Luyện tập bài Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Các oxit bị Al khử ở nhiệt độ cao

    Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

    Hướng dẫn:

     Al chỉ khử được các oxit của kim loại đứng sau Al:

    \Rightarrow Al không khử được MgO, K2O, BaO.

    Vậy dãy oxit thõa mãn là FeO, CuO, Cr2O3.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nhận biết kim loại và oxit kim loại

    Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng:

    Hướng dẫn:

    Lần lượt cho NaOH vào các mẫu thử. Chất rắn tan có khí thoát ra là Al, tan không có khí là Al23, không tan là Mg.

    PTHH:

    Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

    Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng oxit nhôm và than chì

    Khối lượng Al2O3 và khối lượng than chì (C) đã dùng để sản xuất được 4,05 tấn Al, lần lượt là (cho rằng toàn bộ lượng O2 thoát ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit)

    Hướng dẫn:

    2Al2O3 \xrightarrow{đpnc} 4Al + 3O2          (1)

    C + O2 \xrightarrow{t^\circ} CO2                       (2)

    Từ phương trình (1):

    {\mathrm m}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3}\;=\;\frac{102.{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}}{2.27}=\;\frac{102.4,05}{54}\;=\;7,65\;\mathrm{tấn}

    {\mathrm m}_{{\mathrm O}_2}\;=\;\frac{3{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}.\;32}{4.27}=\frac{3.\;4,05.\;32}{108}=3,6\;\mathrm{tấn}

    Từ phương trình (2) ta có:

    {\mathrm m}_{\mathrm C}\;=\;\frac{12.{\mathrm m}_{{\mathrm O}_2}}{32}=\;\frac{12.3,6}{32}=1,35\;\mathrm{tấn}

  • Câu 4: Nhận biết
    Hiện tượng khi cho phèn chua vào nước đục

    Khi cho phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước đục. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Trong thành phần của phèn chua có Al2(SO4)3. Khi vào trong nước thì có phản ứng thuận nghịch:

    Al3+ + 3H2O \leftrightharpoons Al(OH)3 + 3H+

    Trong đó Al(OH)3 dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính khối lượng oxit nhôm

    Có hỗn hợp 2 chất rắn Mg, Al, Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu cũng cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Số gam Al2O3 trong hỗn hợp là:

    Hướng dẫn:

    - Hỗn hợp tác dụng với NaOH chỉ có Al tạo khí:

    nH2 = 0,15 mol

    2Al + 2NaOH + 2H2O ightarrow 2NaAlO2 + 3H2

    0,1                       \leftarrow                          0,15

    - Hỗn hợp tác dụng với HCl có Mg, Al tạo khí:

    nH2 = 0,35 mol

    2Al + 6HCl ightarrow AlCl3 + 3H2

    0,1            ightarrow              0,15

    Mg + 2HCl ightarrow MgCl2 + H2

    0,2 (0,35 – 0,15)

    \Rightarrow mAl2O3 = 9 – mAl – mMg = 9 – 27.0,1 – 24.0,2 = 1,5 gam

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng Cr2O3

    Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần I phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần II phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Thành phần phần trăm về khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Cr2O3 + 2Al ightarrow Al2O3 + 2Cr

       x         2x         x           2x

    3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe

        3y       2y        y           3y

    Vậy hỗn hợp sau phản ứng gồm: 

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm{Cr}}_2{\mathrm O}_3\;\mathrm{dư}:\;0,03\;-\;\mathrm x\\\mathrm{FeO}\;\mathrm{dư}:\;0,04\;-\;3\mathrm y\;\;\\\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}:\;\mathrm a\;-\;2\mathrm x\;-\;2\mathrm y\;\;\\{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3:\;\mathrm x\;+\;\mathrm y\;\\\mathrm{Cr}:\;2\mathrm x\\\;\mathrm{Fe}:\;3\mathrm y\end{array}ight.

    Vì chia Y thành 2 phần bằng nhau nên ta nhân đôi được 0,08 mol NaOH và 0,1 mol H2.

