Luyện tập Amoniac và muối amoni

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 20 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
20:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính base của NH3

    Tính base của NH3 do

    Hướng dẫn:

    Tính base của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết.

    Theo thuyết Bronsted, base là chất nhận proton

    Theo thuyết Areniut, base là chất tan trong nước phân li ra ion OH 

    H2O + NH3 ⇌ OH + NH4+

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tách NH3 ra khỏi hỗn hợp

    Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã

    Hướng dẫn:

    Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước

    Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước?

    Hướng dẫn:

    Chất có thể làm khô NH3 là NaOH rắn.

    Vì NaOH là chất có khả năng hút ẩm mạnh

    NaOH không tác dụng hòa tan với chất khí NH3

  • Câu 4: Nhận biết
    NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa?

    Hướng dẫn:

    Phương trình

    2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2

    Số oxi hóa của H giảm từ +1 xuống 0 nên NH3 là chất oxi hóa.

  • Câu 5: Nhận biết
    Muối được làm bột nở

    Muối được làm bột nở trong thực phẩm là

    Hướng dẫn:

     Muối được làm bột nở trong thực phẩm là NH4HCO3.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dãy chất đều phản ứng với NH3

    Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:

    Hướng dẫn:

    NH3 không phản ứng với FeO, KOH, NaOH, BaO, Ca(OH)2

    Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là: HCl, O2, Cl2, FeCl3

    NH3 + HCl ⟶ NH4Cl

    4NH3 + 5O2  \xrightarrow[{Pt}]{t^o}4NO + 6H2O

    2NH­3 + 3Cl2 \xrightarrow{t^o} N2 + 6HCl

    3NH3 + FeCl3 + 3H­2O ⟶ Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định muối

    Tìm muối X biết khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3

    Hướng dẫn:

    Dựa theo dữ liệu đề bài cho:

    X + NaOH dư sinh ra khí mùi khai ⇒ Vậy khí mùi khai là NH3 ⇒ X có chứa muối amonium (NH4+)

    X + BaCl2 sinh ra kết tủa không tan trong HNO3 ⇒ kết tủa là BaSO4

    Dựa vào các đáp án đề bài cho ta khẳng định được X là: NH4HSO4

    Phương trình hóa học minh họa.

    NH4HSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + NH3↑ (mùi khai) + 2H2O

    NH4HSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NH4Cl + HCl

  • Câu 8: Nhận biết
    Nhận định không đúng về muối amonium

    Nhận định nào dưới đây không đúng về muối amonium?

    Hướng dẫn:

    Nhận đinh: " Dung dịch các muối amonium luôn có môi trường base" Sai vì:

    NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+ ⇒ muối amonium thường có môi trường acid.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính nồng mol của NO3-

    Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là:

    Hướng dẫn:

    Khi cho X phản ứng với dung dịch BaCl2 thì xảy ra phản ứng :

    Ba2+ + SO42- → BaSO4 (1)

    mol: 0,05 → 0,05

    => Trong 250 ml dung dịch X có 0,05 mol SO42- vậy trong 500 ml dung dịch X có 0,1 mol SO42-.

    Khi cho X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì xảy ra các phản ứng :

    Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+ (2)

    mol: 0,1 ← 0,1

    Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+ (3)

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- (4)

    X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì chỉ có Al3+ tạo kết tủa, Cu2+ lúc đầu tạo kết tủa sau đó tạo phức tan

    Theo (2) và giả thiết ta thấy trong 500 ml dung dịch X có 0,1 mol Al3+.

    Đặt số mol của Cu2+ và NO3- trong 500 ml dung dịch X là x và y

    Theo định luật bảo toàn điện tích và khối lượng ta có:

    3.nAl3+ +2.nCu2+ =2.nSO42− + 1.nNO3

    3.0,1 + 2x = 2.0,1 + y (*)

    2x - y = - 0,1

    mAl3+ + mCu2+ + mCl + mNO3 = mmui

    0,1.27 + 64x + 96.0,1+ 62.y = 37,3 (**)

    64x + 62y = 25

    Giải hệ phương trình (* ) và (**) ta được:

    x = 0,1; y = 0,3

    CM (NO3-) = 0,3 : 0,5 = 0,6M.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng muối khan thu được

    Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nMg = 3,84/24 = 0,16 mol; nNO = 1,344/22,4 = 0,06 mol.

    Quá trình nhường, nhận e:

    \mathrm{Mg}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mg}}\;+\;2\mathrm e                                 \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm N}

    0,16    →           0,32                                        0,18 \leftarrow 0,06

    Vì số mol e nhận khác số mol e nhường, do vậy sản phẩm khử còn có NHNO3

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;8\mathrm e\;ightarrow\;\overset{-3}{\mathrm N}

               8x      \leftarrow  x

    Bảo toàn e: 0,32 = 0,18 + 8x

    \Rightarrow x = 0,0175 mol

    Vậy muối X gồm: 0,16 mol Mg(NO3)2 và 0,0175 mol NH4NO3

    \Rightarrow mmuối = 0,16.148 + 0,0175 . 80 = 25,08 gam

  • Câu 11: Thông hiểu
    Ammonia có thể hòa tan được Zn(OH)2 do

    Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do:

    Hướng dẫn:

    Zn(OH)2 có khả năng tạo với NH3 thành phức chất tan.

     Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phân biệt muối amoni với các muối khác

    Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dùng với dung dịch
    kiềm, vì khi đó:

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt muối amoni với các muối khác là người ta cho muối amoni với dung dịch kiềm vì khi đó thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

    NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

  • Câu 13: Vận dụng
    Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3

    Cho dung dịch NH3 đến dư vào 40 ml dung dịch Al2(SO4)3. Để hòa tan hết kết tủa thu được sau phản ứng cần tối thiểu 20 ml dung dịch NaOH 2M. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu là: 

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    nNaOH = 0,02.2 = 0,04 mol

    Phương trình phản ứng

    6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4 (1)

    NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O (2)

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nAl(OH)3 = nNaOH = 0,04 mol

    → nAl2(SO4)3= 1/2. nAl(OH)3 = 0,02 mol

    → CMAl2(SO4)3= 0,02: 0,04 = 0,5M.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định số kết tủa sau phản ứng

    Cho 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch NaOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là.

    Hướng dẫn:

    Khi cho NaOH dư ta có:

    Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

    Zn2+ +4OH- → 4Zn(OH)42-

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)

    Al3+ + 4OH- → Al(OH)4

    Thêm tiếp NH3 thì NH3 sẽ tạo phức với Cu2+, Zn2+

    Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    ⇒ chỉ còn kết tủa Fe(OH)3

  • Câu 15: Vận dụng
    Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH

    Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 4,48 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    NH4+ + OH → NH3 + H2O

    Theo phương trình hóa học:

    nOH- = nNH3 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

    ⇒ CM = n : V = 0,2 : 0,1 = 2M.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1.398 lượt xem
Sắp xếp theo