Lực ma sát

I. Sự xuất hiện lực ma sát

1. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

2. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

3. Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

Đặc điểm:

- Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

Chú ý:

  • Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.
  • Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

4. Đo lực ma sát

- Người ta dùng lực kế để đo lực ma sát.

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật

1. Lực ma sát có thể có hại

Lực ma sát có thể có hại
Lực ma sát có thể có hại

Các cách để giảm ma sát:

  • Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
  • Bôi trơn bằng dầu mỡ
  • Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ bi)

2. Lực ma sát có thể có lợi

Lực ma sát có thể có lợi
Lực ma sát có thể có lợi

Các cách để tăng ma sát: tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc (cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn)

  • 8.994 lượt xem
Sắp xếp theo