Dãy các chất nào sau đây là muối axit?
Dãy các chất gồm muối axit là Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
Dãy các chất nào sau đây là muối axit?
Dãy các chất gồm muối axit là Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
Dãy gồm các muối đều tan trong nước là
Dãy gồm các muối đều tan trong nước là Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.
Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là
Các muối cacbonat (trừ muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm) và muối hidrocacbonat bị nhiệt phân hủy.
Vậy dãy chất bị nhiệt phân hủy là: MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.
Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
Các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là Na2CO3, CaCO3.
Phương trình phản ứng minh học
CaCO3 + 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O
Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch?
Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch khi 2 chất đó không xảy ra phản ứng.
Phương trình minh họa phản ứng các cặp chất
HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + CO2 + H2O
Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
K2CO3 + Na2SO4 không xảy ra phản ứng.
Vậy cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là K2CO3 và Na2SO4.
Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?
Cặp chất có thể tác dụng được với nhau là HCl và KHCO3.
Phương trình phản ứng minh họa
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
Tính số mol của MgCO3 theo công thức
nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3
Viết phương trình phản ứng hóa học:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
Từ phương trình hóa học:
nHCl = 2nMgCO3
⇒ VHCl = nHCl : CM
nMgCO3 = 21: 84 = 0,25 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
Từ phương trình hóa học ta có:
nHCl = 2nMgCO3 = 0,25.2 = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5 : 2 = 0,25 lít
Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?
Xét từng thí nghiệm:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl.
⇒ có kết tủa màu xanh tạo thành.
H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.
⇒ có kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch.
BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl.
⇒ có kết tủa trắng tạo thành.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O.
⇒ có khí thoát ra khỏi dung dịch.
Vậy thí nghiệm có kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch là: “Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3”.
Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là
Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là CO2, muối cacbonat và H2O
Ví dụ:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH → Na2CO3 + H2O. X là
Phương trình phản ứng
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Vậy X chính là NaHCO3
Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 21,2 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 là
nNa2CO3 = 21,2 : 106 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3
Theo phương trình phản ứng ta có:
nBaCO3 = nNa2CO3 = 0,2 (mol)
⇒ mBaCO3 = 0,2.197 = 39,4 (gam)
Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào?
Để nhận biết 3 hóa chất trên ta dùng H2SO4
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Ống nghiệm có kết tủa trắng là BaCl2.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl
Ống nghiệm có khí thoát ra là KHCO3.
2KHCO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O + CO2↑
Ống nghiệm tạo dung dịch màu xanh là Cu(OH)2
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là
Dãy các muối phản ứng với NaOH là: NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.
Phương trình phản ứng minh họa
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
Mg(HCO3)2 + 2NaOH → MgCO3 + Na2CO3 + H2O
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là
Phương trình phản ứng
CaCO3 CaO + CO2
MgCO3 MgO + CO2
nCO2 = 33,6 : 22,4 = 1,5 mol
⇒ mCO2 = 1,5.44 = 66 gam
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = moxit + mCO2
⇒ mmuối = 76 + 66 = 142 gam
Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là
nBaCl2 = 0,1.1 = 0,1 (mol)
Phương trình phản ứng
BaCl2 + K2CO3 → BaCO3↓+ 2KCl
Chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là KCl
Theo phương trình phản ứng ta có:
nKCl = 2.BaCl2 = 2.0,1 = 0,2 (mol)
Vdung dịch sau = Vdung dịch BaCl2 + Vdung dịch K2CO3
=100 + 100 = 200 (ml) = 0,2 lít
⇒ CMdung dịch KCl = 0,2:0,2 = 1M