Amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,...

2. Theo bậc của amin

(Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ)

 

Thí dụ:

  • Amin bậc một như C2H5NH2
  • Amin bậc hai như CH3-NH-CH3
  • Amin bậc ba như (CH3)3-N
Câu trắc nghiệm mã số: 641,643

III. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

Tên của một vài amin 

Công thức cấu tạo Tên gốc - chức Tên thay thế
CH3NH2 metylamin  metanamin
CH3CH2NH2 etylamin etanamin
CH3NHCH3 đimetylamin N-metylmetanamin 
CH3CH2CH2NH2 propylamin propan-1-amin
(CH3)3N trmetylamin N, N - đimetylmetanamin 
CH3[CH2]3NH2 butylamin butan - 1- amin
C2H5NHC2H5 đietylamin N-etyletanamin
C6H5NH2 phenylamin benzenamin
H2N[CH2]6NH2 hexametylenđiamin hexan-1,6-điamin
Câu trắc nghiệm mã số: 645,642,1966
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo