Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 30 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
30:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Dãy ion phản ứng được với ion OH-

    Dãy ion nào sau đây chứa các ion đều phản ứng được với ion OH-?

    Hướng dẫn:

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 

    Cu2+ + 2OH-  → Cu(OH)2

    Pb2+ + 2OH- → Pb(OH)2

    HS- + OH- →  S2- + H2O.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Ion CO32- không tác dụng với dãy ion nào

    Ion CO32- không tác dụng với tất cả các ion thuộc dãy nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    CO32- tác dụng với tất cả các ion sau: H+, Mg2+, Ca2+, Ba2+, Cu2+

    Phương trình minh họa

    2H+ + CO32- → CO2 + H2O

    Mg2+ + CO32- → MgCO3 

    Ca2+ + CO32- → CaCO3 

    Ba2+ + CO32- → BaCO3 

    Cu2+ + CO32- + H2O → Cu(OH)2 + CO2 

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định biểu thức đúng

    Dung dịch A có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42- và d mol HSO3-. Biểu thức nào dưới đây biểu thị đúng sự liên quan giữa a, b, c, d?

    Hướng dẫn:

     Bảo toàn điện tích ta có:

    nNH4+ + 2nMg2+ = 2nSO42- + nHSO3-

    ⇒ a + 2b = 2c + d

  • Câu 4: Thông hiểu
    Dãy chất vừa tác dụng với acid vừa tác dụng với base

    Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch acid, vừa tác dụng với dung dịch base?

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch acid,vừa tác dụng với dung dịch base là KHCO3, Zn(OH)2 CH3COONH4.

  • Câu 5: Vận dụng
    Nhóm tồn tại trong cùng một dung dịch

    Cho các nhóm ion sau:

    (1) Na+, Cu2+, Cl, OH-

    (2) K+, Fe2+, Cl, SO42-

    (3) K+, Ba2+, Cl, SO42-

    (4) HCl3- , Na+, K+, HSO4-

    Trong các nhóm trên, những nhóm tồn tại trong cùng một dung dịch là

    Hướng dẫn:

    Loại nhóm 1 vì 

    Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

    Loại nhóm 3 vì 

    Ba2+ + SO42- → BaSO

    Loại nhóm 4 vì 

    HCO3- + HSO4- → CO2 + H2O + SO42-

  • Câu 6: Vận dụng
    Dung dịch chứa chất tan

    Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3, BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, thu được dung dịch chứa chất tan là

    Hướng dẫn:

    Vì số mol các chất bằng nhau nên:

    K2O + H2O → 2KOH 

    1                        2

    NH4+ + OH- → NH3 + H2

    1            1     

    HCO32- + OH- → CO32- + H2

    1              1             1

    Ba2+ + CO32- → BaCO3

    1            1          1

    Chất tan còn lại chỉ có: K (0,1); Cl- (0,1)

  • Câu 7: Vận dụng
    Phương trình ion thu gọn HCO3- + OH → CO32- + H2O

    Cho các phản ứng sau:

    (1) NaHCO3 + NaOH →

    (2) NaHCO3 + KOH →

    (3) Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2

    (4) NaHCO3 + Ba(OH)2

    (5) KHCO3 + NaOH → 

    6) Ba(HCO3)2 + NaOH →

    Trong các phản ứng trên, số phản ứng có phương trình ion thu gọn HCO3- + OH → CO32- + H2O là

    Hướng dẫn:

     Các phản ứng thỏa mãn là 1, 3 và 4.

    (1) NaHCO3 + NaOH →

    (3) Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2

    (4) NaHCO3 + Ba(OH)2

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Xác định nồng độ mol

    Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 xM và NaHCO3 yM thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    nHCl = 0,15 mol;

    nCO2 = 1,008:22,4 = 0,045 mol.

    Giả sử ban đầu có x mol NaHCO3

    CO32- + H+ → HCO3- (1)

    HCO3-+ H+ → CO2 + H2O (2)

    0,045 0,045 ←0,045

    Theo pứ (2): nHCO3= nH+ = nCO32-= 0,045 mol

    → nH+ (pư 1) = 0,15 - 0,045 = 0,105 mol

    → nCO32- (pư 1) = nH+= nHCO3− (pư 1) = 0,105 mol

    → nNa2CO3 = nCO32−(pư 1) = 0,105 mol

    → CM Na2CO3 = 0,105: 0,5 = 0,21M

    Dung dịch Y chứa Na+, HCO3- dư:

    x + 0,105 - 0,045 = x + 0,06

    HCO3-+ OH- → CO32- + H2O

    Ba2++ CO32- → BaCO3

    Ta thấy:

    nHCO3−= nCO32−= nBaCO3 = 29,55:197 = 0,15 mol

    → x + 0,06 = 0,15 mol

    → x = 0,09 mol

    → CM NaHCO3 = 0,09:0,5 = 0,18M.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Xác định số mol

    Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Giá trị của a và b lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Nếu cho từ từ X: HCl vào dung dịch Y ta được các phản ứng xảy ra lần lượt sau:

    HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1)

    HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 (2)

    Ta có 

    nNa2CO3 = nHCl pư 1 = 0,3 mol 

    nCO2 = nHCl pư 2 = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol 

    Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch HCl (X) thì ta có phản ứng xảy ra lần lượt sau:

    2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 (3) 

    HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 (4) 

    Tỉ lệ số mol phản ứng là:

    nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3

    Gọi số mol của NaHCO3 là x, vậy số mol của Na2CO3 là 1,5x

    Theo phương trình phản ứng (3) ta có:

    nHCl p ứ = 2nCO2 = 3x

    Theo phương trình phản ứng (4) ta có:

    nHCl pư (4) = nNaHCO3 = x

    Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol → x = 0,1 mol 

    nCO2 = 1,5x + x = 1,5.0,1 + 0,1 = 0,25 mol

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính nồng độ mol của các chất

    Cho dung dịch A chứa NaHCO3 xM và Na2CO3 yM. Lấy 10 ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, 5 ml dung dịch A tác dụng vừa hết với 10 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của x và y lần lượt là

    Hướng dẫn:

     nNaOH =0,01 mol

    Cho dung dịch A tác dụng với NaOH ta được phương trình phản ứng:

    HCO3- + OH- → CO32- + H2

    nHCO3- = nOH- = 0,01x = 0,01 ⇒ x = 1

    nHCl = 0,01 mol

    Khi cho A tác dụng với HCl ta được phương trình sau:

    H+ + HCO3- → CO2 + H2O

    2H+ + CO32- → CO2 + H2O

    nH+ = nHCO3- + 2nCO32- 

    0,01 = 0,005 x + 2.0,005 y ⇒ y = 0,5.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng Ca(OH)2

    Cho dung dịch X gồm 0,06 mol Na+, 0,01 mol K+, 0,03 mol Ca2+, 0,07 mol Cl- và 0,06 mol HCO3-. Để loại bỏ hết ion Ca2+ cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là

    Hướng dẫn:

    Ta có phương trình phản ứng ion:

    HCO3- + OH- → CO32- + H2

    0,06        0,06      0,06 (mol)

    nCa(OH)2 = 0,03 mol 

    ⇒ nCa2+ = 0,03 + 0,03 = 0,06 mol  

    Ta nhận thấy nCO32- = nCa2+ 

    ⇒ a = 0,03. 74 = 2,22 gam.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng gam chất rắn

    Một dung dịch chứa a mol Na+, 2 mol Ca2+, 4 mol Cl-, 2 mol HCO3-. Cô cạn dung dịch này ta được lượng chất rắn có khối lượng là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

    a + 2.2 = 4 + 2 ⇒ a = 2 mol 

    Cô cạn:

    2HCO3- \overset{t^{o}C }{ightarrow} CO32- + CO2 + H2

    ⇒ nCO32- = 1/2 nHCO3- = 1 mol 

    mchất rắn = mNa+ + mCa2+ + mCl- + mCO32-

    mchất rắn = 2.23 + 2.40 + 4. 35,5 + 1. 60 = 328 gam.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí CO2

    Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Na2CO3 1M thu dược dung dịch X chứa hai muối. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X, thu dược 35 gam kết tửa. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Ta có phương trình phản ứng

    CO2 + H2O + Na2CO3 → 2NaHCO3 (1) 

    Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓+ NaOH + H2O (2)

    Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓+ 2NaOH (3) 

    Ta có C trong CO2 và NaCO3 ban đầu đều chuyển thành kết tủa CaCO3.

    Vậy nên ta có nCaCO3 = nCO2 + nNa2CO3

    ⇒ 0,35 = nCO2 + 0,2 ⇒ nCO2 = 0,15 mol

    ⇒ VCO2 = 3,36 lít

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định nồng độ của Na2CO3

    Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ của Na2CO3

    Hướng dẫn:

    nHCl = 0,2 . 1 = 0,2 mol

    nCO2 = 0,05 mol

    Phương trình phản ứng

    HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (1)

    HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 (2)

    Xét phương trình pahrn ứng (2) ta có:

    nCO2 = nHCl (pư 1)= 0,2 - 0,05 = 0,15 mol

    CM (Na2CO3) = 0,15:0,2 = 0,75 (M)

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính nồng độ mol

    Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch gồm KOH 0,1M và NaOH aM, thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng xảy ra:

    H+ + OH → H2O

    Ta có HCl có pH = 1 => [H+] = 0,1 mol 

    → nH+ = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    nKOH = 0,1.0,1= 0,01 mol;

    nNaOH = 0,1.a = 0,1a mol

    → nOH− = nNaOH + nKOH = 0,01 + 0,1a mol

    Vì dung dịch sau phản ứng có pH = 12 nên kiềm dư

    [OHdư] = 10−pOH= 10−2 = 0,01 

    → nOH−dư = 0,01.0,2 = 0,002 = 0,01 + 0,1a − 0,01

    → a = 0,02.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (67%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 349 lượt xem
Sắp xếp theo