Bài học Hóa 12: Kim loại kiềm thổ đưa ra các nội dung về vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn, cũng như tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ, kèm theo các ví dụ, phương trình phản ứng.
1. Vị trí trong bảng tuần hoànKim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra)*, Ra là nguyên tố phóng xạ không nghiên cứu trong chương trình. 2. Cấu hình electron nguyên tửNguyên tử của các kim loại kiềm thổ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 (n là số thứ tự của lớp). 4Be: [He] 2s2; 12Mg: [Ne] 3s2; 20Ca: [Ar] 4s2; 38Sr: [Kr] 5s2; 56Ba: [Xe] 6s2 |
Nguyên nhân là do chúng có các kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
Các kim loại kiềm thổ là những kim loại hoạt động mạnh. Tính khử tăng dần từ beri đến bari.
Trong các hợp chất, kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2.
M → M2+ + 2e
Kim loại kiềm thổ khử các nguyên tử phi kim thành ion âm.
Thí dụ:
2Mg + O2 2MgO
Ca + Cl2 CaCl2
Lưu ý:
BeO là oxit lưỡng tính, không tan trong nước, tan trong dung dịch axit và kiềm.
MgO: là oxit bazơ không tan trong nước.
CaO, SrO, BaO: là oxit bazơ dễ tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ.
CaO + H2O → Ca(OH)2
2.1. Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
M + 2HCl → MCl2 + H2 (M là kim loại kiềm thổ)
Thí dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2.2. Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
Kim loại kiểm thổ có thể khử N+5
4Mg + 10HNO3 (loãng) → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
4Mg + 5H2SO4(đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Be không tác dụng với nước. Mg tác dụng chậm ở điều kiện thường, nhiệt độ cao cho phản
ứng tốt hơn. Ca, Sr, Ba tác dụng mạnh với nước ngay cả ở điều kiện thường giải phóng H2 và thu dung dịch bazơ.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2 ( M là kim loại kiềm thổ)
Thí dụ:
Ba + 2H2O →Ba(OH)2 + H2
Mg + H2O MgO + H2
Trong tự nhiên, một số kim loại kiềm tồn tại dưới quặng: Đolomit: CaCO3.MgCO3.
Quặng Đolomit
Thường được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng.
MCl2 2M + Cl2