Luyện tập Amino axit

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính số mol HCl

    Hỗn hợp X gồm axit glutamic, glyxin. Hỗn hợp Y gồm axit maleic (HOOC-CH=CH-COOH), axit acrylic, buten. Đốt cháy m gam hỗn hợp M gồm a mol X và b mol Y cần 7,56 lít O2 đktc, thu được 18,67 gam CO2 và H2O. Mặt khác cùng lượng M trên tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH. Cho a mol X tác dụng tối đa được với bao nhiêu mol HCl?

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{COO}:\;0,11\\{\mathrm{CH}}_2:\;\mathrm x\\{\mathrm{NH}}_3:\;\mathrm y\end{array}ight.\xrightarrow{+{\mathrm O}_2:\;0,3375\;\mathrm{mol}}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{CO}}_2,\;{\mathrm H}_2\mathrm O:\;18,67\;\mathrm{gam}\\{\mathrm N}_2:\;\frac{\mathrm y}2\end{array}ight.

    Bảo toàn O: 1,5x + 0,75y = 0,3375                  (1)

    BTKL: 14x + 17y + 0,11.44+ 0,3375.32

       = 18,67 +14y                                                  (2)

    Từ (1) và (2) ta có x = 0,21; y = 0,03

    ⇒ nHCl = nX = 0,03 mol.

     

  • Câu 2: Vận dụng
    Phần trăm khối lượng H

    Cho 4,45 gam amino axit X ( công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 5,55 gam muối. Phần trăm khối lượng của H trong phân tử là?

    Hướng dẫn:

    H2NCnH2nCOOH + NaOH → H2NCnH2nCOONa + H2O

              a                                 →           a

    Ta có:

    → mtăng = mmuối – mX = 23a – a = 5,55 – 4,45.

    → 22a = 1,1

    → a = 0,05 mol.

    M_{H2NCnH2nCOOH}\;=\;\frac mn\;=\;\frac{4,45}{0,05}\;=\;89

    → 16 + 14n + 45 = 89

    → n = 2

    → X: H2NC2H4COOH

    \%m_H=\;\frac7{89}.100\%\;=\;7,87\%

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phản ứng tạo 2 muối

    Cho các chất sau:

    (1)  ClH3NCH2

    (2)  H2NCH(CH3)-CONH-CH2

    (3)  (HOOCCH2NH3)2SO4.

    (5)  CH3COOC6H5.

    Số chất trong dãy khi tác dụng với NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa 2 muối là bao nhiêu:

    Hướng dẫn:

    (1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O → 2 muối.

    (2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O → 2 muối.

    (3) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O → 2 muối.

    (4) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

    → 2 muối

  • Câu 4: Vận dụng
    CTCT của X

    1 mol α-amino axit tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,278%. CTCT của X là

    Hướng dẫn:

     Gọi α-amino axit là A, vì 1 mol A tác dụng vừa hết với 1 mol HCl nên A có 1 nhóm NH2:

    A + HCl → AHCl

    \%Cl_{AHCl}=\;\frac{35,5}{A+36,5}.100\%\;=\;28,278\%.

    → A = 89

    A là α-amino axit nên A là: CH3–CH(NH2)–COOH.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính chất của amino axit

    Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím là:

  • Câu 6: Nhận biết
    α-amino axit.

    α-amino axit là amino axit mà có nhóm amino gắn ở cacbon có vị trí thứ mấy?

    Gợi ý:

     Vị trí chữ cái Hi Lạp α chỉ vị trí C thứ 2.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất rắn

    Đun nóng 0,1 mol este của ancol etylic với axit α-amino propionic với 200 ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Thêm dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch X, cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được chất rắn có khối lượng là:

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol

    H2N-CH(CH3)COOCH3 + NaOH → H2N-CH(CH3)COONa + CH3OH

           0,1                       ightarrow      0,1     →    0,1            

    Dung dịch X gồm:

    CH3OH, H2N-CH(CH3)COONa: 0,1 mol

    nNaOH dư = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol

    Thêm HCl loãng vào dung dịch X:

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    0,1             →      0,1

    H2N-CH(CH3)COONa + 2HCl → NaCl +  ClH3N-CH(CH3)COOH

    0,1                             →                                      0,1

    Khối lượng chất rắn thu được:

    mchất rắn = mNaCl + mClH3N-CH(CH3)COOH

    = 58,5.(0,1+0,1) + 0,1.125,5 = 24,25 gam.