    - Tác dụng với NaOH: Vì Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc, còn NaOH loãng không được nên chỉ có Al và Al2O3 phản ứng:

    nNaOH = nAl + 2nAl2O3

    \Rightarrow a - 2x - 2y + 2(x + y) = 0,08

    \Rightarrow a = 0,08

    - Tác dụng với HCl:

    Bảo toàn e:

    3nAl + 2nFe + 2nCr = 2nH2

    \Rightarrow 3(a - 2x - 2y) + 2.2x + 2.3y = 0,2

    \Rightarrow 3a - 2x = 0,2

    Thay a = 0,08 vào được x = 0,02

    \%{m_{Cr_2O_3}}_{\;pư}\;=\frac{\;0,02}{0,03}.100\%\;=\;66,67\%

  • Câu 7: Nhận biết
    Nhận biết bằng quỳ tím

    Khi nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu gì?

    Hướng dẫn:

    Khi nhỏ vài giọt quì tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu hồng:

    (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2NH4++ 2Al3++ 4SO42- + 24H2O

  • Câu 8: Nhận biết
    Hiện tượng hóa học

    Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    Hướng dẫn:

     Đầu tiên có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan khi thêm NaOH dư:

    Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3\downarrow +3NaNO3

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Hòa tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hỗn hơp khí (đktc). Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    nAl = 0,1 mol; nNO3- = nNaNO3 = 0,3 mol; nOH- = nNaOH = 0,08 mol

    8Al + 3NO3- + 5OH- + 2H2O ightarrow 8AlO2- + 3NH3

    0,08 ← 0,03 → 0,05                                    0,03

    nAl = 0,1 − 0,08 = 0,02 mol

    nOH dư = 0,08 − 0,05 = 0,03 (mol).

    2Al + 2OH- + 2H2O  ightarrow 2AlO2- + 3H2

    0,02 → 0,02                                0,03

     Vkhí = (0,03 + 0,03).22,4 = 1,344 lít.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Trộn 8,1 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

     nAl = 0,3 mol

    Quá trình nhường nhận e:

    \mathrm{Al}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}\;+\;3\mathrm e                                            \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm e\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm N}

    0,3      ightarrow    3.0,3                                                       3x   \leftarrow  x

    \Rightarrow 3x = 0,9 \Rightarrow x = 0,3 mol

    \Rightarrow VNO = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định công thức của X

    Cho sơ đồ phản ứng:

     Al → X → Al2O3 → Al 

    X có thể là:

    Hướng dẫn:

    Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO\uparrow + 2H2O

    4Al(NO3)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phân biệt Al và Zn

    Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng thuốc thử là:

    Hướng dẫn:

     Chọn thuốc thử là dung dịch HCl và dung dịch NH3.

    - Cho 2 kim loại tác dụng với dung dịch HCl thu được 2 dung dịch muối:

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    - Sục đến dư khí NH3 vào 2 dung dịch muối vừa thu được:

    • Dung dịch xuất hiện kết tủa là AlCl3 \Rightarrow kim loại là Al

    AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

    • Dung dịch xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan là ZnCl2 \Rightarrow kim loại là Zn

    ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

    Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

  • Câu 13: Nhận biết
    Hỗn hợp tecmit

    Hỗn hợp tecmit dùng để hàn kim loại gồm

    Gợi ý:

     Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3), được dùng để hàn gắn đường ray.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tìm giá trị của a

    Hòa tan hoàn toàn 11,5 gam Na vào 400 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 8,1 gam Al thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của a là:

    Hướng dẫn:

    nNa = 0,5 mol; nAl = 0,3 mol

    Do dung dịch Y làm xanh quỳ \Rightarrow Dung dịch Y  có NaOH.

