Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N (n ≥ 1).
Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N (n ≥ 1).
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với
Trong mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác, chính vì vậy người ta dùng giấm ăn (thành phần có chứa CH3COOH) để khử mùi tanh của cá trước khi nấu.
Cho 9 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
nC2H5NH2 = 0,2 mol.
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl.
0,2 → 0,2
mmuối = 0,2. 81,5 = 16,3 gam.
Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 là
FeCl3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ nâu đỏ + 3NH4Cl.
Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H11N. Khi cho X tác dụng với HNO2 thu được chất Y có công thức là C4H10O. Oxi hóa Y thu được chất hữu cơ Y1 có CTPT là C4H8O. Y1 không có phản ứng tráng bạc. Vậy tên gọi của X là:
→ X là amin no bậc 1 → D sai.
→ Y là ancol bậc II.
→ X là amin bậc I có nhóm NH2 đính vào C bậc II → A, C sai.
Vậy X là butan-2-amin: CH3−CH2−(NH2)−CH2−CH3.
Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với:
Phương trình phản ứng của anilin và phenol với Br2:
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓trắng + 3HBr.
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr.
Hợp chất X là 1 amin đơn chức bậc 1 chứa 24,56% nitơ. Công thức phân tử của X là:
Gọi công thức của amin đơn chức, bậc 1 X là RNH2:
→ R = 41.
→ X là C3H5NH2.
Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?
B sai vì anilin là chất lỏng, sôi ở 184◦C, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong etanol, benzene.
Cho bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:
(1) benzen + phenol.
(2) Anilin + dung dịch HCl dư.
(3) Anilin + dung dịch NaOH.
(4) Anilin + H2O.
Ống nghiệm có sự tách lớp các chất lỏng là
Ống (1): Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp.
Ống (2): Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp.
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Ống (3): anilin không phản ứng với dung dịch NaOH → có sự tách lớp.
Ống (4): anilin không tan trong nước → có sự tách lớp
Trộn 2 thể tích oxi với 5 thể tích không khí (gồm 20% thể tích oxi, còn lại là nitơ) thu được hỗn hợp khí X. Dùng X để đốt cháy hoàn toàn V lít khí Y gồm hai amin no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 9V lít hỗn hợp khí và hơi chỉ gồm CO2, H2O và N2. Biết các thể tích được đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của 2 amin là
Trộn 2x mol O2 với 5x mol không khí → X gồm: 3x mol O2 và 4x mol N2.
Y no, đơn chức, mạch hở nên Y có dạng: CnH2n+3N
CnH2n+3N + (6n+3)/4O2 → nCO2 + (2n+3)/2H2O + 1/2N2
X và Y phản ứng vừa đủ nên nếu cho V lít Y thu được và 9V hỗn hợp sau phản ứng tương đương 1 mol Y thu được 9 mol hỗn hợp.
Từ tỉ lệ phản ứng đốt cháy ta có:
3x = (6n+3)/4 ⇒ 4x = 2n +1 .
Sau phản ứng có:
(1/2 + 2n + 1) mol N2 + 1/2(2n + 3) mol H2O và n mol CO2
⇒ (1/2 + 2n + 1) + 1/2.(2n + 3) + n = 9
⇒ n = 1,5
→ 2 amin đồng đẳng kế tiếp nên chỉ có thể là CH5N và C2H7N.
Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin là
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr
Số mol C6H2Br3NH3 là:
Theo pt:
mBr2 = 0,04.160 = 6,4 (gam)
Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
CTCT của phenylamin hay còn gọi là anilin:
Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là
Để khử nitrobenzen thành anilin, ta có thể dùng chất nào trong các chất sau đây?
C6H5NO2 + 3Fe + 6HCl → C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X được 8,96 lít CO2; 1,12 lít N2 (đktc) và 9,9 gam H2O Công thức của X là
Ta có:
nN2 = 0,05mol → nN = 0,1 mol
nCO2 = 0,4mol → nC = 0,4 mol
nH2O = 0,45 mol → nH = 0,9 mol
→nC : nH : nN = 4 : 11: 1
→ CTĐGN của X là C4H11N, vì X là amin đơn chức nên CTPT X là C4H11N.
Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
Anilin và các amin thơm khác rất ít tan trong nước, dung dịch của chúng không làm đổi màu quỳ tím và phenolphthalein.
Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:
Theo thuyết bronsted:
- Bazơ là những chất có khả năng nhận proton (nhận H+).
- Axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).
Trong các phân tử amin, nguyên tử N còn cặp electron tự do → có thể nhận proton → Gây ra tính bazơ.
Dãy chất nào gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần?
Nhóm ankyl là nhóm đẩy e làm tăng mật độ electron trên N làm tăng lực bazơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron trên N giảm lực bazơ.
Ta có lực bazơ: CnH2n + 1NH2 > NH3 > C6H5NH2
Amin bậc 2 có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và bậc 3.
Vậy ta có thứ tự tăng dần lực bazơ là:
C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3.