  • Câu 8: Vận dụng
    Công thức của amino axit X

    Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:

    • Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M.
    • Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Vậy công thức của X là:
    Hướng dẫn:

    Mỗi phần chứa 0,02 mol X

    Phần 1:

    nX = nHCl → nX : nHCl = 1:1 → X có 1 nhóm NH2

    Phần 2:

    nX : nNaOH = 1:1→ nX : nNaOH = 1:1 → X có 1 nhóm COOH

    Mà nmuối = nX = 0,02

    → Mmuối = 111

    → MX = 111 – 22 = 89

    Vì X là α-aminoaxit nên CTCT của X là H2NCH(CH3)COOH.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tính chất của amino axit

    Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím là:

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính chất hóa học của axit amino axetic.

    Axit amino axetic không tác dụng với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    A: H2N-CH2-COOH + C2H5OH → H2N-CH2-COOC2H5 + H2O B: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

    C: 2 NH2CH2COOH + CaCO3 → (NH2CH2COO)2Ca + CO2

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính số đồng phân

    Một amino axit có công thức phân tử C4H9NO2. Số đồng phân amino axit là :

    Hướng dẫn:

     Các đồng phân của amino axit trên là:

    CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

    CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.

    NH2-CH2-CH2-CH2-COOH.

    (CH3)2C(NH2)-COOH.

    NH2-CH2-CH(CH3)-COOH.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính V

    Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 9 gam H2O và 2,24 lít N2. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    nH2O = 0,5 mol, nN2 = 0,1 mol.

    Vì amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên ta có:

    nH2O – nCO2 = nN2 = 1/2. namino axit

    → 0,5 – nCO2 = 0,1 → nCO2 = 0,4

    → VCO2 = 8,96 lít.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Thứ tự nhiệt độ sôi.

    Cho các chất sau: C2H6 (1), CH3(NH2)CH-COOH (2), CH3COOH (3), C2H5OH (4). Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là:

    Gợi ý:

    Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là:

    ts ankan < ts ancol < ts axit < ts aminoaxit.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định công thức của X

    Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X là:

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra, ta có:

    nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol.

    \Rightarrow muối gồm có 0,1 mol muối amino axit và 0,1 mol NaCl.

    \Rightarrow mmuối amino axit = 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.

    \Rightarrow M muối aminoaxit = 97

    \Rightarrow H2N - R - COONa R = -CH2-

    \RightarrowX là: H2N - CH2 – COOH.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phân biệt dung dịch

    Có thể phân biệt dung dịch chứa glyxin, lysin, axit glutamic bằng

    Hướng dẫn:

    Dùng quỳ tím để phân biệt chúng vì:

    Gly: có số nhóm NH2 = số nhóm COOH → quỳ không đổi màu.

    Lys: có có số nhóm NH2 > số nhóm COOH → quỳ chuyển xanh.

    Glu: có số nhóm NH2 < số nhóm COOH → quỳ chuyển đỏ.

  • Câu 16: Vận dụng
    Trùng ngưng amino axit

    Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được m kg polime và 14,4 kg H2O. Hiệu suất phản ứng đạt 92%. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

     nH2N(CH2)5COOH → Nilon-6 + nH2O

    nH2O = 0,8 kmol

    Ta có: nε-aminocaproic = nH2O = 0,8 kmol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mε-aminocaproic – mH2O = mpolime = 0,8.( 131 – 18) = 90,4 kg

    H = 92% nên:

    mε-aminocaproic thực tế = 90,4.92% = 83,17 kg.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng.

    Cho các phát biểu sau:

    1. Tất cả amin axit đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

    2. Tất cả amino axit đều tan trong nước.

    3. Tất cả amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

    4. Tất cả amino axit đều có vị chua.

    Số phát biểu đúng

    Gợi ý:

     Các amino axit là những chất rắn dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

    → Phát biểu đúng: 1, 2, 3

  • Câu 18: Nhận biết
    Khái niệm amino axit

    Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử:

  • Câu 19: Nhận biết
    Công thức alanin.

    Công thức của alanin là

  • Câu 20: Thông hiểu
    Chứng minh tính lưỡng tính.

    Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N- CH2-COOH ta cho tác dụng với

    Gợi ý:

    - Để chứng minh tính axit:

    H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH

    - Để chứng minh tính bazơ:

    H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo