Luyện tập Axit nitric và muối nitrat (Tiết 2)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 40 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
40:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính thể tích khí NH3

    Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

     n_{NH_3}=n_{HNO_3}=\frac{21\%.5.10^3.1,2}{63}=20\hspace{0.278em}ml

    Hiệu suất toàn quá trình là 80%.

    nNH3 = 20 : 80% = 25 mol

    ⇒ VNH3 = 25.22,4 = 560 lít

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính khối lượng bột Cu

    Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột Cu, biết rằng có khí NO bay ra?

    Hướng dẫn:

    Ta có nFeCO3 = 11,6 : 116 = 0,1 mol

     3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3CO2 + 5H2

    ⇒ nFeCO3 = nFe(NO3)3 = 0,1 mol 

    Dung dịch X chứa Fe(NO3)3 

    Dung dịch Y gồm Fe(NO3)3 (0,1 mol) và HCl

    Cho Cu tác dụng với dung dịch Y

    3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2

    0,45           ←     0,3 mol 

    2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

    0,1 → 0,05 (mol)

    ⇒ nCu = 0,05 + 0,45 = 0,5 mol 

    ⇒ mCu = 0,5.64 = 32 gam.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO2

    Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxide. Phần còn lại hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có

    mKL + mO2 = moxide 

    ⇒ mO2 = 21 -10 = 11 gam 

    ⇒ nO2 = 11 : 32 = 0,34375 mol

    ne (O2) nhận = ne KL nhường = ne (N+5) nhận

    O2 + 4e → 2O2- 

    0,34375 → 1,375 mol

    N+5 + 1e → N+4

    1,375 → 1,375 mol

    Thể tích khí NO2 = 1,375 . 22,4 = 30,8 lít.

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Tính khối lượng mol trung bình của NO và NO2

    Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

    Hướng dẫn:

     Ta có mFe3O4 = mCuO = 23,2 : 2 = 11,6 gam 

    ⇒ nFe3O4 = 11,6 : 232 = 0,05 mol 

    nCuO = 11,6 : 80 = 0,145 mol 

    Gọi x, y là số mol NO và NO2 

    Bảo toàn electron

    nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)

    Bảo toàn nguyên tố N ta có:

    nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO + nNO2

    0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y 

    → x + y = 0,03 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được: 

    → x = 0,01 mol; y = 0,02 mol 

    Z = (0,01.30 + 0,02.46) : (0,01 + 0,02) = 40,667.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Xác định công thức phân tử khí

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) một khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 34,84 gam muối khan. Xác định công thức phân tử Z.

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn nguyên tố Mg ta có:

    nMg(NO3)2= 0,2+ 0,03 = 0,23 mol

    → mMg(NO3)2= 0,23. 148 = 34,04 gam ≠ 34,84 gam

    → Muối khan phải chứa cả Mg(NO3)2 và NH4NO3

    mNH4NO3 = 34,84 - 34,04 = 0,8 gam →nNH4NO3= 0,01 mol

    Quá trình cho e:

    Mg→ Mg2++ 2e (1)

    0,2 → 0, 4 mol

    Quá trình nhận e: nkhí = 0,04 mol

    NO3-+ 8e + 10H+ → NH4+ + 3H2O (2)

    0,08 0,1 0,01 mol

    Nếu khí có 1 nguyên tử N:

    Gọi x là số oxi hóa của N có trong khí

    N+5 + (5-x)e→ N+x

    (5-x).0,04 0,04

    Theo định luật bảo toàn electron có:

    0,4 = 0,04. (5-x) + 0,08 → x = -3 → Loại

    Nếu khí có 2 nguyên tử N:

    2N+5 + 2(5-x) e→ N2+x

    (5-x).0,08 0,04

    Theo định luật bảo toàn electron có:

    0,4= 0,08. (5-x) + 0,08 → x = 1 (Khí N2O)

    Vậy công thức phân tử Z là N2O.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe3O4

    Hòa tan m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm NO và CO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 280,80) gam muối khan. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có thể tóm tắp được sơ đồ phản ứng sau

    \left\{ \begin{array}{l}FeO\\Fe{(OH)_2}\\FeC{O_3}\\F{e_3}{O_4}\end{array} ight. + HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3}\left\{ \begin{array}{l}C{O_2}\\NO\end{array} ight. + {H_2}O

    Hỗn hợp khí có:

    M = 36 gam; nhh khí = 0,7 mol

    ⇒ nNO = 0,4; nCO2 = 0,3 mol

    Bảo toàn e : nhh đầu.1 = 3nNO = 1,2 mol

    ⇒ nFe3O4 = 0,3 mol; nFeCO3 = nCO2 = 0,3 mol

    ⇒ nFeO + nFe(OH)2 = 0,6 mol

    Muối sau phản ứng chỉ gồm Fe(NO3)3.

    ⇒ nFe(NO3)3 = nFeO + nFe(OH)2 + nFeCO3 + 3nFe3O4 = 1,8

    ⇒ m + 280,8 = mFe(NO3)3

    ⇒ m = 154,8 gam.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng chất không tan

    Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là

    Hướng dẫn:

    Giả thiết xét 1 mol AgNO3 .

    AgNO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} Ag + NO2 + \frac12 O2

    1 mol →  1 → 1        (mol)

    2NO2 + \frac12O2 + H2O → 2HNO3

    1                                 →       1 (mol)

    3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

    0,75 ←   1              (mol)

    Ta có nHNO3 = nNO2 = nAgNO3 = 1 mol

    ⇒ nAg tan = 0,75 mol

    ⇒ nAg dư = 1 - 0,75 = 0,25 mol

    ⇒ %Ag không tan = 25%.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất rắn

    Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối muối amonium). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Gọi x là số mol của AgNO3

    Phương trình phản ứng 

    2AgNO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Ag + 2NO2 + O2

    Dung dịch Z chứa: HNO3 x mol

    3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2

    nAg dư = x = 3x/4 = x/4

    %m không tan = 25% 

    mNO3- = 92,6 - 30,6 = 62 gam.

    ⇒ nNO3- = 1 mol 

    Bảo toàn điện tích ta có:

    nO2 = 1/2.nNO3- = 0,5 mol 

    m = m kim loại + mO2- = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tìm công thức phân tử của oxide

    Phần trăm khối lượng của N trong một oxit của nó là 30,43%. Tỉ khối của R so với He bằng 23. Xác định công thức phân tử của oxide đó là:

    Hướng dẫn:

    Phân tử khối của R là 46. Gọi công thức của oxide là NxOy

    Ta có: %N : %O = 14x : 16y = 30,43 : 69,57

    => x : y = 1: 2

    Công thức đơn giản nhất là NO2

    Mà theo đề bài ta có: MR= 46

    => R có công thức phân tử là NO2

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định tên khí

    Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với lithium kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng acid mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với barium chloride và Silver nitrate. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình thu được khí F và chất lỏng G. Khí F là

    Hướng dẫn:

    Ta có B tác dụng với Li ở điều kiện thường tạo ra chất rắn C, C tan vào H2O tạo khí A

    => B là N2: A là NH3; C là Li3N

    A phản ứng với acid mạnh D tạo ra muối E, E không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3

    Vậy E là NH4NO3.

    Nung E thu được khí F là N2O và chất lỏng G là H2O

    Vậy F là khí N2O.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính nồng độ C%

    Cho 6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO363%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Nồng độ % các chất có trong dung dịch A là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Nitrogen

    => nHNO3 = nNO3 + nNO2

    Do nNO3 = ne trao đổi = nNO2

    => nHNO3 = 0,5 mol

    mHNO3 = 0,5.63 = 31,5 gam

    => mdd HNO3 = 31.5: C% = 31,5: 63 . 100 = 50 (gam)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    m dung dịch muối = mhỗn hợp kim loại + mdd HNO3 – mNO2

    = 6 + 50 – 0,25 .46 = 44,5 (gam)

    Gọi số mol của Fe, Cu lần lượt là x, y mol

    Ta có hệ phương trình như sau:

    56x + 64y = 6

    3x + 2y = 0,25

    => x = 0,05; y = 0,05

    mFe(NO3)3 = 0,05.(56 + 62.3) = 12,1 (gam)

    mCu(NO3)2 = 0,05.(64 + 62.2) = 9,4 (gam)

    % mFe(NO3)3= 12,1 : 44,5. 100% = 27,19%

    % mCu(NO3)2 = 9,4 : 44,5. 100% = 21,12%.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định sản phẩm khử

    Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là

    Hướng dẫn:

    Chất rắn khan thu được chứa Zn(NO3)2 và có thể có NH4NO3.

    Ta có: nZn(NO3)2 = nZn = 0,2 mol

    Giả sử 1 phân tử khí trao đổi n electron.

    Bảo toàn electron: n e cho = n e nhận

    ⇒ 2nZn = 8nNH4NO3 + n.n khí ⇒ 2.0,2 = 8.0,025 + n.0,02

    ⇒ n = 10 ⇒ X là N2

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính khối lượng muối sinh ra

    Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng sản phẩm sinh ra NO sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng muối thu được?

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

    nFe = 5,6:56 = 0,1 mol

    Theo phương trình.

    → nNO = nFe= 0,1.1 = 0,1 mol

    → V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính thể tích khí thu được

    Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí thu được ở đktc là:

    Hướng dẫn:

    nMg = 0,15 mol

    Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO

    Mgo → Mg2+ + 2e

    N+5 + 3e → N+2

    Bảo toàn electron:

    2.nMg= 3.nNO

    ⇒ nNO =0,1 mol

    ⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhiệt phân muối nitrate

    Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrate cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2

    Hướng dẫn:

    Nhiệt phân cho sản phẩm kim loại, khí Nitrogen dioxide và khí oxygen là kim loại nhóm III.

    Phương trình hóa học

    Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2↑ + O2

    2AgNO3 → 2Ag + 2NO2↑ + O2

    => Dãy muối cho sản phẩm kim loại, khí Nitrogen dioxide và khí oxygen là: Hg(NO3)2, AgNO3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (7%):
    2/3
  • Thông hiểu (53%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 270 lượt xem
Sắp xếp theo