    Na + HCl ightarrow NaCl + 1/2H2O

    2Na + 2H2O ightarrow 2NaOH + H2

    2NaOH + 2Al + 2H2O ightarrow 2NaAlO2 + 3H2

      0,3  \leftarrow  0,3

     \RightarrownHCl = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol

    \Rightarrow CMHCl = a = 0,2/0,4 = 0,5 M

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm

    Trộn 16,2 gam bột Al với 69,6 gam bột Fe3O4 thu được hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,64 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:

    Hướng dẫn:

     nAl = 0,6 mol; nFe2O3 = 0,3 mol

    Gọi h là hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm:

                             8Al   +   3Fe3O4 \xrightarrow{t^\circ} 4Al2O3 + 9Fe                 (1)

    ban đầu:           0,6           0,3

    phản ứng:        0,6h         0,6h       0,3h      0,675h

    sau p/ư:       0,6(1-h)     0,3-0,6h

    Hỗn hợp Y tối đa gồm: Al, Fe3O4, Al2O3, Fe 

    Cho Y tác dụng với dun dịch HCl dư:

    nH2 = 0,7875 mol

        Fe3O4 + 8HCl ightarrow FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O                       (2)

        Al2O3 + 6HCl ightarrow 2AlCl3 + 3H2O                                      (3)

       2Al + 6HCl ightarrow 2AlCl3 + 3H2↑                                           (4)

    0,6(1-h)                        1,5(1-h)

         Fe + 2HCl ightarrow FeCl2 + H2↑                                              (5)

    0,675h                          0,675h

    Từ (4) và (5) \Rightarrow nH2 = 1,5(1-h) + 0,675 = 0,7875 

    \Rightarrow h = 0,5 = 50%

  • Câu 16: Nhận biết
    Xác định các chất trong sơ đồ phản ứng

    Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 ightarrow X ightarrow Y ightarrow Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Al2(SO4)3 + 6NaOH ightarrow 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

    2Al(OH)3 \xrightarrow{t^\circ} Al2O3 + 3H2O

    2Al2O3 \xrightarrow{đpnc} 4Al + 3O2

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của nhôm oxit

     Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:

    Hướng dẫn:

    - Dãy các chất tác dụng với Al2O3 là: NaHSO4, KOH, HBr

    Al2O3 + 6NaHSO4 → Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3H2O

    Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

    Al2O3 + 6HBr → 2AlBr3 + 3H2O

  • Câu 18: Thông hiểu
    Nhận biết các mẫu kim loại

    Có 4 mẫu kim loại Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì có thể nhận ra được bao nhiêu kim loại?

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử

    Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na:

    Na + H2O ightarrow NaOH + 1/2H2

    Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng:

    Ca + 2H2O ightarrow Ca(OH)2 + H2

    Cho dung dịch NaOH (tạo ra ở trên) đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan và có giải phóng khí là Al.

    NaOH + Al + H2O  ightarrow NaAlO2 + 3/2H2

    Chất còn lại không hiện tượng là Fe.

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp X

    Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm (FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng vớii dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu cho Z tác dụng với HNO3, loãng dư thì thu được 19,04 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}\;\mathrm{bđ}}\;=\;\frac{21,6}{27}=\;0,8\;\mathrm{mol}

    - Do Z tác dụng với NaOH thu được khí H2 \Rightarrow Z có chứa Al   Al dư, các oxit sắt hết.

    2Al + 3FexOy \xrightarrow{\mathrm t^\circ} yAl2O3 + 3xFe                           (1)

    Chất rắn Y gồm: Fe, Al2O3, Al dư

    Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2↑                  (2)  

    - Khi cho Z tác dụng với HNO3:

    Bảo toàn electron:

    3nAl + 3nFe = 3nNO

    \Rightarrow nAl + nFe = nNO

    \Rightarrow 0,2 + nFe = 0,85

    \Rightarrow nFe = 0,65 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố Al:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Al}\;\mathrm{bđ}}\;-\;{\mathrm n}_{\mathrm{Al}\;\mathrm{dư}}}2=\frac{\;0,8\;-\;0,2}2=0,3\;\mathrm{mol}

    Bảo toàn nguyên tố O:

    nO (X) = 3nAl2O3 = 0,9 mol

    \Rightarrow m = mFe + mO = 0,65.56 + 0,9.16 = 50,8 gam

  • Câu 20: Nhận biết
    Tác dụng của criolit

    Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

    Gợi ý:

     Criolit không có tác dụng bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo